settings icon
share icon

Sách Phi-lê-môn

Tác giả: Tác giả sách Phi-lê-môn là sứ đồ Phao-lô (Phi-lê-môn 1:1)

Thời gian viết sách: Sách Phi-lê-môn được viết khoảng năm 60 sau Công Nguyên.

Mục đích viết thư: Thư gởi cho Phi-lê-môn là thư ngắn nhất trong tất cả thư mà Phao-lô viết và giải quyết với việc thực hành chế độ nô lệ. Bức thư cho thấy rằng Phao-lô đang ngồi tù tại thời điểm viết thư. Phi-lê-môn là một chủ sở hữu nô lệ và cũng là người đã tổ chức một Hội Thánh tại nhà của ông. Trong thời gian Phao-lô thi hành chức vụ ở Ê-phê-sô, Phi-lê-môn có thể đã đi đến thành phố, nghe Phao-lô giảng và trở thành một Cơ Đốc Nhân. Người nô lệ Ô-nê-sim đã ăn cắp của chủ anh ta là Phi-lê-môn, rồi bỏ trốn đến Rô-ma và gặp Phao-lô. Ô-nê-sin vẫn còn là tài sản thuộc về Phi-lê-môn và Phao-lô đã viết thư để mở đường cho anh ta trở về gặp lại chủ của mình. Nhờ lời chứng của Phao-lô, Ô-nê-sim đã trở thành Cơ Đốc Nhân (Phi-lê-môn câu 10), và Phao-lô muốn Phi-lê-môn chấp nhận Ô-nê-sin như một người anh em trong Đấng Christ chứ không phải chỉ đơn thuần như một nô lệ.

Những câu Kinh Thánh chìa khóa:
Phi-lê-môn 6: "Tôi cầu xin Ngài rằng đức tin đó, là đức tin chung cho chúng ta, được có hiệu nghiệm, khiến người ta biết ấy là vì Đấng Christ mà mọi điều lành được làm trong chúng ta".

Phi-lê-môn 16: "... không coi như tôi mọi nữa, nhưng coi hơn tôi mọi, coi như anh em yêu dấu, nhứt là yêu dấu cho tôi, huống chi cho anh, cả về phần xác, cả về phần trong Chúa nữa!"

Phi-lê-môn 18: "Nhược bằng người có làm hại anh hoặc mắc nợ anh điều chi, thì hãy cứ kể cho tôi."

Bản tóm lược: Phao-lô cảnh báo những người chủ nô lệ rằng họ có một trách nhiệm đối với những nô lệ của họ và chỉ dạy cho những người nô lệ vừa có nghĩa vụ đạo đức, vừa là để kính sợ Đức Chúa Trời. Trong Phi-lê-môn, Phao-lô đã không lên án chế độ nô lệ, nhưng ông đã trình bày Ô-nê-sin như một người anh em Cơ đốc thay vì một nô lệ. Khi một người chủ có thể giới thiệu một nô lệ như một người anh em, thì người nô lệ đã đạt đến một vị trí mà trong đó các quyền pháp lý về nô lệ là vô nghĩa. Hội thánh đầu tiên đã không tấn công trực tiếp chế độ nô lệ nhưng nó đã đặt nền móng cho một mối quan hệ mới giữa chủ và nô lệ. Phao-lô đã cố gắng hiệp nhất cả hai Phi-lê-môn và Ô-nê-sim với tình yêu Cơ Đốc để sự giải phóng đó sẽ trở nên cần thiết. Chỉ sau khi tiếp xúc với ánh sáng của phúc âm thì thể chế của chế độ nô lệ mới có thể chết.

Những mối liên kết: Có lẽ không nơi nào trong Tân Ước được miêu tả sự phân biệt giữa luật pháp và ân sủng tuyệt đẹp. Cả hai hệ thống, luật pháp La Mã và Luật Môi-se của Cựu Ước đã cho Phi-lê-môn quyền để trừng phạt một nô lệ bỏ trốn là người được xem là tài sản. Nhưng giao ước của ân sủng qua Cứu Chúa Giêsu đã cho phép cả hai chủ và nô lệ được thông công trong tình yêu thương trên cơ sở bình đẳng trong thân thể của Đấng Christ.

Thực hành áp dụng: Những người chủ lao động, các nhà lãnh đạo chính trị, giám đốc điều hành công ty và các bậc cha mẹ có thể làm theo tinh thần giáo huấn của Phao-lô theo cách đối đãi người làm công Cơ đốc, đồng nghiệp và các thành viên gia đình là thành viên trong Thân Thể Đấng Christ. Cơ Đốc Nhân trong xã hội hiện đại không được xem người giúp việc như một bàn đạp để giúp họ đạt được tham vọng của mình nhưng như anh em và chị em Cơ Đốc là những người phải nhận được sự đối đãi tử tế. Ngoài ra, tất cả các nhà lãnh đạo Cơ đốc phải nhận ra rằng Đức Chúa Trời nắm giữ trách nhiệm phải giải thích của họ về sự đối đãi với những người làm công cho mình, cho dù những người giúp việc là Cơ đốc nhân hay không. Cuối cùng, họ phải trả lời với Đức Chúa Trời cho những việc làm của họ (Cô-lô-se 4:1).
English



Trở lại trang chủ tiếng Khảo sát Tân Ước



Sách Phi-lê-môn
Chia sẻ trang này: Facebook icon Twitter icon YouTube icon Pinterest icon Email icon
© Copyright Got Questions Ministries