settings icon
share icon
Câu hỏi

Ý muốn Chúa là gì?

Trả lời


Khi nói về ý muốn Chúa, nhiều người nhận ra ba khía cạnh khác nhau của nó trong Kinh thánh. Khía cạnh đầu tiên được biết là ý muốn sắc lệnh, ý muốn tối cao hay ý muốn kín giấu của Chúa. Đây là ý muốn “tối thượng” của Chúa. Khía cạnh của ý muốn này sẽ xuất phát từ sự nhận biết về quyền tối thượng của Chúa và những khía cạnh khác về bản tính của Chúa. Sự bày tỏ ý muốn này của Chúa sẽ tập trung vào sự thật rằng Chúa toàn quyền ra lệnh mọi thứ xảy ra như dự định. Nói cách khác, không có điều gì xảy ra mà nằm ngoài ý muốn tối thượng của Chúa. Khía cạnh này của ý muốn Chúa sẽ được tìm thấy trong những câu Kinh thánh như Ê-phê-sô 1:11, cho chúng ta biết rằng Chúa là Đấng, “thực hiện mọi sự theo mục đích Ngài muốn”, và Gióp 42:2, “Con biết Chúa là Đấng Toàn Năng, Ý định Ngài không ai cản trở được”. Quan điểm này của ý muốn Chúa sẽ được dựa trên sự thật rằng bởi vì Chúa là Đấng tối cao, ý muốn của Ngài sẽ không bao giờ có thể bị chống lại. Không có điều gì xảy ra mà nằm ngoài sự điều khiển của Ngài.

Sự hiểu biết này về sự tối cao của Ngài sẽ không ngụ ý rằng Chúa khiến mọi thứ xảy ra. Đúng hơn là, nó thừa nhận rằng bởi vì Ngài là tối cao nên Ngài ít nhất phải cho phép bất cứ thứ gì xảy ra. Khía cạnh ý muốn Chúa này sẽ thừa nhận rằng, ngay cả khi Chúa cho phép những điều tiêu cực xảy ra thì Ngài phải chọn cho phép chúng xảy ra vì Ngài luôn luôn có quyền và quyền năng để can thiệp. Chúa luôn luôn có thể quyết định cho phép hoặc dừng lại những hành động hay những sự kiện của thế giới này. Cho nên, vì Ngài cho phép mọi thứ xảy ra nên Ngài đã “định” chúng theo ý nghĩa của lời nói này.

Mặc dù ý muốn tối cao của Chúa sẽ thường được giấu kín khỏi chúng ta cho đến sau khi nó xảy ra như dự định, nhưng có một khía cạnh khác về ý muốn Chúa sẽ dễ hiểu cho chúng ta đó là: ý muốn nhận thức hay ý muốn mặc khải của Ngài. Như tên của nó ngụ ý, khía cạnh ý muốn Chúa này có nghĩa là Chúa chọn bày tỏ một số ý muốn của Ngài trong Kinh thánh. Ý muốn nhận thức của Chúa là ý muốn đã được bày tỏ có liên quan đến điều chúng ta nên hoặc không nên làm. Ví dụ, bởi vì ý muốn Chúa đã được bày tỏ, nên chúng ta có thể biết rằng nó là ý muốn của Ngài rằng chúng ta không được trộm cắp, chúng ta phải yêu kẻ thù nghịch mình, chúng ta phải ăn năn tội lỗi mình, chúng ta phải thánh vì Ngài là thánh. Sự bày tỏ ý muốn này của Chúa được bày tỏ trong cả Lời Ngài lẫn trong lương tâm của chúng ta, mà thông qua đó Chúa đã viết luật đạo đức của Ngài trong tấm lòng của tất cả mọi người. Luật pháp của Chúa, dù được tìm thấy trong Kinh thánh hay là trong tấm lòng của chúng ta thì vẫn đang trói buộc trên chúng ta. Chúng ta phải chịu trách nhiệm khi chúng ta không tuân thủ chúng.

Sự hiểu biết về khía cạnh ý muốn Chúa này thừa nhận rằng mặc dù chúng ta có khả năng bất tuân những mạng lệnh của Chúa nhưng chúng ta không có quyền để làm như vậy. Vì vậy, không có sự bào chữa cho tội lỗi của chúng ta, và chúng ta cũng không thể nói rằng chúng ta lựa chọn phạm tội chỉ vì chúng ta thi hành ý muốn hay mạng lệnh tối cao của Chúa. Giu-đa đã thi hành ý muốn tối cao của Chúa bằng sự phản bội Đấng Christ và vì vậy mà người La Mã đã đóng đinh Ngài. Điều đó không bào chữa cho tội lỗi của họ. Họ xấu xa và bội bạc không hơn không kém, và họ đã phải chịu trách nhiệm cho sự từ bỏ Đấng Christ của họ (Công vụ 4:27-28). Mặc dù trong ý muốn tối cao của Ngài, Ngài cho phép tội lỗi xảy ra nhưng chúng ta vẫn phải chịu trách nhiệm với Ngài vì tội lỗi đó.

Khía cạnh thứ ba về ý muốn Chúa mà chúng ta có thể tìm thấy trong Kinh thánh là ý chí cho phép hay ý muốn toàn hảo của Ngài. Khía cạnh này của ý muốn Chúa miêu tả thái độ của Chúa và định rõ điều gì làm Ngài vui lòng. Ví dụ, mặc dù rõ ràng rằng Chúa không muốn người xấu phải chết (Ê-xê-chi-ên 33:11), nhưng cũng rõ ràng rằng Ngài sẽ hoặc ra lệnh cho sự chết của họ (Ê-xê chi-ên 18:4). Sự bày tỏ ý muốn Chúa này được tìm thấy trong nhiều câu Kinh thánh ngụ ý điều Chúa làm và điều Chúa không thích làm. Ví dụ, trong I Ti-mô-thê 2:4 chúng ta thấy rằng “Chúa mong muốn tất cả mọi người đều được cứu và đạt được sự hiểu biết chân lý”, nhưng chúng ta cũng biết rằng ý muốn tối cao của Chúa là “không một ai có thể đến với Ta nếu không được Cha là Đấng đã sai Ta đem đến và Ta sẽ khiến người ấy sống lại trong ngày cuối cùng” (Giăng 6:44).

Nếu chúng ta không cẩn thận, chúng ta có thể dễ dàng trở nên lo lắng hay thậm chí bị ám ảnh với việc tìm biết “ý muốn” của Chúa cho đời sống của chúng ta. Tuy nhiên, nếu ý muốn mà chúng ta đang tìm kiếm là ý muốn bí mật, kín giấu, hay ý muốn sắc lệnh của Ngài thì chúng ta đang ở trong một sự tìm kiếm ngu ngốc. Chúa đã lựa chọn không bày tỏ khía cạnh ý muốn này của Ngài cho chúng ta. Điều chúng ta nên tìm kiếm để biết là ý muốn nhận thức hay ý muốn mặc khải của Chúa. Biểu hiện thật sự của tinh thần này là khi chúng ta mong muốn biết và sống theo ý muốn Chúa đã được bày tỏ trong Kinh thánh, và điều này có thể được tóm tắt là “hãy nên thánh vì Ta là Thánh” (I Phi-e-rơ 1:15-16). Trách nhiệm của chúng ta là vâng phục ý muốn đã được bày tỏ của Chúa và không được nghiên cứu điều mà có thể là ý muốn kín giấu của Ngài đối với chúng ta. Mặc dù chúng ta nên tìm kiếm để được “hướng dẫn bởi Đức Thánh Linh”, nhưng chúng ta đừng bao giờ quên rằng Đức Thánh Linh chủ yếu hướng dẫn chúng ta đến sự công bình và làm cho trở nên giống với hình ảnh của Đấng Christ để đời sống chúng ta sẽ làm vinh hiển Chúa. Chúa kêu gọi chúng ta sống cuộc sống của chúng ta bằng từng lời nói được phát ra từ chính miệng Ngài.

Sống theo ý muốn đã được bày tỏ của Ngài nên là mục đích chính của đời sống chúng ta. Rô-ma 12:1-2 tóm tắt lẽ thật này, vì chúng ta được gọi để “dâng hiến chính mình như những sinh tế sống, thánh khiết, đẹp lòng Đức Chúa Trời, đó là sự thờ phượng hợp lẽ của anh chị em. Đừng rập khuôn theo đời này, nhưng hãy được biến hóa bởi sự đổi mới tâm trí, để thử nghiệm cho biết ý định tốt lành, trọn vẹn và đẹp lòng Đức Chúa Trời”. Để biết ý muốn của Chúa, chúng ta nên đắm mình vào trong Lời đã được viết ra của Chúa, dầm thấm tâm trí chúng ta với nó, và cầu xin Đức Thánh Linh sẽ biến đổi chúng ta thông qua sự đổi mới tâm trí, để kết quả là điều gì tốt, thỏa đáng và hoàn hảo là ý muốn của Chúa. English



Trở lại trang chủ tiếng Việt

Ý muốn Chúa là gì?
Chia sẻ trang này: Facebook icon Twitter icon YouTube icon Pinterest icon Email icon
© Copyright Got Questions Ministries