settings icon
share icon
Câu hỏi

Làm sao tôi có thể có mối tương giao gần hơn với Chúa?

Trả lời


Phát triển mối tương giao với Chúa là một mục đích đáng trân trọng và nó phản ánh một tấm lòng thực sự được tái sinh, là những người trong Đấng Christ khao khát mối tương giao gần gũi hơn với Đức Chúa Trời. Chúng ta phải hiểu rằng trong cuộc sống này chúng ta sẽ không bao giờ gần với Chúa giống như những gì chúng ta muốn và khao khát để được điều đó. Lý do cho điều này là tội lỗi đang vương vấn trong cuộc sống chúng ta. Đó không phải là do sự thiếu xót từ Chúa, nhưng chính do chúng ta; tội lỗi chúng ta vẫn là rào cản cho sự thông công đầy đủ và trọn vẹn với Đức Chúa Trời, điều mà sẽ được thực hiện khi chúng ta được ở trong sự vinh hiển.

Thậm chí sứ đồ Phao-lô, là người có mối liên hệ gần gũi như một người có thể có với Đức Chúa Trời trong cuộc sống này, ông vẫn mong mỏi có mối tương giao mật thiết hơn: "Hơn thế, tôi cũng xem tất cả mọi sự như là lỗ, vì sự nhận biết Đấng Christ Jêsus, Chúa tôi, là quý hơn hết. Vì Ngài, tôi đành chịu lỗ tất cả, và xem những điều đó như rác rưởi, để được Đấng Christ, và được ở trong Ngài. Được vậy không phải nhờ sự công chính của tôi dựa trên luật pháp mà nhờ đức tin nơi Đấng Christ, là sự công chính đến từ Đức Chúa Trời dựa trên đức tin" (Phi-líp 3:8-9). Không quan trọng là chúng ta ở đâu trong bước đường với Đấng Christ, chúng ta luôn luôn có thể bước gần hơn, và thậm chí khi được vinh hiển trong thiên đàng, chúng ta sẽ có sự phát triển vô tận trong mối tương giao với Đức Chúa Trời.

Có năm điều cơ bản chúng ta có thể làm để có mối tương giao gần gữi hơn với Đức Chúa Trời.

Điều đầu tiên chúng ta có thể làm là để có một mối liên hệ mật thiết hơn với Đức Chúa Trời là tạo thói quen hằng ngày xưng nhận tội lỗi của chúng ta lên cho Ngài. Nếu tội lỗi ngăn cản chúng ta trong mối liên hệ với Đức Chúa Trời thì sự xưng tội xóa bỏ rào cản đó. Khi chúng ta xưng tội mình trước Chúa, Ngài là thành tín để tha thứ tội cho chúng ta (I Giăng 1:9), và sự tha thứ sẽ phục hồi mối liên hệ bị gãy đổ. Chúng ta phải nên nhớ rằng sự xưng tội không chỉ là nói "Thưa Ngài, con xin lỗi về tội lỗi của con". Đó là sự ăn năn chân thành cho những ai nhận ra rằng tội lỗi của họ chống lại Đức Chúa Trời thánh khiết. Đó là sự xưng tội của một người mà họ nhận ra rằng tội lỗi của người đó đã đóng đinh Chúa Giê-xu trên thập tự giá. Đó là tiếng kêu của người thâu thuế trong Lu-ca 18:13 "Lạy Đức Chúa Trời, xin thương xót con, vì con là một tội nhân!" Và như vua Đa-vít đã viết rằng Sinh tế đẹp lòng Đức Chúa Trời, ấy là tâm linh đau thương; Đức Chúa Trời ôi! Lòng đau thương thống hối Chúa không khinh dể đâu." (Thi-thiên 51:17).

Điều thứ hai chúng ta có thể làm để có một mối liên hệ mật thiết hơn với Chúa là lắng nghe khi Chúa nói. Nhiều người ngày nay chạy theo những kinh nghiệm siêu nhiên về việc lắng nghe tiếng Chúa, nhưng sứ đồ Phi-e-rơ nói với chúng ta rằng "Do vậy, lời tiên tri chúng ta có càng được xác quyết hơn. Anh em nên chú ý vào lời nầy như ngọn đèn soi sáng nơi tối tăm, cho đến khi ban ngày lộ ra và sao mai mọc trong lòng anh em" (Phi-e-rơ 1:19). "Lời tiên tri chúng ta có càng được xác quyết hơn" chính là Kinh Thánh. Trong Kinh Thánh, chúng ta "nghe" tiếng Ngài nói với chúng ta. Điều đó là nhờ Kinh Thánh được hà hơi và chúng ta trở nên "sẵn sàng cho mọi việc lành" (II Ti-mô-thê 3:16-17). Vì vậy, nếu chúng ta muốn gần hơn với Chúa, chúng ta cần đọc lời Ngài thường xuyên. Khi đọc lời Ngài, chúng ta "đang lắng nghe" lời phán của Ngài bởi Đức Thánh Linh là Đấng soi dẫn Ngôi Lời cho chúng ta.

Điều thứ ba chúng ta có thể làm để có một mối liên hệ mật thiết hơn với Chúa là nói chuyện với Ngài qua lời cầu nguyện. Nếu đọc Kinh Thánh là lắng nghe điều Chúa nói với chúng ta, thì nói chuyện với Chúa được thực hiện thông qua lời cầu nguyện. Các sách Phúc Âm thường ghi lại việc Chúa ẩn mình đi chỗ khác để trò truyện mật thiết với Cha Ngài trong lời cầu nguyện. Lời cầu nguyện có ý nghĩa hơn nhiều so với việc đơn giản chỉ cầu xin Ngài những điều chúng ta cần và muốn. Hãy cũng suy nghĩ mô hình cầu nguyện mẫu mà Chúa dành cho các môn đồ trong Ma-thi-ơ 6:9-13. Ba lời cầu xin đầu tiên trong lời cầu nguyện hướng về Đức Chúa Trời (danh Cha được tôn thánh, nước Cha được đến, ý cha được nên). Ba lời cầu xin cuối là lời thỉnh cầu của chúng ta với Chúa sau khi chúng ta đã thực hiện ba điều trên (cho chúng con đồ ăn đủ ngày, tha tội lỗi cho chúng con, chớ để chúng con bị cám dỗ). Điều khác chúng ta có thể làm để làm sống lại lời cầu nguyện của chúng ta là đọc Thi-thiên. Nhiều nơi trong Thi-thiên là những lời kêu cầu chân thành với Chúa cho nhiều thứ khác nhau. Trong Thi-thiên chúng ta thấy sự ca ngợi, ăn năn, cảm tạ và sự thỉnh cầu được làm mô hình hóa trong sự cảm thúc thiêng liêng.

Điều thứ tư chúng ta có thể làm để có mối liên hệ mật thiết hơn với Chúa là tìm kiếm một thân thể là những người tin Chúa mà chúng ta có thể thường xuyên thờ phượng. Đây là một nhân tố quan trọng trong tăng trưởng tâm linh. Chúng ta thường xuyên đến nhà thờ với tư tưởng "Tôi có thể nhận lãnh được điều gì?". Chúng ta hiếm khi dành thời gian để sửa soạn tấm lòng và tâm trí cho sự thờ phượng. Một lần nữa, Thi-thiên chỉ ra cho chúng ta nhiều lời kêu gọi từ Chúa cho dân sự của Ngài hãy đến và thờ phượng Chúa (ví dụ trong Thi-thiên 95:1-2). Đức Chúa Trời mời gọi chúng ta, yêu cầu chúng ta đến với sự hiện diện của Ngài cho sự thơ phượng. Làm sao chúng ta, là dân của Chúa, có thể từ chối? Đến nhà thờ thường xuyên không chỉ giúp chúng ta có cơ hội đến trước sự hiện diện của Chúa trong sự thờ phượng, nhưng đó cũng giúp chúng ta cơ hội để thông công với con dân Chúa khác. Khi chúng ta đến với nhà của Chúa trong sự thờ phượng và thông công với con dân Chúa, thì kết quả tất yếu chúng ta sẽ gần gũi với Chúa hơn.

Cuối cùng, mối liên hệ mật thiết với Chúa được xây dựng từ đời sống vâng phục. Chúa Giê-xu dặn bảo với các môn đệ của Ngài trên phòng cao rằng "Nếu ai yêu mến Ta thì sẽ vâng giữ lời Ta"(Giăng 14:23). Gia-cơ bảo chúng ta rằng khi chúng ta đầu phục Chúa trong sự vâng phục, chống cự với điều ác, và đến gần với Chúa, thì Ngài sẽ đến gần với chúng ta (Gia-cơ 4:7-8). Phao-lô bảo chúng ta trong thư tín Rô-ma rằng sự vâng phục của chúng ta là "sinh tế sống" của sự cảm tạ dâng lên cho Chúa (Rô-ma 12:1). Chúng ta cần ghi nhớ rằng những lời thúc đẩy trong Kinh Thánh trong sự vâng phục được thể hiện như là cách đáp ứng của chúng ta đối với ân điển của Chúa mà chúng ta đã nhận trong sự cứu chuộc. Chúng ta không xứng đáng để nhận sự cứu chuộc thông qua sự vâng phục (Ga-la-ti 2:16; E-phê-sô 2:8-9); nhưng sự vâng phục là cách để chúng ta bày tỏ tình yêu và sự biết ơn đối với Chúa.

Vì vậy, thông qua sự xưng tội, học Kinh Thánh, cầu nguyện, trung tín đến nhà thờ, và sự vâng phục, chúng ta có thể phát triển mối quan hệ mật thiết hơn với Chúa. Điều đó dường như đơn giản. Nhưng cần lưu ý rằng: Chúng ta phát triển mối liên hệ mật thiết hơn với người khác như thế nào? Chúng ta hãy dành thời gian với họ trong việc trò chuyện, mở tấm lòng chúng ta ra và đồng thời lắng nghe họ. Chúng ta thừa nhận khi chúng ta làm sai và tìm kiếm sự tha thứ. Chúng ta đối đãi tốt với họ và hy sinh những nhu cầu cá nhân để cung cấp đầy đủ cho họ. Điều đó thực sự không có gì khác với mối liên hệ của chúng ta với Cha thiên thượng.

English



Trở lại trang chủ tiếng Việt

Làm sao tôi có thể có mối tương giao gần hơn với Chúa?
Chia sẻ trang này: Facebook icon Twitter icon YouTube icon Pinterest icon Email icon
© Copyright Got Questions Ministries