settings icon
share icon
Câu hỏi

Kinh thánh nói gì về trải nghiệm ngoài thân thể/sự xuất hồn?

Trả lời


Thông tin về sự trải nghiệm "ngoài thân thể" thì vô số và chủ quan. Theo Wikipedia, trong mười người thì có một người cho rằng đã có sự trải nghiệm ngoài thân thể (OBE, là chữ viết tắt của cụm từ "out of body experience"), và có rất nhiều loại kinh nghiệm khác nhau được khẳng định. Chúng trải rộng từ những trải nghiệm ngoài thân thể cách vô tình hoặc những trải nghiệm cận kề cái chết xảy ra sau hoặc trong lúc chấn thương hoặc tai nạn, đến điều được gọi là "sự xuất hồn" mà một người tự nguyện cố gắng rời khỏi thân thể của mình và tiến đến một mức độ thuộc linh nơi mà người đó tin rằng sẽ tìm thấy được lẽ thật và sự sáng suốt.

Một số Cơ Đốc nhân nổi tiếng đã có điều mà trong thế giới ngày nay có thể được gọi là sự trải nghiệm ngoài thân thể, đáng chú ý nhất là Sứ đồ Phao-lô. Ông nói trong II Cô-rinh-tô 12:1-4, "Tôi phải tự hào, dù chẳng có ích lợi gì, nhưng tôi sẽ nói đến những khải tượng và mặc khải của Chúa. Tôi biết một người trong Đấng Christ, cách đây mười bốn năm đã được cất lên đến tầng trời thứ ba (hoặc trong thân thể, hoặc ngoài thân thể người, tôi không biết, có Đức Chúa Trời biết). Tôi biết người ấy (hoặc trong thân thể, hoặc ngoài thân thể người ấy, tôi không biết, có Đức Chúa Trời biết) được đem lên nơi Pa-ra-đi; tại đó, người ấy được nghe những điều không thể nói ra, và cũng không ai được phép nói ra". Trong những Kinh thánh ở trước đoạn này, Phao-lô liệt kê những "sự khoe khoang" của ông hoặc những điều mà, nếu ông đang trông cậy vào những việc làm và những việc tốt để bảo đảm sự cứu rỗi của mình, thì sẽ đưa ông vào thiên đàng. Mặc dù ông dường như đang đề cập đến bên thứ ba, nhưng các học giả đồng ý rằng ông đang nói về chính mình trong người thứ ba. Vì vậy, ông đang kể đến sự trải nghiệm rõ ràng ngoài thân thể này trong danh sách khoe khoang của mình. Điều mà Phao-lô đang muốn nói đến ở đây là bất kỳ sự mặc khải nào xuất phát từ bên ngoài Kinh Thánh (sự mặc khải ngoài Kinh Thánh) thì không phải là một nguồn đáng tin cậy, và như Phao-lô nói, "Chẳng có lợi ích gì". Điều này không có nghĩa là sự trải nghiệm ngoài thân thể của ông là không có thật, mà chỉ là ông không dựa vào nó để mang đến lẽ thật cho ông hoặc thực sự có lợi cho chính bản thân ông hoặc người khác theo bất kỳ cách nào.

Một sự trải nghiệm ngoài thân thể cách vô tình hoặc một kinh nghiệm cận kề cái chết, giống như Sứ đồ Phao-lô, nên được xem xét theo cùng một cách như là một giấc mơ trong đời sống của một Cơ Đốc nhân vì một hiện tượng không được giải thích có thể tạo nên một câu chuyện hay, nhưng không mang đến lẽ thật cho chúng ta. Nơi duy nhất chúng ta tìm thấy lẽ thật tuyệt đối là trong Lời của Đức Chúa Trời. Tất cả các nguồn khác chỉ là những sự miêu tả chủ quan của con người hoặc những sự diễn giải dựa trên điều chúng ta có thể khám phá với tâm trí hữu hạn của chúng ta. Sách Khải Huyền, hay sự mặc khải của Giăng, là một ngoại lệ cho điều này, cũng như những lời tiên tri hay khải tượng của các vị tiên tri trong Cựu Ước. Trong mỗi trường hợp đó, các tiên tri được cho biết rằng đây là một sự mặc khải từ Chúa, và họ nên chia sẻ những gì họ đã nhìn thấy bởi vì nó trực tiếp từ miệng của Đức Chúa Trời.

Một sự trải nghiệm ngoài thân thể cách tự nguyện, hay "sự xuất hồn" là khác nhau. Một người cố gắng để đạt được một sự trải nghiệm ngoài thân thể để kết nối với các thần linh hoặc thế giới tâm linh là đang thực hành điều huyền bí. Điều này có hai hình thức. Hình thức đầu tiên được gọi là mô hình "từng giai đoạn", trong đó một người cố gắng tìm ra lẽ thật tâm linh mới bằng cách đi vào một phần của tâm trí đã bị "ngăn trở" trong cuộc sống hàng ngày. Sự thực hành này được kết nối với Phật giáo hoặc chủ nghĩa hậu hiện đại và niềm tin rằng sự giác ngộ đạt được từ việc tìm kiếm trong chính bản thân mình. Hình thức còn lại được gọi là mô hình "huyền bí", là khi một người cố gắng thoát khỏi cơ thể hoàn toàn, thì tâm linh của người đó đi tới một mức độ khác hoàn toàn mà không có liên kết với thế giới vật chất.

Kinh Thánh đã cảnh cáo một cách rõ ràng về việc thực hành huyền bí hay phép thuật. Trong Ga-la-ti 5:19-20, nói rằng những người thực hành nó sẽ không được hưởng vương quốc của Đức Chúa Trời. Các mạng lệnh của Đức Chúa Trời luôn luôn vì sự tốt lành của chúng ta, và Ngài ra lệnh cho chúng ta tránh xa những sự thực hành huyền bí bởi vì khi cố gắng tiếp cận thế giới tâm linh, thì có tiềm năng lớn là chúng ta đang mở ra chính mình cho ma quỷ là người có thể nói dối chúng ta về Đức Chúa Trời và khiến tâm trí chúng ta hoang mang. Trong Gióp 4:12-21, Ê-li-pha mô tả ông bị một thần dối trá viếng thăm trong một khải tượng nói rằng Chúa không quan tâm đến con người và Ngài không chăm sóc chúng ta, điều đó là sai! Theo Kinh thánh, mô hình theo từng giai đoạn cũng vô ích. Giê-rê-mi 17:9 nói, "Lòng người ta là dối trá hơn muôn vật, và rất là xấu xa. Ai có thể biết được?" và I Cô-rinh-tô 2:1-5 nói, "Thưa anh em, khi đến với anh em, tôi không dùng những lời cao siêu hay khôn ngoan để công bố sự mầu nhiệm của Đức Chúa Trời cho anh em. Vì ở giữa anh em, tôi đã quyết định không biết gì khác ngoài Đức Chúa Jêsus Christ, và Đức Chúa Jêsus Christ bị đóng đinh vào thập tự giá. Chính tôi đã ở giữa anh em trong sự yếu đuối, với lắm sợ hãi và run rẩy. Ngôn từ và sứ điệp của tôi không dựa vào những lời lẽ khôn khéo để thuyết phục, nhưng chính là sự thể hiện quyền năng của Thánh Linh để đức tin của anh em không dựa trên sự khôn ngoan của loài người, mà trên quyền năng của Đức Chúa Trời". Thật vô ích khi tìm kiếm sự khôn ngoan vô hạn bên trong tâm trí hữu hạn của con người.

Một ví dụ cụ thể về điều này xuất phát từ cuốn sách nổi tiếng 90 phút trên thiên đàng của Mục sư Don Piper. Piper mô tả điều về bản chất là một trải nghiệm ngoài thân thể mà ông đã có sau một tai nạn xe hơi nghiêm trọng, trong thời gian đó ông tin rằng ông đã chết và đã lên thiên đàng trong 90 phút. Vậy, Piper đã thực sự nhìn thấy thiên đàng hay không là một việc chúng ta có thể tranh cãi và cuối cùng không ai biết ngoài Chúa. Tuy nhiên, có một vấn đề nghiêm trọng về mặt thần học với kết luận mà Mục sư Piper rút ra từ kinh nghiệm của ông. Ông nói với độc giả rằng bây giờ ông đã được "lên thiên đàng", nên ông có thể an ủi những người đau buồn trong đám tang "với thẩm quyền nhiều hơn" so với trước đây ông có thể. Động cơ của Piper là chính xác: ông muốn mang niềm hy vọng đến cho con người. Tuy nhiên, thật sai khi nói rằng kinh nghiệm chủ quan của chính ông sẽ mang đến cho ông nhiều thẩm quyền để ban phát niềm hy vọng về thiên đàng hơn là lẽ thật hoàn hảo của Kinh thánh sẽ làm.

Tóm lại, bất kỳ loại trải nghiệm ngoài thân thể nào mà chúng ta đang nói đến, thì điểm chính cần nhớ là một trải nghiệm ngoài thân thể sẽ không cho chúng ta cả lẽ thật lẫn sự hiểu biết. Nếu một trải nghiệm ngoài thân thể cách vô tình xảy ra trong cuộc đời của một Cơ Đốc nhân, thì cách tốt nhất sẽ là xem xét nó theo cùng một cách như là một giấc mơ — có lẽ thú vị nhưng không phải là nguồn của lẽ thật. Cơ Đốc nhân chỉ tìm kiếm lẽ thật trong lời của Đức Chúa Trời, như Chúa Giê-xu cầu nguyện trong Giăng 17:17, "Xin Cha lấy lẽ thật khiến họ nên thánh. Lời Cha tức là lẽ thật".

English



Trở lại trang chủ tiếng Việt

Kinh thánh nói gì về trải nghiệm ngoài thân thể/sự xuất hồn?
Chia sẻ trang này: Facebook icon Twitter icon YouTube icon Pinterest icon Email icon
© Copyright Got Questions Ministries