settings icon
share icon
Câu hỏi

Thuyết tương đối đạo lý là gì?

Trả lời


Thuyết tương đối đạo lý dễ hiểu hơn khi chúng ta so sánh nó với thuyết tuyệt đối đạo lý. Thuyết tuyệt đối cho rằng đạo lý phụ thuộc vào những nguyên tắc của vũ trụ (luật tự nhiên, lương tâm). Người Cơ Đốc theo thuyết tuyệt đối tin rằng Chúa là nguồn gốc cơ bản của luân thường đạo lý của chúng ta, vì vậy mà đó là điều không thay đổi giống như Ngài không bao giờ thay đổi. Thuyết tương đối đạo lý lại cho rằng đạo lý không dựa vào bất kỳ tiêu chuẩn tuyệt đối nào. Đúng hơn là, "chân lý" đạo đức phụ thuộc vào những điều có thể thay đổi được như là hoàn cảnh, văn hóa, cảm xúc của con người, v…v…

Có nhiều điều có thể chứng minh sự không đáng tin cậy của thuyết tương đối đạo lý. Trước hết, mặc dù có nhiều sự tranh cãi xảy ra để cố gắng ủng hộ thuyết tương đối nghe có vẻ đúng lúc đầu, nhưng có một sự mâu thuẫn hợp lý vốn có trong đó bởi vì chúng đều đưa ra âm mưu đạo lý "đúng", là điều mà tất cả chúng ta nên làm theo. Nhưng bản thân của điều này là thuyết tuyệt đối. Thứ hai, ngay cả những người được gọi là người theo thuyết tương đối cũng bác bỏ thuyết tương đối trong hầu hết trường hợp. Họ sẽ không nói rằng một kẻ sát nhân hay một tên hiếp dâm được thoát khỏi tội lỗi miễn là người đó không vi phạm những tiêu chuẩn của riêng mình.

Những người theo thuyết tương đối có thể tranh cãi rằng những giá trị khác nhau giữa những nền văn hóa khác nhau cho thấy đạo lý là tương đối đối với những người khác nhau. Nhưng sự tranh cãi này làm xáo trộn hành động của con người (điều họ làm) với những tiêu chuẩn tuyệt đối (liệu rằng họ có nên làm). Nếu văn hóa quyết định đúng sai, thì làm thế nào chúng ta đã có thể xét xử những thành viên của Đảng quốc xã (do Adolf Hitler lãnh đạo)? Xét cho cùng thì họ cũng chỉ theo đạo lý của văn hóa của họ. Chỉ khi nào tội sát nhân là luôn luôn sai thì những thành viên của Đảng quốc xã mới sai. Sự thật là họ có "đạo lý của họ" nhưng đạo lý đó không thay đổi tội lỗi của họ. Hơn nữa, mặc dù nhiều người có những cách thể hiện đạo lý khác nhau, nhưng họ vẫn chia sẻ một đạo lý chung.Ví dụ, những người phá thai và những người chống lại nạn phá thai đều đồng ý rằng sát nhân là sai, nhưng họ không đồng ý rằng phá thai là giết người. Vậy thì, đạo lý chung tuyệt đối được trình bày ở đây là đúng.

Một số người cho rằng hoàn cảnh thay đổi khiến cho đạo lý thay đổi, hành động khác nhau trong hoàn cảnh khác nhau cứ cho là đúng trong hoàn cảnh đó nhưng có thể là không đúng trong hoàn cảnh khác. Nhưng có ba điều mà chúng ta phải xem xét về một hành động đó là hoàn cảnh, hành động, và mục đích. Ví dụ, chúng ta có thể kết án một người nào đó tội cố ý mưu sát (mục đích) cho dù là họ đã thất bại (hành động). Vì hoàn cảnh là một phần quyết định đạo lý, nên họ sắp xếp hoàn cảnh để chọn lựa hành động đạo lý cụ thể (sự áp dụng của những nguyên tắc chung).

Sự tranh cãi chủ yếu mà những người theo thuyết tương đối yêu cầu đó là sự khoan dung. Họ cho rằng nói đạo lý của một người nào đó sai là cố chấp, và thuyết tương đối chấp nhận mọi quan điểm. Nhưng điều này đã làm cho họ mê muội. Trước hết, không nên dung thứ tội lỗi. Chúng ta có nên dung thứ cho quan điểm của một kẻ hiếp dâm mà xem phụ nữ như là một đồ vật thỏa mãn để hành hạ không? Thứ hai, thật là thất sách bởi vì những người theo thuyết tương đối không chấp nhận sự khoan dung hay thuyết tuyệt đối. Thứ ba, thuyết tương đối không thể giải thích được tại sao bất kỳ người nào cũng nên được tha thứ hết. Sự thật là chúng ta nên tha thứ cho người (ngay cả khi chúng ta không đồng ý) dựa vào quy luật đạo đức tuyệt đối rằng chúng ta nên luôn luôn đối xử công bằng với mọi người – và đó chính lại là thuyết tuyệt đối. Thật vậy, nếu không có những nguyên tắc đạo đức chung thì không thể có sự nhân từ.

Sự thật là tất cả mọi người được sinh ra đều có lương tâm, và theo bản năng tất cả chúng ta biết khi nào chúng ta sai hay khi nào chúng ta làm điều sai với người khác. Chúng ta hành động như thể chúng ta mong đợi người khác cũng nhận ra hành động đó. Ngay cả khi chúng ta còn là trẻ con, thì chúng ta cũng đã biết sự khác biệt giữa "công bằng" và "thiên vị". Thật là một triết học tồi khi thuyết phục chúng ta rằng chúng ta sai và thuyết tương đối đạo lý là đúng.

English



Trở lại trang chủ tiếng Việt

Thuyết tương đối đạo lý là gì?
Chia sẻ trang này: Facebook icon Twitter icon YouTube icon Pinterest icon Email icon
© Copyright Got Questions Ministries