settings icon
share icon
Câu hỏi

Thuyết Tiền Định kép là gì?

Trả lời


Thuyết Tiền Định kép là quan điểm cho rằng Đức Chúa Trời tạo ra một số người mà mục đích sự tồn tại là bị gửi xuống địa ngục. Có phải đây là khái niệm thuộc Kinh Thánh? Chúng ta hãy xem xét câu hỏi từ sách Rô-ma, trong đó có hai chủ đề nổi bật xuyên suốt. Chủ đề đầu tiên là sự công bình của Đức Chúa Trời. Đó là sứ điệp phúc âm, chính nó tiết lộ sự công bình của Đức Chúa Trời (Rô-ma 1:16-17). Đó là sự thật chứa đựng bên trong sứ điệp phúc âm rằng bởi đức tin một người được tuyên bố là công chính trước Đức Chúa Trời (Rôma 4-5). Đó là nhân vật trung tâm của sứ điệp phúc âm – Đấng Giê-su Christ – Đấng mà cho phép một người là công bình (Rô-ma 6-7). Đó là sứ điệp phúc âm mô tả cho loài người cách để sống một cách công chính (Rô-ma 12).

Một chủ đề khác được thấy trong sách Rô-ma là sự thịnh nộ. Cơn thịnh nộ của Đức Chúa Trời đã và đang được tiết lộ — chống lại mọi hành động tội lỗi (Rô-ma 1:18). Nhân loại biết về Đức Chúa Trời, nhưng từ chối Đức Chúa Trời trong lối suy nghĩ và những hành động của họ (Rô-ma 1:21-22). Do đó, cơn thịnh nộ của Đức Chúa Trời là sự phó mặc con người sống cuộc sống mà người đó vui lòng (Rô-ma 1:24, 26, 28), điều mà tách khỏi Đức Chúa Trời sẽ dẫn đến sự huỷ diệt (Rô-ma 1:28-32). Con người từ chối Đức Chúa Trời của vũ trụ, và Đức Chúa Trời, đến lượt Ngài từ bỏ con người. Chỉ có sự can thiệp của Đức Chúa Trời mới có thể thay đổi con đường của sự huỷ diệt mà con người tự tìm thấy trong chính bản thân khi người đó cứng lòng mình với tội lỗi.

Bây giờ chúng ta đọc Rô-ma 9:22 (RVV11): "Nếu Đức Chúa Trời muốn bày tỏ cơn thịnh nộ và chứng tỏ quyền năng của Ngài, mà Ngài đã kiên nhẫn chịu đựng những chiếc bình đáng chịu thịnh nộ để huỷ diệt, thì sao?" Nhiều người nghĩ câu này dạy rằng Đức Chúa Trời đã tạo ra những chiếc bình nào đó cho cơn thịnh nộ của Ngài. Nhưng đó không phải là điểm chính của câu. Đọc ở trên, nhân loại đã trải qua (nghiệm thấy) cơn thịnh nộ của Đức Chúa Trời. Nhân loại đã trang bị mình cho sự huỷ diệt (Châm ngôn 1:24-31; Giê-rê-mi 6:17). Chính Đức Chúa Trời là người chịu đựng cho những chiếc bình này – những chiếc bình đã tự chuẩn bị chính bản thân chúng cho sự huỷ diệt bởi vì chúng sẽ không rời bỏ tội lỗi và quay về với Đức Chúa Trời ("Chiếc bình đáng chịu thịnh nộ" được ẩn dụ ví cho loài người sa ngã).

Hãy xem câu tiếp theo, Rô-ma 9:23 (RVV11): "Để bày tỏ sự phong phú của sự vinh hiển Ngài đối với những món đồ gốm được thương xót và được Ngài chuẩn bị sẵn cho sự vinh hiển". Hãy lưu ý rằng Đức Chúa Trời chọn lọc một số người nào đó trước cho sự vinh quang của Ngài. Hay nói cách khác, trước khi thế gian được tạo dựng, Đức Chúa Trời đã chọn một số người nhất định làm con cái của Ngài để Ngài sẽ được tôn vinh (Ê-phê-sô 1:4). Điều này không nói rằng Đức Chúa Trời đã chọn một số người để đoán phạt hay định trước những người để thịnh nộ. Kinh Thánh không bao giờ nói về một thuyết Tiền Định kép, nơi mà Đức Chúa Trời chọn lựa hay định trước một số người sẽ xuống địa ngục, và một số khác lên thiên đàng. Những người chịu cơn thịnh nộ của Đức Chúa Trời ở trong hoàn cảnh đó là vì họ đã từ chối Đức Chúa Trời (Ma-thi-ơ 22:3; 23:37). Những người có sự công bình của Đức Chúa Trời ở trong vị trí đó là bởi vì Đức Chúa Trời đã chọn họ để làm con cái của Ngài.

English



Trở lại trang chủ tiếng Việt

Thuyết Tiền Định kép là gì?
Chia sẻ trang này: Facebook icon Twitter icon YouTube icon Pinterest icon Email icon
© Copyright Got Questions Ministries