settings icon
share icon
Câu hỏi

Thần học thiên nhiên là gì?

Trả lời


Thần học thiên nhiên là nghiên cứu về Đức Chúa Trời dựa trên sự quan sát về thiên nhiên, khác biệt với thần học "siêu nhiên" hoặc được tiết lộ, dựa trên sự mặc khải đặc biệt. Bởi vì quan sát thiên nhiên là một sự theo đuổi (tìm kiếm) tri thức, thần học thiên nhiên bao hàm (liên quan) triết học về loài người (nhân tính) và suy luận (lý luận) như là một biện pháp/công cụ để nhận biết Đức Chúa Trời.

Bằng cách kiểm tra cấu trúc và chức năng của hoa snapdragon (loại hoa thuộc họ Mã đề hoặc cây hoa mõm chó) nở, tôi có thể kết luận một cách hợp lý rằng Đức Chúa Trời tạo ra hoa snapdragon là mạnh mẽ và khôn ngoan — đó là thần học thiên nhiên. Bằng cách khám xét (xem xét, nghiên cứu) trong phạm vi (bối cảnh) và ý nghĩa của Giăng 3:16, tôi có thể kết luận một cách hợp lý rằng Đức Chúa Trời yêu thương và rộng lượng — đó là thần học mặc khải (tiết lộ).

Sự phân chia thần học thành "thiên nhiên" và "mặc khải" có nguồn gốc từ các tác phẩm của nhà thần học Công giáo Thomas Aquinas (SCN 1224-1274). Trong một nỗ lực để áp dụng triết lý A-ris-tốt (của nhà triết học Hy-Lạp tên Aristote) vào đức tin Thiên Chúa giáo, Aquinas nhấn mạnh khả năng của con người để thấu hiểu được những sự thật nhất định về Đức Chúa Trời chỉ từ thiên nhiên mà thôi. Tuy nhiên, Aquinas cho rằng lý trí của con người vẫn chỉ là phụ (thứ yếu) hơn đối với sự mặc khải của Đức Chúa Trời, như được dạy bởi hội thánh. Aquinas đã phân biệt kỹ lưỡng những gì có thể học được (được nghe, được biết) qua "lý do thiên nhiên" từ các học thuyết (chủ nghĩa, nguyên lý) giáo lý, gọi những sự thật được lượm lặt từ thiên nhiên "lời mở đầu cho các bài viết [về đức tin]" (Summa Theologica, Phần thứ nhất, Câu hỏi 2, Điều 2). Đó là, lý luận (lý trí) có thể dẫn đến đức tin, nhưng nó không thể thay thế đức tin.

Các nhà thần học sau này đã lấy ý tưởng của Aquinas và mở rộng nó. Những tác giả khác nhấn mạnh về thần học thiên nhiên là Samuel Clarke, William Paley và Immanuel Kant. Qua nhiều năm, điều kỳ diệu đã bị hạ thấp khi Cơ đốc giáo ngày càng bị thu hẹp lại thành triết lý "hợp lý".

[Deism (Deist) — chủ nghĩa thần giáo tự nhiên, tin rằng có một Đấng tạo hoá và cũng cho rằng có thể hiểu được vũ trụ qua lý trí thay cho sự mặc khải].

Những người theo chủ nghĩa thần học-thuyết thần giáo tự nhiên-(deism) chỉ dựa vào thần học thiên nhiên để họ hiểu biết về Đức Chúa Trời, để hoàn toàn loại trừ sự mặc khải đặc biệt. Đối với các những người theo tự nhiên thần giáo, không ai biết về Đức Chúa Trời chỉ ngoại trừ qua thiên nhiên, và Kinh Thánh là không cần thiết. Đây là lý do tại sao Thomas Jefferson, một người theo chủ nghĩa thần học thiên nhiên, thực sự đã cắt bỏ tất cả các phép lạ đề cập trong cuốn Kinh thánh của ông — Jefferson chỉ muốn một nền thần học thiên nhiên mà thôi.

Các nhà thơ lãng mạn, nói chung, là những người đề xuất (ủng hộ) thần học thiên nhiên. Mặc dù họ nhấn mạnh cảm xúc của con người vượt hơn quá khả năng hiểu biết của người đó, họ vẫn không ngừng liên tục ca ngợi ưu điểm và sự siêu việt của thiên nhiên. Một bài trình bày rất rõ ràng về thần học thiên nhiên là bài thơ nổi tiếng "Cầu vồng" của William Wordsworth, kết thúc bằng những dòng chữ này: "Và tôi có thể ước những ngày của mình được / ràng buộc từng ngày một bởi lòng mộ đạo (đạo đức) thiên nhiên." Wordsworth riêng để (rõ ràng) mong muốn một lòng mộ đạo (đạo đức) "thiên nhiên" (so với "siêu nhiên"). Tâm linh của ông ấy bắt nguồn từ thế giới thiên nhiên; niềm vui mà ông cảm thấy khi nhìn thấy cầu vồng là, đối với ông, đó là sự thờ phượng Đức Chúa Trời chân thật nhất. Những người ngày nay nói: "Tôi cảm thấy gần gũi với Chúa hơn khi đi bộ xuyên qua rừng so với tôi ở nhà thờ" là đang thể hiện phái (thương hiệu) thần học thiên nhiên của Wordsworth.

Một sự cường điệu hoá không xứng đáng về thần học thiên nhiên thậm chí còn làm cho phù hợp với thuyết phiếm thần (quan điểm tôn giáo cho rằng cái gì cũng là thần). Một số người đã đi quá ý tưởng rằng thiên nhiên là một sự thể hiện (biểu hiện) của Đức Chúa Trời với ý tưởng rằng thiên nhiên là một phần mở rộng của Đức Chúa Trời. Từ đó, với sự lập luận (logic), chúng ta là một phần của thiên nhiên, rồi tất cả chúng ta là một phần nhỏ của Đức Chúa Trời, và vì thế chúng ta có thể biết Ngài.

Trong thời hiện đại hơn, "thần học thiên nhiên" có thể cũng dựa vào thực nghiệm để tổng hợp kiến thức của con người từ mọi lĩnh vực của khoa học, tôn giáo, lịch sử và nghệ thuật. Thuyết thần học thiên nhiên mới theo đuổi" một "thực thể (hiện thực siêu việt, nhưng có sự tồn tại của loài người là trọng tâm, không phải là Đức Chúa Trời; do đó, nó thực sự là một hình thức khác của chủ nghĩa nhân văn.

Dưới đây là một số điểm trong Kinh thánh liên quan đến thần học thiên nhiên:

1) Kinh thánh dạy rằng một sự hiểu biết cơ bản về Đức Chúa Trời có thể lấy được từ thế giới thiên nhiên; đặc biệt là chúng ta có thể thấy được "uy quyền (quyền năng/sức mạnh) đời đời và bản chất thiêng liêng của Ngài" (Rô-ma 1:20). Chúng ta gọi đây là "sự mặc khải đại tổng thể" (xem thêm Thi thiên 19: 1-3).

2) Bối cảnh của Rô-ma đoạn 1 cho biết (chỉ ra) rằng một sự hiểu biết cơ bản về sự tồn tại và quyền năng của Đức Chúa Trời là không đủ để dẫn dắt một người đến với sự cứu rỗi. Trong thực tế, kiến thức vốn có của người ngoại đạo (hoặc ngừời theo đạo nhiều thần thánh) (thông qua thiên nhiên) đã bị biến dạng, dẫn đến sự phán xét hơn là cứu rỗi.

3) Thần học thiên nhiên có thể khiến một ai đó đưa ra giả thuyết rằng Đức Chúa Trời là vô hình, toàn năng và khôn ngoan, nhưng đây đều là những đặc điểm trừu tượng của một "Đấng tối cao" vô danh. Thần học thiên nhiên không thể dạy về tình yêu, lòng thương xót hoặc sự phán xét của Đức Chúa Trời, và thật vô ích khi đưa bất cứ một ai đến với niềm tin về sự cứu rỗi trong Chúa Giê-su Christ. "Nếu chẳng ai rao-giảng, thì nghe làm sao?" (Rô-ma 10:14).

4) Sự sụp đổ của con người đã ảnh hưởng đến toàn bộ loài người, bao gồm cả trí tuệ. Một sự phụ thuộc vào thần học thiên nhiên cho rằng lý trí của con người không bị ô nhiễm bởi tội lỗi nguyên thủy, nhưng Kinh thánh nói về "tâm trí đồi trụy" (Rô-ma 1:28), "tâm trí tội lỗi" (Rô-ma 8: 7), "tâm trí đồi bại" (1 Ti-mô-thê 6: 5), tâm trí "ngu đần (đần độn)" (2 Cô-rinh-tô 3:14), tâm trí "mù quáng" (2 Cô-rinh-tô 4: 4), và nhu cầu cho tâm trí được đổi mới (Rô-ma 12: 2).

Thần học thiên nhiên có hữu ích trong chừng mực khi Đức Chúa Trời đã tạo ra thế giới và thế giới vẫn chỉ đến Ngài là Đấng Tạo Hóa. Tuy nhiên, với tình trạng suy sụp của trí tuệ, chúng ta không thể giải thích chính xác ngay cả khi không có sự mặc khải đặc biệt của Chúa. Chúng ta cần sự can thiệp an điển của Chúa để tìm thấy đường trở về với Ngài. Điều chúng ta cần hơn bất cứ điều gì là niềm tin vào Kinh Thánh và trong Chúa Giê-su Christ (2 Phi-e-rơ 1:19).

English



Trở lại trang chủ tiếng Việt

Thần học thiên nhiên là gì?
Chia sẻ trang này: Facebook icon Twitter icon YouTube icon Pinterest icon Email icon
© Copyright Got Questions Ministries