settings icon
share icon
Câu hỏi

Tại sao tôi nên tin Kinh Thánh?

Trả lời


Kinh Thánh đưa ra lời khẳng định về sự sáng tạo của vũ trụ, bản tánh tự nhiên của Đức Chúa Trời đã sáng tạo nên vũ trụ, trị vì trên toàn thể vũ trụ, và số phận của nhân loại. Nếu những lời khẳng định này là đúng, thì Kinh Thánh là cuốn sách quan trọng nhất trong lịch sử nhân loại. Nếu Kinh Thánh là chân lý, thì Kinh Thánh nắm giữ những đáp án cho các câu hỏi lớn nhất của cuộc đời:"Tôi đến từ đâu?" "Tại sao tôi ở đây?" và "Điều gì xảy ra với tôi khi tôi chết?" (xem Hê-bơ-rơ 9:27). Thông điệp quan trọng của Kinh Thánh là đòi hỏi phải có sự cân nhắc tính công bằng, và tính trung thực của chính thông điệp đó, là khả năng quan sát, khả năng kiểm chứng và khả năng chịu được sự giám sát.

Các tác giả của Kinh Thánh cho rằng Kinh Thánh là chính Lời của Đức Chúa Trời. Sứ đồ Phao-lô viết rằng "tất cả Kinh thánh đều được Đức Chúa Trời soi dẫn" (2 Ti-mô-thê 3:16). Điều đó nói lên rằng, tất cả các từ ngữ được ghi lại trong văn bản gốc của Kinh Thánh có nguồn gốc từ miệng Đức Chúa Trời trước khi các tác giả đặt ngòi bút và tâm trí vào viết Kinh Thánh. Sứ đồ Phi-e-rơ cũng viết rằng "vì chẳng hề có lời tiên tri nào trong Kinh Thánh được giải thích bởi sự thông hiểu của các tiên tri, hay sự hiểu biết của con người, nhưng những lời tiên tri này đã được Chúa Thánh Linh cảm thúc và họ nói ra lời của Đức Chúa Trời" (2 Phi-e-rơ 1:21). Cụm từ "cảm thúc" là dấu hiệu của một chiếc thuyền được đẩy bởi luồng gió. Điều đó chính là việc viết Kinh Thánh được hướng dẫn bởi Đức Thánh Linh. Kinh Thánh không bắt nguồn từ con người và là một sản phẩm của Đức Chúa Trời và chứa đựng thẩm quyền của Đức Chúa Trời.

Tại thời điểm này, điều quan trọng là đừng để lý luận loanh quanh trở thành lý lẻ biện hộ cho sự tin tưởng vào Kinh Thánh. Chúng ta không thể nói với ai đó rằng nên tin vào Kinh Thánh đơn giản chỉ vì Kinh Thánh nói người đó nên tin. Tuy nhiên, nếu những sự thật nào đã được tìm thấy mà Kinh Thánh đã tuyên bố thì có thể kiểm tra tính xác thực hoặc đi chứng minh điều đó là đúng ở bất kỳ thời điểm nào của quá trình khám phá xuyên suốt dòng lịch sử và theo khoa học, thì những gì được tuyên bố trong Kinh Thánh nói lên độ tin cậy của Kinh Thánh càng thuyết phục hơn. Sự sắp xếp trước sau của việc tìm kiếm bên ngoài và bằng chứng đã chép trong Kinh Thánh là hoạt động song phương.

Bằng chứng nội tại về tính xác thực của Kinh Thánh cung cấp nhiều lập luận hấp dẫn cho việc tại sao con người nên tin vào Kinh Thánh. Thứ nhất, thông điệp duy nhất của Kinh Thánh đặt Kinh Thánh ra khỏi các bản văn của tôn giáo khác. Ví dụ, Kinh Thánh dạy rằng nhân loại vốn đã xấu xa và xứng đáng với cái chết vĩnh cửu (Thi-thiên 51:4; Rô-ma 3:10-19; Ê-phe-sô 2:1-3). Nếu con người chịu trách nhiệm về những gì đã được chép trong Kinh Thánh, thì quan điểm của nhân loại sẽ không quá tối tăm — chúng ta có xu hướng làm cho bản thân mình trở nên tốt đẹp. Kinh Thánh cũng dạy rằng con người bất lực để khắc phục bản tánh xấu xa của họ (Ê-sai 64:6). Vậy thì điều này đi ngược lại niềm tự hào của nhân loại.

Sự đồng nhất của thông điệp Kinh Thánh là lý lẽ thêm nữa cho câu hỏi tại sao người ta nên tin vào Kinh Thánh. Kinh Thánh được viết trong khoảng thời gian khoảng 1.550 năm, với ít nhất 40 tác giả mà hầu hết trong số họ không biết về nhau và đến từ các hoàn cảnh sống khác nhau (vua, ngư dân, người thu thuế, người chăn cừu, vv). Kinh Thánh được viết trong nhiều điều kiện sống khác nhau (sa mạc, nhà tù, tòa án hoàng gia, vv). Ba ngôn ngữ khác nhau đã được sử dụng để viết Kinh Thánh (tiếng Hê-bơ-rơ, tiến A-ram và tiếng Hy-lạp), và mặc dầu bao gồm các vấn đề gây tranh cãi, nhưng Kinh Thánh mang một thông điệp hoà thuận. Hoàn cảnh xung quanh việc viết Kinh Thánh lúc đó coi như có khả năng sai trật, nhưng thông điệp từ Sáng thế ký đến Khải Huyền thì nhất quán đến một cách kỳ lạ.

Kinh Thánh có tính chuẩn xác, nên đây cũng là một lý do nữa để người ta tin Kinh Thánh. Kinh Thánh không thể nào nhầm lẫn với sách giáo khoa – khoa học, nhưng điều đó không có nghĩa là Kinh Thánh không nói đến những vấn đề về khoa học trong tự nhiên. Chu kỳ tuần hoàn của nước đã được Kinh Thánh miêu tả hàng thế kỷ trước khi khoa học khám phá ra điều này (Phục Truyền Luật Lệ Ký 33:13; Gióp 26:8; 36:27-28; 38:37; Thi-thiên 135:7; Ê-sai 55:10). Trong một số trường hợp, giữa Kinh Thánh và khoa học dường như có sự mâu thuẫn lẫn nhau. Tuy nhiên, khi khoa học đã tiến bộ, các lý thuyết khoa học đã chứng minh là sai và Kinh Thánh đã chứng minh là đúng. Đơn cử như, việc để máu chảy (mất máu) được coi là phương pháp điều trị tiêu chuẩn cho bệnh nhân của giới Y học thời đó. Nhiều người đã chết vì mất máu quá nhiều. Bây giờ các chuyên gia Y học biết rằng để máu chảy là một cách chữa bệnh cho tất cả các bệnh là phản tác dụng. Kinh Thánh luôn dạy rằng "chính sự sống của một sinh vật ở trong máu" (Lê-vi Ký 17:11).

Các chân lý mà Kinh Thánh đã tuyên bố có liên quan đến lịch sử thế giới cũng đã được chứng minh. Những người hoài nghi đã từng chỉ trích Kinh Thánh về sự đề cập đến dân Hê-tít (ví dụ: Sáng Thế Ký 15:20; 23:3; 2 các Vua 7:6). Sự thiếu bằng chứng khảo cổ về sự tồn tại của một nền văn hóa Hê-tít, đã được trích dẫn như một sự bác bỏ để chống lại Kinh Thánh. Tuy nhiên, vào năm 1876, các nhà khảo cổ học đã phát hiện bằng chứng về quốc gia Hê-tít, và gần đầu thế kỷ 20 cho thấy quốc gia Hê-tít rất rộng lớn và có tầm ảnh hưởng phổ quát trong thế giới cổ đại.

Bằng chứng quan trọng và đáng tin cậy của Kinh Thánh là độ chính xác của khoa học và lịch sử, nhưng Kinh Thánh cũng chứa đựng những lời tiên tri được ứng nghiệm. Một số nhà viết Kinh thánh đã tuyên bố trước về các sự kiện trong tương lai. Nếu bất kỳ một trong những sự kiện được dự đoán đã xảy ra, điều này thật đáng kinh ngạc. Kinh Thánh chứa đựng rất nhiều điều và vô số lời tiên tri. Một vài lời tiên tri đã được hoàn thành trong một khoảng thời gian ngắn (Áp-ra-ham và Sa-ra có một đứa con trai (Sáng Thế Ký 17:15-21; 21:1-7), Phi-ơ-rơ chối Chúa Giê-xu ba lần (Ma-thi-ơ 26:30-35, 69-75), Phao-lô là một nhân chứng cho Chúa Giê-xu ở Rô-ma, Công vụ 23:11; 28:14-16vv). Các lời tiên tri khác đã được hoàn thành hàng trăm năm sau đó. Con số 300 lời tiên tri về Đấng Mê-si-a đã được Đức Chúa Giê-xu hoàn thành, nói cách hợp lý là không thể hoàn thành bởi một con người trừ khi có một số quyền lực lớn hơn có liên quan. Những lời tiên tri cụ thể như nơi sinh của Chúa Giê-xu (Micah 5:1; Lu-ca 2:1-11), các hoạt động của Ngài (Ê-sai 35:5-6; Ma-thi-ơ 8-9), cách chịu chết (Thi-thiên 22; Ma-thi-ơ 27), và sự phục sinh (Thi-thiên 16:10; Ma-thi-ơ 28:1-10) bày tỏ tính chân xác (phi thường) của Kinh Thánh.

Khi Kinh Thánh được đưa vào thử nghiệm, Kinh Thánh được chứng minh là chân lý trong mọi lĩnh vực. Chính chân lý này cũng được áp dụng cho tình trạng thuộc linh. Điều đó có nghĩa là khi Kinh Thánh ký thuật rằng quốc gia Hê-tít tồn tại, thì chúng ta có thể tin rằng có những người Hê-tít, và khi Kinh Thánh dạy rằng "tất cả đều đã phạm tội" (Rô-ma 3:23) và "tiền công của tội lỗi là sự chết" (Rô-ma 6:23), thì chúng ta cũng cần phải tin điều đó. Và, khi Kinh Thánh nói với chúng ta rằng "Đức Chúa Trời bày tỏ tình yêu của Ngài dành cho chúng ta qua điều này: Trong khi chúng ta vẫn là tội nhân, Đấng Cứu Thế đã chết cho chúng ta" (Rô-ma 5:8) và rằng "ai tin vào [Đức Chúa Giê-xu] sẽ không hư mất nhưng có sự sống đời đời "(Giăng 3:16), vậy thì chúng ta có thể và cũng nên tin điều đó.

English



Trở lại trang chủ tiếng Việt

Tại sao tôi nên tin Kinh Thánh?
Chia sẻ trang này: Facebook icon Twitter icon YouTube icon Pinterest icon Email icon
© Copyright Got Questions Ministries