settings icon
share icon
Câu hỏi

Tại sao ý tưởng về sự trừng phạt đời đời lại bị nhiều người phản đối?

Trả lời


Trong làn gió dịch chuyển của các nền văn hóa hiện đại, ý tưởng về sự đau khổ và sự trừng phạt đời đời là điều khó chấp nhận đối với nhiều người. Tại sao lại như vậy? Kinh Thánh nói rõ rằng địa ngục là một nơi theo nghĩa đen. Đấng Christ đã nói về địa ngục nhiều hơn là Ngài đã nói về thiên đàng. Không chỉ có Sa-tan và tay sai của hắn sẽ bị trừng phạt ở đó, tất cả những ai chối bỏ Chúa Giê-su Christ sẽ sống vĩnh viễn cùng với chúng. Mong muốn để bác bỏ hoặc sửa đổi học thuyết về địa ngục sẽ không làm giảm lửa nơi địa ngục hoặc làm cho nơi này biến mất. Tuy nhiên, ý tưởng về sự trừng phạt đời đời bị nhiều người hắt hủi, và đây là một số lý do giải thích cho điều đó:

Ảnh hưởng của tư tưởng đương thời. Trong thời hậu hiện đại này, nhiều người đã cố gắng hết sức để đảm bảo không ai bị xúc phạm, và giáo lý Kinh Thánh về địa ngục bị xem là có ý xúc phạm. Nó quá khắc nghiệt, quá lỗi thời, và quá vô cảm. Sự khôn ngoan thế gian tập chú vào sự sống đời này, và không hề nghĩ gì về đời sau sắp đến.

Nỗi sợ. Không bao giờ kết thúc, ý thức được hình phạt không có bất kỳ hy vọng nào thực sự là một viễn cảnh đáng sợ. Nhiều người thà bỏ qua nguồn gốc của nỗi sợ hãi hơn là đối mặt với nó và đối phó với nó theo Kinh Thánh. Thực tế là, địa ngục nên đáng sợ, vì từ lúc khởi đầu tạo nên nó là nơi để phán xét ma quỷ và những quỷ sứ của nó (Ma-thi-ơ 25:41).

Một cái nhìn thiếu sót về tình yêu của Đức Chúa Trời. Nhiều người bác bỏ ý tưởng về sự trừng phạt đời đời, làm như vậy bởi vì họ cảm thấy khó tin rằng một Đức Chúa Trời yêu thương có thể đày con người đến một nơi khủng khiếp như địa ngục cho đến đời đời. Tuy nhiên, tình yêu thương của Đức Chúa Trời không phủ nhận sự công bình, sự công chính hoặc sự thánh khiết của Ngài. Cũng như sự công bình của Ngài không phủ nhận tình yêu của Ngài. Trên thực tế, tình yêu thương của Đức Chúa Trời đã cung ứng con đường để thoát khỏi cơn thịnh nộ của Ngài: Sự hy sinh của Chúa Giê-su Christ trên thập tự giá (Giăng 3:16-18).

Sự hạ thấp tội lỗi. Một số người thấy vô cùng bất công khi phải đền tội cho một cuộc đời bằng hình phạt đời đời. Những người khác bác bỏ ý tưởng về địa ngục vì, trong tâm trí của họ, tội lỗi không hoàn toàn là xấu xa. Chắc chắn nó không đủ xấu đến nỗi phải gánh chịu án phạt đời đời. Dĩ nhiên, chúng ta thường hay tự hạ thấp tội lỗi của chính chúng ta; còn một số khác – như kẻ giết người hoặc tương tự vậy – thì phải ở địa ngục. Thái độ này cho thấy một sự lầm lẫn về bản chất phổ biến ghê tởm của tội lỗi. Vấn đề ở chỗ chúng ta luôn khăng khăng về lòng tốt cơ bản của chúng ta, điều này ngăn cản những suy nghĩ về sự phán xét nảy lửa và sự chối bỏ lẽ thật trong Rô-ma 3:10 (“Chẳng có một người công bình nào hết, dẫu một người cũng không”). Sự phạm tội nghiêm trọng đã buộc Chúa Giê-su phải bước lên thập tự giá. Đức Chúa Trời ghét tội lỗi dẫn đến sự chết.

Các lý thuyết về Aberrant. Một lý do khác khiến mọi người từ chối khái niệm về sự trừng phạt đời đời là họ đã được dạy các lý thuyết thay thế. Một trong những lý thuyết như vậy là thuyết phổ quát, cho rằng mọi người cuối cùng sẽ lên thiên đàng. Một giả thuyết khác là thuyết hủy diệt, theo đó sự tồn tại của địa ngục được thừa nhận, nhưng bản chất đời đời của nó bị phủ nhận. Những người theo chủ nghĩa hủy diệt tin rằng những người ở địa ngục cuối cùng sẽ chết và không còn tồn tại (tức là họ sẽ bị tiêu diệt). Lý thuyết này chỉ đơn giản là biến địa ngục trở thành một hình phạt tạm thời. Cả hai lý thuyết này đều được trình bày như là những lựa chọn khả thi cho sự dạy dỗ của Kinh Thánh về địa ngục; tuy nhiên, cả hai đều mắc sai lầm khi đặt quan điểm của con người lên trên sự mặc khải của Đức Chúa Trời.

Lời dạy dỗ không đầy đủ. Có nhiều vị mục sư đương thời là những người tin vào thuyết địa ngục xem nó đơn giản là một chủ đề quá tế nhị để đưa vào giảng dạy. Điều này đã góp phần làm cho thế giới hiện đại thêm phần chối bỏ địa ngục. Các hội chúng trong các hội thánh, nơi mà địa ngục không được rao giảng, không biết gì về những điều Kinh Thánh nói trong chủ đề này và là những ứng cử viên chính cho sự lừa dối về vấn đề này. Trách nhiệm của một mục sư là “để khuyên anh em vì đạo mà tranh chiến, là đạo đã truyền cho các thánh một lần đủ rồi” (Giu-đe 1:3), chứ không phải là chọn giảng những phần Kinh Thánh mình muốn giảng.

Sự lừa dối của Sa-tan. Lời nói dối đầu tiên của Sa-tan là bác bỏ sự phán xét. Trong vườn Ê-đen, con rắn nói với Ê-va, “Ngươi sẽ không chết đâu” (Sáng thế ký 3:4). Đó vẫn là một trong những chiến thuật chính của Sa-tan. “Cho những kẻ chẳng tin mà chúa đời nầy đã làm mù lòng họ” (II Cô-rinh-tô 4:4), và sự mù quáng mà nó tạo ra cũng bao gồm cả việc phủ nhận những mệnh lệnh thánh của Đức Chúa Trời. Thuyết phục người chưa được cứu rằng không có sự phán xét, và họ có thể “ăn, uống và cưới gả” mà không cần lo lắng đến ngày mai.

Nếu chúng ta hiểu bản tánh của Đấng sáng tạo nên chúng ta, chúng ta không cần thấy khó hiểu khái niệm về địa ngục. “[Đức Chúa Trời] là Hòn Đá, công việc Ngài thật trọn vẹn, vì mọi đường lối Ngài đều là công bình. Một Đức Chúa Trời thành tín và vô tội, luôn công bình và chánh trực” (Phục truyền 32:4, in nghiêng để nhấn mạnh). Ngài không muốn một người nào chết mất mà muốn mọi người đều ăn năn (II Phi-e-rơ 3:9).

Trái ngược với lời dạy của Kinh Thánh về địa ngục, về cơ bản con người nói rằng, “Nếu tôi là Đức Chúa Trời, tôi sẽ không tạo ra địa ngục như vậy”. Vấn đề của tư duy này chính là sự kiêu ngạo vốn có của nó – Sự tự mãn của nó gợi ý rằng chúng ta có thể cải thiện kế hoạch của Đức Chúa Trời. Tuy nhiên, chúng ta không khôn ngoan hơn Đức Chúa Trời; chúng ta không yêu nhiều hơn hay công chính hơn Ngài. Việc bác bỏ hay sửa đổi giáo lý Kinh Thánh về địa ngục chỉ đem lại một sự mỉa mai đáng buồn, mà một nhà văn đã viết thế này: “Dù có ý tốt gì đi nữa thì kết quả duy nhất của mọi nỗ lực nhằm làm dịu mát địa ngục chỉ bảo đảm rằng ngày càng có nhiều người kết thúc ở nơi đó.”

English



Trở lại trang chủ tiếng Việt

Tại sao ý tưởng về sự trừng phạt đời đời lại bị nhiều người phản đối?
Chia sẻ trang này: Facebook icon Twitter icon YouTube icon Pinterest icon Email icon
© Copyright Got Questions Ministries