settings icon
share icon
Câu hỏi

Làm sao để bạn cân bằng việc lìa cha mẹ và gắn bó với người bạn đời (Sáng thế ký 2:24, BTTHĐ) trong sự kính trọng cha mẹ bạn?

Trả lời


Cả những cha mẹ Cơ đốc nhân và những người con mới lập gia đình của họ đều có thể có những khó khăn trong việc cân bằng quan điểm giữa "lìa và gắn bó" cũng như việc kính trọng cha mẹ. Một vài phân đoạn Kinh thánh phù hợp:

"Bởi vậy cho nên người nam sẽ lìa cha mẹ mà dính líu cùng vợ mình, và cả hai sẽ nên một thịt" (Sáng thế ký 2:24, Bản Truyền Thống 1926).

"Hỡi kẻ làm con cái, hãy vâng phục cha mẹ mình trong Chúa, vì điều đó là phải lắm" (Ê-phê-sô 6:1).

"Hãy hiếu kính cha mẹ ngươi, hầu cho ngươi được sống lâu trên đấtma2 Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi ban cho" (Xuất Ê-díp-tô ký 20:12).

Có ba khía cạnh cho phân đoạn Sáng thế ký 2:24. Việc dính líu ở đây ngụ ý rằng trong một gia đình thì có hai loại quan hệ. Mối quan hệ cha mẹ và con cái là mối quan hệ tạm thời và rồi sau đó sẽ "lìa" nhau ra. Mối quan hệ vợ chồng là một mối quan hệ lâu dài, "Vậy loài người không nên phân rẽ những kẻ mà Đức Chúa Trời đã phối hiệp!" (Ma-thi-ơ 19:6). Khi mà hai vai trò này đảo ngược cho nhau và mối liên hệ cha mẹ và con cái được xem như là mối liên hệ quan trọng nhất thì những vấn đề trong đời sống gia đình sẽ diễn ra. Khi mà một người trẻ kết hôn và mối liên hệ giữa cha mẹ và con cái vẫn được giữ là chính yếu, thì mối liên hệ mới trong hôn nhân bị đe dọa.

2. Sự dính líu trong tiếng Hê-bơ-rơ được dịch như là việc cố gắng theo đuổi ai đó và bị kết chặt và rất yêu một thứ gì đó hoặc một ai đó. Vì vậy người đàn ông tiếp tục yêu thương người vợ của mình sau khi kết hôn (việc yêu thương thì không nên kết thúc cùng với lời thề khi đám cưới) và "dính chặt như keo dán vậy". Sự dính líu ở đây hàm ý sự gần gũi nhiều đến nỗi không có mối liên hệ nào bền chặt hơn mối liên hệ giữa vợ chồng, kể cả với người bạn tri kỉ hoặc với cha mẹ mình.

3. Và họ sẽ trở nên một thịt. Hôn nhân lấy hai cá thể và tạo nên một thực thể đơn mới. Có thể thấy sự chia sẻ và hiệp một trong mỗi khía cạnh (thuộc thể, cảm xúc, sự học thức, vấn đề tài chính, xã hội) nhiều đến nỗi việc hợp nhất này có thể được miêu tả chính xác nhất là "một thịt". Một lần nữa, khi mà sự chia sẻ và sự nuôi dưỡng tình cảm từ mối liên hệ giữa con cái và cha mẹ vẫn được duy trì lớn hơn từ mối liên hệ vợ chồng, thì sự hiệp một trong hôn nhân có nguy cơ bị đe dọa, dẫn đến sự mất cân bằng mà Kinh thánh không ủng hộ.

Trong nhận định ba khía cạnh trên của Sáng thế ký 2:24, cũng có những điều răn trong Kinh thánh nói về việc kính trọng cha mẹ. Điều này bao gồm việc đối xử với cha mẹ bằng một thái độ tôn trọng (Châm ngôn 30:11,17), vâng phục cha mẹ khi sự dạy dỗ của họ tuân thủ theo những luật pháp của Đức Chúa Trời ("trong Chúa" Ê-phê-sô 6:1), và chăm sóc cha mẹ khi họ già (Mác 7:10-12; I Ti-mô-thê 5:4-8).

Khi việc can thiệp của cha mẹ ngăn trở việc "lìa bỏ" bởi vì nó xem mối liên hệ con cái và cha mẹ là quan trọng nhất (đòi hỏi sự vâng phục, sự phụ thuộc, hoặc là sự hiệp một tình cảm vượt hơn sự mong muốn, sự dựa dẫm, hoặc là sự hòa hợp với người phối ngẫu), điều này nên được bỏ đi trong sự tôn trọng và mong muốn giữa vợ chồng được ưu tiên. Tuy nhiên, khi mà những nhu cầu thật về vấn đề tuổi già của cha mẹ (cũng như là về thể chất lẫn tình cảm, nên thừa nhận rằng "nhu cầu" về tình cảm thì không thể thay thế được cho yếu tố "lìa bỏ" được), những nhu cầu này nên được giải quyết, thậm chí nếu một người vợ hoặc người người chồng không "yêu quý" cha mẹ chồng hoặc vợ. Tình yêu thương trong Kinh Thánh đối với cha mẹ lúc tuổi già thì được dựa trên việc chọn lựa nên làm việc yêu thương, thậm khi mà một bên không cảm thấy thoải mái khi làm điều đó.

Việc cân bằng giữa những mạng lệnh Kinh thánh về "lìa bỏ" và "dính líu" thì tương tự với sự cân bằng giữa mạng lệnh vâng phục đối với người cầm quyền (Rô-ma 13) và việc vi phạm của các môn đồ về yếu tố này khi mà những người cầm quyền yêu cầu hành động trái lại với mạng lệnh của Chúa. Trong Công vụ 4:5-20, mặc dù các môn đồ từ chối yêu cầu của bậc cầm quyền người Do Thái yêu cầu dừng việc rao giảng phúc âm, nhưng các môn đồ đã làm theo trong cách cư xử đầy tôn trọng. Tương tự vậy, Chúa Giê-xu nói chúng ta yêu kính cha mẹ mình nhưng mối liên hệ cha mẹ và con cái chỉ là thứ yếu đối với mối liên hệ với Chúa (Lu-ca 14:26). Nếu cha mẹ vi phạm nguyên tắc của Sáng thế ký 2:24, thì cha mẹ nên được con cái không vâng phục một cách tôn trọng. Tuy nhiên, sư mong muốn giữa vợ chồng nên được lờ đi nếu cô ấy hoặc anh ấy chưa sẵn sàng dành thời gian, sức khỏe, và tiền bạc để đáp ứng cho những nhu cầu lúc tuổi già của cha mẹ; hãy nhớ rằng việc này phải được phân biệt với những nhu cầu về thể chất và tình cảm thật sự từ những nhu cầu của cha mẹ khó tính.

English



Trở lại trang chủ tiếng Việt

Làm sao để bạn cân bằng việc lìa cha mẹ và gắn bó với người bạn đời (Sáng thế ký 2:24, BTTHĐ) trong sự kính trọng cha mẹ bạn?
Chia sẻ trang này: Facebook icon Twitter icon YouTube icon Pinterest icon Email icon
© Copyright Got Questions Ministries