settings icon
share icon
Câu hỏi

Liệu việc báp-tem có cần thiết cho sự cứu chuộc? Giáo lý báp-tem tái sinh là gì?

Trả lời


Giáo lý báp-tem tái sinh dạy tín hữu rằng 1 người phải được báp-tem để được cứu. Lập trường của chúng tôi là việc báp-tem là 1 bước quan trọng trong việc thể hiện lòng vâng phục của 1 tín đồ, nhưng chúng tôi lại kiên quyết phủ định phép báp-tem cần thiết cho sự cứu chuộc. Chúng ta tin chắc rằng mỗi Cơ đốc nhân cần chịu phép báp-tem bằng cách trầm mình xuống nước. Việc báp-tem là thể hiện của sự xác nhận của mỗi tín đồ với sự chết, sự chịu chôn và sự sống lại của đấng Christ. Rô-ma 6:3-4 tuyên xưng rằng, “Hay anh chị em không biết rằng khi tất cả chúng ta chịu báp-têm trong Ðức Chúa Jesus Christ, chúng ta đã chịu báp-têm vào sự chết của Ngài sao? Vậy qua phép báp-têm, chúng ta được chôn với Ngài trong sự chết của Ngài, để như Ðấng Christ nhờ vinh hiển của Ðức Chúa Cha được sống lại từ trong cõi chết thể nào, chúng ta cũng có thể sống một đời mới thể ấy.” Hành động trầm mình xuống nước thể hiện việc chết đi và được chôn cùng đấng Christ. Hành động lên khỏi mặt nước tương ứng với sự sống lại của đấng Christ.

Việc đòi hỏi thêm bất kỳ điều gì bên cạnh đức tin nơi chúa Giê-xu Christ để được cứu chuộc là sự cứu chuộc dựa vào công đức. Thêm bất cứ điều gì vào phúc âm tương đương với việc nói rằng sự chết của Chúa Giê-xu trên thập tự giá không đủ để làm giá chuộc chúng ta. Vậy khi nói rằng chúng ta phải chịu báp-tem để được cứu đồng nghĩa với nói rằng chúng ta phải thêm những công đức của chính chúng ta và sự vâng phục với cái chết của Đấng Christ để khiến sự chết đó đủ cho sự cứu chuộc. Chỉ mình sự chết của chúa Giê-xu đã trả đủ cho tội lỗi chúng ta (Rô-ma 5:8, 2 Cô-rinh-tô 5:21). Khoản chuộc mà Chúa Giê-xu trả cho tội lỗi chúng ta được chuyển vào “tài khoản” của chúng ta duy nhất qua đức tin (Giăng 3:16; Công vụ 16:31; Ê-phê-xô 2:8-9). Do đó, phép báp-tem là 1 bước quan trọng của sự vâng phục sau khi nhận sự cứu chuộc nhưng không thể là yêu cầu của sự cứu chuộc.

Đúng vậy, có những câu, những đoạn dường như ám chỉ rằng phép báp-tem là 1 yêu cầu cần thiết cho sự cứu chuộc. Tuy nhiên, vì Kinh thánh nói rất rõ rằng sự cứu chuộc được ban thông qua một mình đức tin (Giăng 3:16; Ê-phê-sô 2:-8-9; Tít 3:5), chúng ta cần phải có một sự giải thích khác cho những câu, những đoạn đó. Kinh thánh không thể tự mâu thuẫn. Trong những thời kỳ của Kinh thánh, 1 người được cải đạo từ bên này sang bên khác thường được báp-tem để xác nhận sự cải đạo. Báp-tem là phương tiện để thể hiện để công khai quyết định đó. Những người từ chối báp-tem nói rằng họ không thực sự tin. Vì thế, trong suy nghĩ của các sứ đồ và các tín hữu thời kỳ đầu, họ không có khái niệm 1 tín đồ mà lại không được báp-tem. Khi 1 người nói tin nơi đấng Christ, nhưng lại hổ thẹn tuyên xưng đức tin mình cho mọi người, thể hiện rằng anh ta không thực sự có đức tin thật.

Nếu như báp-tem cần thiết cho sự cứu chuộc thì tại sao Phao-lô đã nói rằng: “Tôi cảm tạ Ðức Chúa Trời vì tôi không làm báp-têm cho ai trong anh chị em, ngoại trừ Cơ-rít-pu và Gai-út” (1 Cô-rinh-tô 1:14)? Sao ông lại nói rằng “Vì Ðấng Christ không sai tôi đi làm báp-têm, nhưng để giảng Tin Mừng, và không dùng những lời lẽ khôn khéo để giảng, kẻo quyền năng thể hiện qua sự chết của Ðấng Christ trên thập tự giá trở nên vô hiệu” (1 Cô-rinh-tô 1:17)? Có thể chăng, trong đoạn này, Phao-lô đang phản biện sự chia rẽ đang ảnh hưởng hội thánh Cô-rinh-tô. Tuy nhiên, thế nào mà Phao-lô có thể nói rằng “Tôi cảm tạ Ðức Chúa Trời vì tôi không làm báp-têm …” hay “Vì Ðấng Christ không sai tôi đi làm báp-têm …” nếu phép báp-tem là cần thiết cho sự cứu chuộc? Nếu phép báp-têm là cần thiết cho sự cứu chuộc, Phao-lô hẳn muốn nói rằng, “Tôi cảm tạ Đức Chúa Trời vì các anh chị em đã không được cứu …” và “Vì Đấng Christ không sai tôi đến để cứu …” Hẳn là 1 sự kỳ quặc nếu đây là những gì Phao-lô muốn nói. Hơn nữa, khi Phao-lô mô tả cụ thể về những gì ông coi là Tin mừng (1 Cô-rinh-tô 15:1-8), lý do gì khiến ông không nhắc đến phép báp-têm? Nếu phép báp-têm là 1 điều cần thiết cho sự cứu chuộc, thế nào mà có những đoạn phúc âm lại thiếu đề cập đến phép báp-têm?

Báp-têm tái sinh không phải là 1 khái niệm của Kinh thánh. Phép báp-têm không cứu chúng ta khỏi tội lỗi nhưng khỏi lương tâm cắn rứt. Trong 1 Phi-e-rơ 3:21, Phi-e-rơ nói rõ rằng phép báp-têm không phải là 1 bước của nghi thức cho sự gột rửa thể xác, nhưng là sự chứng cho 1 tấm lòng nhận thức hướng về Chúa. Phép báp-têm là biểu tượng của những gì diễn ra trong trái tim và trong đời sống của những ai tin Đấng Christ là Đấng cứu chuộc (Rô-ma 6:3-5; Ga-la-ti 3:27; Cô-lô-sê 2:12). Phép báp-têm là 1 bước quan trọng của sự vâng phục mà mỗi Cơ đốc nhân nên thực hiện. Phép báp-têm không thể là 1 yêu cầu của sự cứu chuộc. Nói nó là yêu cầu của sự cứu chuộc là đi ngược với sự toàn vẹn của sự chết và sự sống lại của chúa Giê-xu Christ.

English



Trở lại trang chủ tiếng Việt

Liệu việc báp-tem có cần thiết cho sự cứu chuộc? Giáo lý báp-tem tái sinh là gì?
Chia sẻ trang này: Facebook icon Twitter icon YouTube icon Pinterest icon Email icon
© Copyright Got Questions Ministries