settings icon
share icon
Câu hỏi

Kinh Thánh nói gì về sự chịu khổ?

Trả lời


Trong tất cả những thách thức xảy đến với các Cơ đốc nhân trong thời hiện đại, có lẽ sự chịu khổ là điều khó giải thích nhất. Làm thế nào để một Đức Chúa Trời yêu thương lại cho phép sự khốn khó tiếp tục diễn ra trong thế giới Ngài đã tạo dựng? Đối với những ai đã chịu đựng mọi khó khăn cho đến cùng, thì đây không chỉ là vấn đề của triết học, nhưng đó là sự sâu sắc và cảm xúc của một người. Kinh Thánh đề cập đến điều này như thế nào? Liệu Kinh Thánh có cho chúng ta những ví dụ về sự chịu khổ và có chỉ dẫn để làm thế nào vượt qua nó?

Kinh Thánh là thực tế gây sửng sốt khi đề cập đến sự chịu khổ. Vì một điều, Kinh Thánh cung ứng một sách trình bày đầy đủ về cách giải quyết vấn đề. Quyển sách này liên quan một người đàn ông tên là Gióp. Sách bắt đầu với khung cảnh thiên đàng để cung cấp cho người đọc về bối cảnh sự chịu khổ của Gióp (Gióp 1-2). Gióp chịu khổ bởi vì Chúa tranh luận với Sa-tan. Như những gì chúng ta biết, Gióp hay những người bạn của ông không biết về điều này. Vì thế không có gì ngạc nhiên khi họ cố tranh cãi để giải thích sự chịu khổ của Gióp theo quan điểm thiếu hiểu biết của họ, cho đến khi Gióp không còn lại gì ngoại trừ đức tin nơi Chúa và hy vọng vào sự cứu chuộc của Ngài. Vào lúc đó, cả Gióp và bạn của ông đều không thể hiểu lý do của những điều mà ông đang chịu đựng. Trong thực tế, đến cuối cùng, khi Gióp được đối diện với Chúa, Gióp đã im lặng (40:3-5). Câu trả lời yên lặng của Gióp không làm tầm thường hóa nỗi đau và mất mát tột cùng mà ông đã phải kiên trì chịu đựng. Nói đúng hơn, điều quan trọng là chúng ta cần tin cậy vào mục đích của Chúa trong cơn khốn khổ, ngay cả khi chúng ta không biết những mục đích này là gì. Giống như tất cả những kinh nghiệm của con người, sự chịu khổ được cai quản bởi sự tể trị khôn ngoan của Chúa. Cuối cùng, chúng ta học được rằng chúng ta có thể không bao giờ biết được lý do chính của việc chúng ta chịu khổ, nhưng chúng ta tin sự công bình của Chúa. Đó chính là câu trả lời tốt nhất cho sự chịu khổ của chúng ta.

Một ví dụ khác về sự chịu khổ trong Kinh Thánh là câu chuyện của Giô-sép trong sách Sáng thế ký. Giô-sép bị bán làm nô lệ bởi chính các anh trai của ông. Ở Ai Cập, ông bị buộc tội oan và bị bỏ tù. Kết quả sự chịu khổ và nhẫn nại của Giô-sép, nhờ ân điển và quyền năng của Chúa, sau cùng Giô-sép được đứng vào hàng ngũ quan chức đứng đầu của Ai-cập, ông chỉ đứng thứ 2 sau Pha-ra-ôn. Ông nhận biết chính ông trong vai trò cung ứng cho toàn bộ các quốc gia của thế giới trong suốt nạn đói, bao gồm chính gia đình ông và các anh của ông là những người đã bán ông làm nô lệ! Thông điệp của câu chuyện được tóm gọn trong cuộc nói chuyện của Giô-sép với các anh của ông trong Sáng thế ký 50:19-21: "Các anh đừng sợ! Tôi thay thế cho Đức Chúa Trời được sao? Các anh định hại tôi, nhưng Đức Chúa Trời lại định cho nó thành điều lành để thực hiện việc đang xảy ra hôm nay, tức là bảo tồn sự sống cho bao nhiêu người. Vậy xin các anh đừng sợ, tôi sẽ cấp dưỡng cho các anh và con cái các anh."

Rô-ma 8:28 chứa đựng những lời an ủi cho những ai đang phải chịu đựng sự khốn khó và đau khổ: "Chúng ta biết rằng mọi sự hiệp lại làm ích cho những ai yêu mến Đức Chúa Trời, tức là cho những kẻ được gọi theo ý định của Ngài." Trong sự chu cấp của Ngài, Chúa phối hợp tất cả những sự kiện trong cuộc sống của chúng ta – dù là sự chịu khổ, cám dỗ và tội lỗi – để làm trọn lợi ích tạm thời và đời đời của chúng ta.

Đa-vít, tác giả của Thi thiên chịu đựng nhiều khốn khổ trong quãng đời của ông, và điều này được thể hiện qua nhiều bài thơ của ông trong sách Thi thiên. Trong Thi thiên 22, chúng ta nghe được nỗi thống khổ của Đa-vít: "Đức Chúa Trời của con ôi! Đức Chúa Trời của con ôi! Sao Ngài từ bỏ con? Sao Ngài đứng xa không giúp đỡ con và chẳng nghe lời rên xiết của con? Đức Chúa Trời của con ôi! Ban ngày con kêu cầu nhưng Chúa không đáp lại, Ban đêm cũng vậy, nhưng con nào được yên nghỉ đâu. Còn Chúa là Thánh, Ngài ngự giữa sự ca ngợi của Y-sơ-ra-ên. Tổ phụ chúng con nhờ cậy nơi Chúa, họ nhờ cậy Ngài và được Ngài giải cứu. Họ kêu cầu với Chúa và được giải thoát, họ nhờ cậy Ngài và không bị hổ thẹn. Nhưng con là một con sâu chứ không phải con người, Bị loài người sỉ nhục, bị thiên hạ khinh khi. Mọi người thấy con đều nhạo cười, trề môi lắc đầu mà nói: "Nó phó thác mình cho Đức Giê-hô-va, hãy để Ngài giải cứu nó; Vì Ngài hài lòng về nó, hãy để Ngài giải thoát nó!" (Thi Thiên 22:1-8)

Vấn đề bí ẩn đối với Đa-vít là tại sao Chúa không can thiệp và kết thúc sự khốn khó và đau khổ của ông. Ông nhìn thấy Chúa là Đấng Thánh đáng được tôn vinh và ca ngợi của Y-sơ-ra-ên. Chúa sống ở thiên đàng là nơi mọi thứ đều tốt đẹp, nơi mà không có khóc lóc và sợ hãi, không có đói kém và căm thù. Chúa biết gì về tất cả mọi điều mà con người chịu đựng ? Đa-vít tiếp tục giải thích rằng "vì những con chó vây quanh con; Một lũ hung ác vây phủ con; Chúng đâm thủng tay và chân con. Con có thể đếm hết xương của con, chúng không ngớt nhìn chòng chọc vào con. Chúng chia áo xống của con, bắt thăm để lấy áo choàng của con." (Thi-Thiên 22:16-18)

Chúa có đáp lời Đa-vít không? Có, rất nhiều thế kỷ sau, Đa-vít nhận được câu trả lời của Chúa. Khoảng chừng một thiên niên kỷ sau đó, một người thuộc dòng dõi Đa-vít là Chúa Giê-xu bị giết trên đỉnh đồi gọi là Calvary. Trên thập giá, Chúa Giê-xu chịu đựng sự đau khổ và sự xấu hổ của tổ phụ. Tay và chân của Đấng Christ bị đâm thủng. Áo ngoài của Chúa bị kẻ thù phân chia. Đấng Christ đã bị châm chọc và chế giễu. Sự thật thì Đấng Christ đã bày tỏ lời này cho Đa-vít mở đầu Thi thiên này: "Đức Chúa Trời con ôi! Đức Chúa Trời của con ôi! Sao Ngài lìa bỏ con?" (Ma-thi-ơ 27:46) vì thế chắc chắn chính Ngài đã chịu khổ với Đa-vít.

Đấng Christ, Con Đức Chúa Trời là Đấng có trọn vẹn thần tính (Cô-lô-se 2:9) đã sống trên đất như một con người và đã chịu đói, chịu khát, cám dỗ, xấu hổ, hành hạ, trần truồng, tổn thất, phản bội, chế giễu, bất công và cái chết. Vì thế, Ngài đã ở vào vị trí có thể làm trọn điều khao khát của Gióp: "Chẳng có ai làm người phân xử giữa chúng tôi, Để đặt tay trên cả hai chúng tôi. Ước gì Đấng ấy khiến Chúa rút ngọn roi Ngài khỏi con, để con không còn kinh khiếp Ngài nữa. Bấy giờ con sẽ nói mà không sợ Ngài nữa, nhưng hiện giờ con chẳng được như vậy đâu." (Gióp 9:33-35).

Sự thật rằng, thuyết hữu thần chính là thế giới quan hiểu rõ ràng nhất sự tồn tại của tội ác và sự chịu khổ. Cơ đốc nhân phục vụ Chúa là Đấng đã từng sống trên thế gian và đã bị thương, chịu cám dỗ, tổn thất, tra tấn, đói khát, hành hạ và chịu chết. Thập giá của Đấng Christ có thể liên hệ với biểu hiện về sự công bình của Chúa. Khi hỏi rằng Chúa quan tâm đến vấn đề về tội ác và sự chịu khổ nhiều như thế nào, những Cơ đốc nhân theo Chúa có thể chỉ vào thập giá và nói, "Nhiều như thế này". Đấng Christ kinh nghiệm bị Cha chối bỏ, và nói rằng, "Đức Chúa Trời của con ơi, Đức Chúa Trời của con ôi, sao Ngài lìa bỏ con?" Ngài kinh nghiệm sự đau khổ giống như nhiều người ngày nay đang cảm thấy xa cách khỏi ân huệ và tình yêu của Ngài.

English



Trở lại trang chủ tiếng Việt

Kinh Thánh nói gì về sự chịu khổ?
Chia sẻ trang này: Facebook icon Twitter icon YouTube icon Pinterest icon Email icon
© Copyright Got Questions Ministries