settings icon
share icon
Câu hỏi

Những điểm mạnh và yếu của quan điểm hậu đại nạn về sự cất lên (thuyết hậu đại nạn) là gì?

Trả lời


Khi xem xét bất kỳ câu hỏi nào liên quan đến tận thế (nghiên cứu thời kỳ cuối cùng), điều quan trọng cần nhớ là hầu như tất cả Cơ Đốc Nhân đều đồng ý về ba điều sau:

1) Có một thời điểm đại nạn sẽ đến thế gian như chưa bao giờ từng chứng kiến. Ma-thi-ơ 24:21; Mác 13:19

2) Sau Đại nạn, Đấng Christ sẽ trở lại để thiết lập vương quốc của Ngài trên đất. Khải Huyền 19:11ff-20:4.

3) Sẽ có sự Cất lên - "được đem đi" ra khỏi sự chết đưa đến sự sống đời đời - cho các tín hữu như được mô tả trong Giăng 14: 1-3, 1 Cô-rinh-tô 15: 51-52, và 1 Thê-sa-lô-ni-ca 4:16-17. Câu hỏi duy nhất liên quan đến thời điểm được cất lên: nó sẽ xảy ra khi nào trong việc liên hệ với Đại nạn và Sự Trở Lại Lần Hai?

Có ba thuyết chính về thời kỳ Đại nạn:
• Tin rằng sự cất lên sẽ xảy ra trước khi đại nạn bắt đầu (thuyết tiền đại nạn).
• Tin rằng sự cất lên sẽ xảy ra ở giữa của kỳ đại nạn (thuyết trung đại nạn).

Thuyết hậu đại nạn dạy rằng sự cất lên xảy ra vào cuối, hoặc gần cuối, của đại nạn. Vào thời điểm đó, Hội thánh sẽ gặp Đấng Christ trên không trung và sau đó trở lại trái đất để bắt đầu Vương quốc của Đấng Christ trên đất. Nói cách khác, sự cất lên và việc Đấng Christ Trở Lại Lần Hai (để thiết lập Vương quốc của Ngài) xảy ra gần như cùng thời điểm. Theo quan điểm này, Hội thánh sẽ trãi qua cả 7 năm đại nạn. Công giáo La Mã, Chính thống giáo Hy Lạp, và nhiều giáo phái Tin Lành ủng hộ quan điểm thuyết hậu đại nạn về sự cất lên.

Một điểm mạnh của thuyết hậu đại nạn là Chúa Jêsus, trong bài giảng thuyết mở rộng của Ngài về thời kỳ cuối, nói rằng Ngài sẽ trở lại sau "cơn đại nạn" (Ma-thi-ơ 24:21, 29). Ngoài ra, sách Khải huyền, với tất cả các lời tiên tri khác nhau, chỉ đề cập một lần đến của Chúa - và xảy ra sau đại nạn (Khải huyền 19-20). Những phân đoạn trong Khải Huyền 13:7 và 20:9 cũng cho phép ủng hộ thuyết hậu đại nạn, trong đó rõ ràng là các thánh đồ ở trong kỳ Đại nạn. Ngoài ra, sự sống lại của kẻ chết trong Khải huyền 20:5 được gọi là "sự sống lại thứ nhất". Các nhà thần học thuyết hậu đại nạn khẳng định rằng, kể từ sự sống lại "lần thứ nhất" xảy ra sau đại nạn, sự sống lại liên quan đến sự cất lên trong 1 Thessalonians 4:16 không thể xảy ra cho đến lúc đó.

Các nhà thần học theo thuyết hậu đại nạn cũng chỉ ra rằng theo lịch sử, dân sự của Đức Chúa Trời đã trãi qua những lần bắt bớ và thử thách dữ dội. Do đó, họ nói, không có gì đáng ngạc nhiên khi Hội thánh cũng trãi qua đại nạn trong thời kỳ cuối. Liên quan đến điều này, quan điểm hậu đại nạn phân biệt "cơn thịnh nộ của Satan" (hay "cơn thịnh nộ của con người") khỏi "cơn thịnh nộ của Đức Chúa Trời" trong sách Khải Huyền. Cơn thịnh nộ của Sa-tan nhằm chống lại các thánh đồ, và Đức Chúa Trời cho phép nó như một phương tiện để sàng lọc các tín hữu của Ngài. Mặt khác, cơn thịnh nộ của Đức Chúa Trời đổ ra trên kẻ chống Chúa Giê-su và vương quốc vô tín của hắn, và Đức Chúa Trời sẽ bảo vệ dân sự của Ngài khỏi sự trừng phạt đó.

Một điểm yếu của thuyết hậu đại nạn là sự phán dạy rõ ràng của Kinh Thánh rằng những ai ở trong Đấng Christ không bị kết án và sẽ không bao giờ kinh nghiệm cơn thạnh nộ của Đức Chúa Trời (Rô-ma 8:1; 1 Tê-sa-lô-ni-ca 5:9). Mặc dù có một vài sự phán xét khi thuyết hậu đại nạn đặc biệt nhắm mục tiêu đến những người không được cứu, nhiều sự phán xét khác, chẳng hạn như động đất, các ngôi sao rớt xuống, và nạn đói, sẽ ảnh hưởng đến những người được cứu và không được cứu như nhau. Vì vậy, nếu những tín đồ trãi qua kỳ Đại nạn, họ sẽ kinh nghiệm được cơn thịnh nộ của Đức Chúa Trời, nó đi ngược với Rô-ma 8:1.

Một điểm yếu khác của quan điểm hậu đại nạn, là ở một mức độ nào đó, đã ngụ ý về đại nạn. Nhiều nhà thần học theo thuyết hậu đại nạn dạy rằng chúng ta hiện đang sống trong kỳ đại nạn; trong thực tế, một số người cho rằng sự bắt bớ đã bắt đầu ngay sau lễ Ngũ Tuần trong Công vụ chương 2. Việc giảng dạy như thế bỏ qua bản chất đặc biệt của kỳ đại nạn như được đề cập đến trong Kinh thánh (Ma-thi-ơ 24:21), rằng đó sẽ là thời kỳ đau khổ chưa từng có trong lịch sử thế giới. Ngoài ra, các nhà thần học theo thuyết hậu đại nạn phải đối mặt với một khó khăn trong việc giải thích sự vắng mặt của từ "hội thánh" trong tất cả các phân đoạn Kinh thánh liên hệ đến kỳ đại nạn. Ngay cả trong Khải huyền chương 4-21, phần Kinh Thánh dài nhất trong các phân đoạn Kinh Thánh mô tả về kỳ đại nạn, từ "hội thánh" không bao giờ xuất hiện. Các nhà thần học theo thuyết hậu đại nạn phải giả định rằng từ "thánh" trong Khải huyền chương 4-21 có nghĩa là hội thánh, mặc dù một từ Hy Lạp khác đã được sử dụng.

Và điểm yếu cuối cùng của quan điểm hậu đại nạn được chia sẻ bởi hai thuyết khác: cụ thể là, Kinh Thánh không đưa ra một dòng thời gian rõ ràng liên quan đến các sự kiện trong tương lai. Kinh Thánh không giảng dạy một cách rõ ràng cho từng quan điểm, và đó là lý do tại sao chúng ta có nhiều ý kiến khác nhau liên hệ đến thời điểm kết thúc và một số khác biệt về mối liên hệ những lời tiên tri cần phải được hài hòa như thế nào.

English



Trở lại trang chủ tiếng Việt

Những điểm mạnh và yếu của quan điểm hậu đại nạn về sự cất lên (thuyết hậu đại nạn) là gì?
Chia sẻ trang này: Facebook icon Twitter icon YouTube icon Pinterest icon Email icon
© Copyright Got Questions Ministries