settings icon
share icon
Câu hỏi

Tại sao tôi nên quan tâm liệu Đức Chúa Trời có tồn tại không?

Trả lời


Có vô số quan điểm không chỉ về bản chất của Đức Chúa Trời mà còn là sự tồn tại thật sự của Ngài. Con người có nhận thức hạn chế về sự phức tạp của thế giới trước mắt chúng ta và vũ trụ nói chung. Điều trớ trêu là bản tính của Đức Chúa Trời không phải là một sự bối rối, mà là sự bình an. I Cô-rinh-tô 14:33 nói, "Vì Đức Chúa Trời không phải là Đức Chúa Trời của sự hỗn loạn, nhưng của sự bình an". Giải pháp để vượt qua sự hỗn loạn không phải là để tránh hoàn toàn câu hỏi, mà là tập trung vào chính Đấng mà nhiều người chọn bỏ qua (Phi-líp 4:6–7).

Chúng ta nên hăng hái giải quyết các vấn đề thực sự, cụ thể đối với nhân loại như nghèo đói, mù chữ, và bệnh tật, và đúng là tranh luận về sự tồn tại và bản chất của Chúa có thể khiến chúng ta mất tập trung vào những thách thức đó. Vậy, tại sao bất kỳ ai trong chúng ta nên quan tâm đến việc Chúa có tồn tại hay không? Đối với người tin thì nó là vấn đề thần học quan trọng hơn tất cả những vấn đề khác. Đối với người chưa tin thì nó vẫn là một vấn đề triết học. Thần học, đối với thuyết bất khả tri, thì chỉ đơn thuần là một phát minh của con người, còn câu hỏi về sự tồn tại của Đức Chúa Trời dường như vô nghĩa.

Sự trình bày của Kinh Thánh về Đức Chúa Trời cho thấy tại sao sự tồn tại của Ngài lại quan trọng. Bản chất thánh khiết của Đức Chúa Trời được bày tỏ trái ngược với bản chất (tội lỗi) của con người, và Kinh Thánh đưa ra cho nhân loại một tiêu chuẩn đúng và sai. Nếu không có quan tòa thì không có thẩm quyền cuối cùng để cân nhắc các giá trị mà chúng ta thiết lập cho chính mình (Thi thiên 19:7–11). Ai là người có thể nói điều này là sai và điều khác là đúng? Tại sao phận sự của chúng ta là giúp đỡ những người có nhu cầu? Bởi thẩm quyền nào mà chúng ta có thể chống lại nạn mù chữ? Nếu không có Chúa, và sự sống trên trái đất chỉ đơn giản là "sự sống sót của các cá thể thích nghi", vậy thì tại sao bất cứ ai cũng phải làm việc để nuôi những người đói? Chúng ta dựa vào tiêu chuẩn nào để đặt nền tảng cho đạo đức của mình?

Đức Chúa Trời bày tỏ cho chúng ta bản chất của Ngài: "TA LÀ ĐẤNG TỰ HỮU HẰNG HỮU" (xin xem Xuất Ê-díp-tô ký 3:3–15). Tuyên bố này nói lên sự tự tồn tại của Chúa, hoàn toàn độc lập với nhận thức của nhân loại về Ngài. Ngài bao gồm tất cả mọi thứ, và chính Ngài là tiêu chuẩn của những điều tốt lành. Thi Thiên 19:1–6 vẽ một bức tranh tuyệt đẹp về bản chất đời đời của Đức Chúa Trời và sự mặc khải của Ngài về bản chất đó trong sự sáng tạo của Ngài.

Câu hỏi về sự tồn tại của Đức Chúa Trời là quan trọng bởi vì, trên một mức độ thực tế, nếu Đức Chúa Trời tồn tại thì có một cơ hội tốt mà Ngài muốn kết nối với chúng ta và Ngài đòi hỏi cuộc gặp gỡ của những tiêu chuẩn nhất định để làm điều đó xảy ra. Vì vậy, câu hỏi là trọng tâm cho mọi điều. Chúng ta được dựng nên theo hình ảnh của Đức Chúa Trời hoặc chúng ta không. Tình yêu và lòng thương xót đều là một phần của bản chất của Chúa (và do đó được phản ánh trong chúng ta), hoặc chúng là sản phẩm của một tai nạn sinh học ngẫu nhiên (và do đó không cần thiết). Sự tồn tại của chúng ta có ý nghĩa (hoặc không đáng kể) tùy thuộc vào sự tồn tại (hoặc không tồn tại) của Chúa. Đáp ứng các vấn đề thời gian, vật chất của nhân loại là quan trọng, nhưng đáp ứng các vấn đề tâm linh vĩnh cửu của loài người thậm chí còn quan trọng hơn.

Kinh Thánh nói con người đã bị hư hỏng bởi tội lỗi. Trên thực tế, các vấn đề cấp bách toàn cầu mà chúng ta phải đối diện ngày nay rốt cuộc là kết quả của tội lỗi. Vậy thì, câu hỏi về sự tồn tại của Đức Chúa Trời trở nên vô cùng quan trọng bởi vì lờ đi sự tồn tại của Đức Chúa Trời là phớt lờ thực tại của tội lỗi và theo đó là gốc rễ của những vấn đề của thế gian.

May thay, Đức Chúa Trời đã ban một cách để tha tội và phục hồi mối tương giao của chúng ta với Ngài qua đức tin nơi Đức Chúa Giê-xu Christ (Giăng 3:16, Rô-ma 3:21–26). Con người tội lỗi là chết thuộc linh và thường từ chối bất kỳ khái niệm nào về Đức Chúa Trời chân thật duy nhất. Giăng 3:19 nói, "Sự kết án đó là như thế nầy: Ánh sáng đã đến thế gian, nhưng loài người ưa thích bóng tối hơn ánh sáng, vì việc làm của họ là xấu xa". Chính Đức Chúa Trời đã mang chúng ta đến đức tin nơi Con trai của Ngài qua Đức Thánh Linh (Giăng 6:41–51). Sự cứu rỗi là một món quà mà Đức Chúa Trời ban cho tất cả nhân loại (Giăng 3:16). Vai trò của chúng ta chỉ đơn giản là tin vào điều Chúa nói và đầu phục Thánh Linh của Ngài. Tất nhiên, hiệu lực của thông điệp này phụ thuộc vào sự tồn tại của Đức Chúa Trời.

Tại sao mọi người cố gắng thuyết phục người khác đồng ý với quan điểm của họ về sự tồn tại của Đức Chúa Trời? Tại sao các Cơ Đốc nhân không thể giữ niềm tin của họ trong phạm vi gia đình và nhà thờ như họ thường được bảo phải làm? Động lực cho nhiều Cơ Đốc nhân là họ muốn mọi người có cơ hội để thông công với Đức Chúa Trời. Ngoài ra, Cơ Đốc giáo vốn là truyền giáo. Một trong những sự ủy thác của Chúa Giê-xu là truyền bá phúc âm và môn đệ hóa (Ma-thi-ơ 28:19; Công vụ 1:8; Cô-lô-se 1:28). Sự tiếp cận này được thực hiện bởi tình yêu, và nó là một nguyên tắc đặc trưng của niềm tin Cơ Đốc.

Mặc dù không ai nhìn thấy Đức Chúa Trời, nhưng Ngài bày tỏ chính Ngài cho chúng ta bằng nhiều cách. Thứ nhất, Đức Chúa Trời được biết đến qua sự sáng tạo của Ngài (Thi-Thiêon 19:1-4; Rô-ma 1:20). Người quan sát sẵn sàng có thể nhìn thấy mọi điều xung quanh mình, xem công việc của Đức Chúa Trời, và dành cả đời trong sự ngạc nhiên về sự phức tạp và sự phụ thuộc lẫn nhau của mọi vật chất. Kinh Thánh nói rằng thật là ngu ngốc khi phủ nhận có Đức Chúa Trời (Thi thiên 14:1). Vũ trụ được thiết kế rõ ràng và chúng ta được tạo ra với khả năng hiểu nó ở một mức độ nào đó. Kinh Thánh nói rõ ràng là Đức Chúa Trời ban cho chúng ta mọi thứ chúng ta cần để thừa nhận sự tồn tại của Ngài (Gióp 38).

Đức Chúa Trời cũng bày tỏ chính Ngài qua Lời của Ngài (Thi thiên 19:7–11). Kinh Thánh dạy chúng ta về bản tính của Đức Chúa Trời, và nó dạy chúng ta về đạo đức (II Ti-mô-thê 3:16–17). Biểu hiện tối thượng của Đức Chúa Trời là được tìm thấy trong Con trai của Đức Chúa Trời là Đức Chúa Giê-xu Christ (Cô-lô-se 1:15).

Thực tế đơn giản là Đức Chúa Trời có tồn tại. Ngài yêu thương chúng ta (Giăng 3:16) và muốn mang chúng ta khỏi sự chết thuộc linh đến sự sống trong Con trai của Ngài là Chúa Giê-xu (Cô-lô-se 1:13).

English



Trở lại trang chủ tiếng Việt

Tại sao tôi nên quan tâm liệu Đức Chúa Trời có tồn tại không?
Chia sẻ trang này: Facebook icon Twitter icon YouTube icon Pinterest icon Email icon
© Copyright Got Questions Ministries