settings icon
share icon
Câu hỏi

Phúc âm bao hàm là gì?

Trả lời


Phúc âm bao hàm đơn giản là quan điểm dị giáo cũ của thuyết phổ quát được đặt cho cái tên mới. Thuyết phổ quát là niềm tin rằng rốt cuộc tất cả mọi người đều được cứu và vào thiên đàng. Phúc âm bao hàm được dạy bởi Carlton Pearson và những người khác, bao gồm nhiều niềm tin sai trật:

(1) Phúc âm bao hàm cho rằng sự chết và sự sống lại của Chúa Jesus đã trả giá cho tất cả loài người để tận hưởng sự sống đời đời ở thiên đàng mà không cần sự ăn năn (so sánh Lu-ca 13:3,5; Công vụ 2:38; 20:21).

(2) Phúc âm bao hàm dạy rằng sự cứu rỗi là vô điều kiện và không đòi hỏi đức tin nơi Chúa Cứu Thế Jesus như là sự thanh toán cho món nợ tội lỗi của loài người.

(3) Phúc âm bao hàm tin rằng tất cả nhân loại đều được định cho đời sống ở thiên đàng dù họ có nhận biết điều đó hay không.

(4) Phúc âm bao hàm tuyên bố rằng cả nhân loại đều sẽ vào thiên đàng bất kể sự liên kết tôn giáo.

(5) Cuối cùng, Phúc âm bao hàm bảo lưu rằng chỉ những ai cố ý hay cố tình khước từ ân điển của Đức Chúa Trời – sau khi nếm biết trái của ân điển Ngài – thì sẽ đời đời bị phân cách khỏi Đức Chúa Trời.

Phúc âm bao hàm chống lại những sự giảng dạy rõ ràng của Chúa Jesus và Kinh Thánh. Trong Phúc âm Giăng, Chúa Jesus diễn giải một cách rõ ràng rằng con đường cứu rỗi duy nhất là qua Ngài (Giăng 8:24; 14:6). Đức Chúa Trời ban Chúa Jesus vào trong thế gian để đảm bảo sự cứu rỗi cho nhân loại sa ngã, nhưng sự cứu rỗi đó chỉ sẵn có cho những ai đặt đức tin của họ trong Chúa Jesus Christ như là tiền chuộc của Đức Chúa Trời vì tội lỗi của họ (Giăng 3:16). Các sứ đồ cũng lặp lại thông điệp này (Ê-phê-sô 2:8-9; I Phi-e-rơ 1:8-9; I Giăng 5:13). Đức tin nơi Chúa Jesus Christ có nghĩa là không còn cố gắng bảo đảm sự cứu rỗi dựa trên việc làm, nhưng là niềm tin vào những gì Chúa Jesus đã làm là đủ để bảo đảm sự cứu rỗi.

Sự liên kết với đức tin là sự ăn năn. Sự ăn năn là sự chuyển đổi của tâm trí về tội lỗi của bạn và cần sự cứu rỗi qua Chúa Cứu Thế bởi đức tin (Công vụ 2:38). Hành động ăn năn là điều mà chúng ta biết rằng, trước Chúa, chúng ta là tội nhân không thể tìm kiếm phương cách cứu rỗi, vì vậy chúng ta ăn năn (từ Hy Lạp cho chữ "ăn năn" có nghĩa là "thay đổi tâm trí") tội lỗi của mình – từ bỏ chúng – và tìm kiếm Đấng Cứu Thế bởi đức tin.

Chúa Jesus ban sự cứu rỗi cho tất cả mọi những ai sẵn lòng ăn năn và tin (Giăng 3:16). Tuy nhiên, Chính Chúa Jesus nói rằng chẳng phải tất cả mọi người đều tin (Ma-thi-ơ 7:13-14, 21-23; Giăng 3:19). Không có ai muốn nghĩ rằng một Đức Chúa Trời yêu thương đầy ân điển sẽ để cho con người vào địa ngục, nhưng đó chính xác là điều mà Kinh Thánh đã dạy. Chúa Jesus nói rằng, đến cuối cùng, Con Trai Loài Người sẽ phân chia các dân như người chăn phân rẽ chiên ra khỏi dê. Con chiên (đại diện cho những ai đặt đức tin vào Chúa Jesus có được sự cứu rỗi chắc chắn) sẽ vào trong vương quốc với Chúa Jesus. Dê (đại diện cho những ai khước từ sự cứu rỗi mà Chúa Jesus đã ban) sẽ đi vào địa ngục, nơi được miêu tả là hồ lửa đời đời (Ma-thi-ơ 25:31-46)

Sự giảng dạy này xúc phạm nhiều người và, thay vì điều chỉnh suy nghĩ của họ theo sự giảng dạy rõ ràng của Lời Chúa, nhiều người thay đổi những gì Kinh Thánh nói và phổ biến sự giảng dạy sai trật này. Phúc âm bao hàm là một ví dụ của điều này.

Đây là một số tranh luận bổ sung chống lại Phúc âm bao hàm:

(1) Nếu đức tin và sự ăn năn không cần thiết để nhận được quà tặng của sự cứu rỗi, vậy tại sao Kinh Thánh Tân Ước chứa đầy những lời kêu gọi ăn năn và đặt đức tin vào Chúa Cứu Thế Jesus? (Ma-thi-ơ 3:2,8; 4:17; 11:20; Mác 1:15; Lu-ca 13:3,5; Công vụ 2:38; 3:19; 2 Phi-ê-rơ 3:9; Khải Huyền 9:20-21)

(2) Nếu sự cứu rỗi không đòi hỏi đức tin vào công việc đã hoàn tất của Chúa Cứu Thế trên thập tự giá, vậy tại sao Chúa Jesus dâng mình vào sự chết đau đớn tàn nhẫn và nhục nhã dường ấy? Đức Chúa Trời chỉ cần ban cho tất cả mọi người một sự "ân xá thiêng thượng".

(3) Nếu như mọi người đều lên thiên đàng bất kể họ có nhận biết điều đó hay không, vậy còn sự tự do ý chí là gì? Có phải những người vô thần dành cả đời khước từ Đức Chúa Trời, Kinh Thánh, Chúa Jesus, Cơ đốc giáo cũng bị lôi vào thiên đàng chống lại ý muốn của người đó? Phúc âm bao hàm dường như chỉ ra rằng thiên đàng sẽ đầy dẫy những người không nhất thiết muốn được ở đó.

(4) Làm sao mà tất cả mọi người có thể vào thiên đàng bất kể sự liên hệ tôn giáo nếu có quá nhiều tôn giáo nắm giữ những đòi hỏi trái ngược nhau? Ví dụ, những người tin vào những điều hoàn toàn khác nhau về đời sau như là thuyết luân hồi (sự đầu thai) hoặc thuyết tịch diệt thì sẽ như thế nào? (nghĩa là ý kiến cho rằng chúng ta sẽ không còn tồn tại sau sự chết)

(5) Cuối cùng, nếu những ai công khai từ chối ân điển của Đức Chúa Trời sẽ không vào thiên đàng, vậy thì Phúc âm bao hàm thật khó hiểu phải không? Nếu tất cả mọi người không vào thiên đàng vậy thì đừng gọi đó là Phúc âm bao hàm vì nó vẫn loại trừ một số người.

Sứ đồ Phao-lô gọi sứ điệp của phúc âm "mùi của sự chết" (II Cô-rinh-tô 2:16). Ông có ý rằng, đối với nhiều người, sứ điệp của phúc âm là mang tình công kích Phúc âm cho người ta biết sự thật về tội lỗi của họ và tình trạng vô vọng khi không có Đấng Cứu Thế. Phúc âm cho người ta biết rằng không điều gì có thề làm cầu nối khoảng cách giữa chính họ với Đức Chúa Trời. Hàng thế kỷ, có nhiều người cố gắng (nhiều người có ý định tốt) làm dịu đi sứ điệp của phúc âm để mang nhiều người vào trong hội thánh. Mới đầu, đó dường như là điều khôn ngoan để làm, nhưng cuối cùng tất cả đều đưa người ta vào cảm giác an toàn sai trật. Phao-lô nói rằng bất kỳ ai truyền một tin lành nào khác với tin lành ông đã truyền dạy thì đáng bị nguyền rủa (Ga-la-ti 1:8). Đó là cách nói mạnh, nhưng khi bạn nhận ra được sứ điệp của phúc âm cực kỳ quan trọng, bạn mới nhận ra được việc hiểu đúng sứ điệp phúc âm là cực kỳ quan trọng. Một phúc âm sai trật thì không cứu được ai. Tất cả những gì nó làm là lên án nhiều người vào địa ngục và tạo nên sự lên án lớn hơn cho những ai mang đến sự giả dối như Phúc âm bao hàm.

English



Trở lại trang chủ tiếng Việt

Phúc âm bao hàm là gì?
Chia sẻ trang này: Facebook icon Twitter icon YouTube icon Pinterest icon Email icon
© Copyright Got Questions Ministries