settings icon
share icon
Câu hỏi

Niềm hy vọng của Cơ Đốc nhân là gì?

Trả lời


Hầu hết mọi người đều hiểu rằng hy vọng là mơ tưởng như người ta thường hay nói: “Tôi hy vọng điều đó sẽ xảy ra”. Đây không phải là hy vọng mà Kinh Thánh đề cập đến. Kinh Thánh định nghĩa hy vọng là “sự mong đợi chắc chắn”. Hy vọng là sự bảo đảm vững chắc đối với những điều chưa rõ ràng và chưa được biết đến (Rô-ma 8:24-25; Hê-bơ-rơ 11:1, 7). Hy vọng là yếu tố cơ bản trong đời sống của người công bình (Châm ngôn 23:17-18). Không có hy vọng, cuộc sống mất đi ý nghĩa (Ca thương 3:18; Gióp 7:6) và không có hy vọng trong sự chết (Ê-sai 38:18; Gióp 17:15). Người công chính tin cậy hoặc đặt hy vọng vào Chúa sẽ được giúp đỡ (Thi thiên 28:7), và họ sẽ không bị bối rối, hổ thẹn hoặc thất vọng (Ê-sai 49:23). Người công bình, những người có hy vọng tin cậy nơi Chúa, có sự tin tưởng hoàn toàn vào sự bảo vệ và giúp đỡ của Ngài (Giê-rê-mi 29:11) và không sợ hãi hay lo lắng (Thi thiên 46:2-3).

Quan niệm của Tân Ước về hy vọng là sự công nhận rằng trong Đấng Christ tìm thấy được sự ứng nghiệm của những lời hứa trong Cựu Ước (Ma-thi-ơ 12:21; I Phi-e-rơ 1:3). Niềm hy vọng của Cơ Đốc nhân bắt nguồn từ đức tin nơi sự cứu rỗi thiêng liêng trong Đấng Christ (Ga-la-ti 5:5). Niềm hy vọng của Cơ Đốc nhân được hình thành nhờ sự hiện diện của Đức Thánh Linh đã hứa (Rô-ma 8:24-25). Đó là hy vọng trong tương lai về sự sống lại của kẻ chết (Công vụ 23:6), những lời hứa ban cho dân Y-sơ-ra-ên (Công vụ 26:6-7), sự cứu chuộc thân thể và toàn thể tạo vật (Rô-ma 8:23-25), sự vinh hiển đời đời (Cô-lô-se 1:27), sự sống đời đời và cơ nghiệp của các thánh đồ (Tít 3:5-7), sự trở lại của Đấng Christ (Tít 2:11-14), sự biến đổi trở nên giống Đấng Christ (I Giăng 3:2-3), sự cứu rỗi của Chúa (I Ti-mô-thê 4:10) hay đơn giản là chính Chúa Giê-xu Christ (I Ti-mô-thê 1:1).

Sự chắc chắn về tương lai đầy phước hạnh này được đảm bảo qua sự ngự trị của Thánh Linh (Rô-ma 8:23-25), Đấng Christ trong chúng ta (Cô-lô-se 1:27) và sự phục sinh của Đấng Christ (I Cô-rinh-tô 15:14-22). Hy vọng được tạo ra bởi sự chịu đựng qua đau khổ (Rô-ma 5:2-5) và là nguồn cảm hứng đằng sau sự chịu đựng (I Tê-sa-lô-ni-ca 1:3; Hê-bơ-rơ 6:11). Những ai hy vọng nơi Đấng Christ sẽ thấy Đấng Christ được tôn cao trong sự sống và sự chết (Phi-líp 1:20). Những lời hứa đáng tin cậy từ Chúa mang lại cho chúng ta niềm hy vọng (Hê-bơ-rơ 6:18-19), và chúng ta có thể tự hào về niềm hy vọng này (Hê-bơ-rơ 3:6) và thể hiện sự mạnh dạn trong đức tin của chúng ta (II Cô-rinh-tô 3:12). Ngược lại, những người không đặt niềm tin nơi Chúa được cho là không có hy vọng (Ê-phê-sô 2:12; I Tê-sa-lô-ni-ca 4:13).

Cùng với đức tin và tình yêu thương, hy vọng là một đức tính lâu bền của đời sống Cơ Đốc (1 Cô-rinh-tô 13:13), và tình yêu thương bắt nguồn từ hy vọng (Cô-lô-se 1:4-5). Hy vọng tạo ra niềm vui và sự bình an trong các tín đồ nhờ quyền năng của Thánh Linh (Rô-ma 12:12; 15:13). Phao-lô cho rằng việc ông được kêu gọi làm sứ đồ là hy vọng về sự vinh hiển đời đời (Tít 1:1-2). Niềm hy vọng vào sự tái lâm của Đấng Christ là cơ sở để các tín hữu thanh tẩy mình trong đời này (Tít 2:11-14, I Giăng 3:3).

English



Trở lại trang chủ tiếng Việt

Niềm hy vọng của Cơ Đốc nhân là gì?
Chia sẻ trang này: Facebook icon Twitter icon YouTube icon Pinterest icon Email icon
© Copyright Got Questions Ministries