settings icon
share icon
Câu hỏi

Năng quyền của sự cầu nguyện là gì?

Trả lời


Ý niệm về việc năng quyền gắn liền cố hữu trong sự cầu nguyện là rất phổ biến. Dựa theo Kinh Thánh, năng quyền của sự cầu nguyện đơn giản là năng quyền của Chúa, là Đấng lắng nghe và trả lời lời cầu nguyện của chúng ta. Hãy cùng ngẫm nghĩ những điều sau:

1. Đức Chúa Trời là Chúa toàn năng có thể làm tất cả mọi thứ, không việc gì là không thể đối với Ngài (Lu-ca 1:37).

2. Đức Chúa Trời là Chúa Toàn Năng mời gọi cho con dân Chúa cầu nguyện với Ngài. Cầu nguyện với Chúa cần phải liên tục (Lu-ca 18:1), cùng với sự tạ ơn (Phi-líp 4:6), trong đức tin (Gia-cơ 1:5-6) Good call MV! trong ý muốn của Chúa (Ma-thi-ơ 6:10), cho vinh hiển của Chúa (Giăng 14:13-14), và từ một tấm lòng công chính với Chúa (Gia-cơ 5:16).

3. Đức Chúa Trời là Chúa Toàn Năng lắng nghe những lời cầu nguyện của những con cái của Ngài. Ngài yêu cầu chúng ta cầu nguyện, và Ngài hứa sẽ lắng nghe khi chúng ta làm như vậy. “Trong cảnh nguy nan tôi kêu cầu Chúa, tôi kêu xin Đức Chúa Trời của tôi giải cứu. Từ đền thánh của Ngài, Ngài đã nghe tiếng tôi; tiếng cầu xin của tôi đã thấu đến tai Ngài” (Thi-thiên 18:6 BD2011).

4. Đức Chúa Trời là Chúa Toàn Năng trả lời lời cầu nguyện. “Đức Chúa Trời ôi, con kêu cầu Ngài, vì Ngài sẽ đáp lời con” (Thi-thiên 17:6 BD2011). “Chúa nghe lời kêu cầu của những người ngay lành, Và giải cứu họ khỏi mọi điều rắc rối” (Thi-thiên 34:17).

Một ý niệm phổ biến khác là lượng đức tin chúng ta có xác định liệu Chúa sẽ trả lời lời cầu nguyện của chúng ta. Tuy nhiên, đôi khi Chúa trả lời những lời cầu nguyện của chúng ta cho dù chúng ta thiếu đức tin. Trong Công Vụ đoạn 12, hội thánh cầu nguyện cho sự giải phóng của Phi-e-rơ khỏi ngục tù (câu 5), và Chúa trả lời lời cầu nguyện của họ (câu 7-11). Phi-e-rơ đến trước cửa buổi cầu nguyện và gõ cửa, nhưng những người đang cầu nguyện từ chối đầu tiên về việc đó chính là Phi-e-rơ. Họ cầu nguyện để ông được thả nhưng lại thất bại trong việc trông đợi câu trả lời cho lời cầu nguyện của họ.

Năng quyền của lời cầu nguyện không phải tuôn chảy từ chúng ta, nó không phải là ngôn từ hoặc cách thức đặc biệt nào đó mà chúng ta nói về chúng, hoặc thậm chí bao nhiêu lần chúng ta nói về chúng. Năng quyền của lời cầu nguyện không dựa vào hướng đi cụ thể nào đó mà chúng ta đối diện hoặc vị trí chi thể của chúng ta. Năng quyền của sự cầu nguyện không đến từ việc sử dụng những đồ vật tự chế tác hoặc hình tượng hoặc nến hoặc những vòng cườm quý giá. Năng quyền của sự cầu nguyện đến từ Đấng có quyền năng vô hạn, là Đấng lắng nghe và trả lời chúng. Sự cầu nguyện đặt chúng ta trong mối liên hệ với Đấng Toàn Năng, và chúng ta nên trông đợi một kết quả năng quyền, cho dù có hay không trong việc Ngài nhậm lời sự cầu xin của chúng ta hoặc từ chối những lời thỉnh cầu đó. Cho dù câu trả lời có là gì, Chúa là nguồn của năng quyền của sự cầu nguyện, và Ngài có thể và sẽ trả lời chúng ta, tùy theo ý muốn trọn vẹn và thời điểm của Ngài.

English



Trở lại trang chủ tiếng Việt

Năng quyền của sự cầu nguyện là gì?
Chia sẻ trang này: Facebook icon Twitter icon YouTube icon Pinterest icon Email icon
© Copyright Got Questions Ministries