settings icon
share icon
Câu hỏi

Chú giải Kinh Thánh là gì?

Trả lời


Chú giải Kinh Thánh là nghiên cứu về các nguyên tắc và phương pháp giải thích văn bản của Kinh Thánh. II Ti-mô-thê 2:15 yêu cầu các tín hữu tham gia vào việc giải thích: "Hãy chuyên tâm để được đẹp lòng Đức Chúa Trời như người làm công không có gì đáng thẹn, thẳng thắn giảng dạy lời chân lý". Mục đích của việc chú giải Kinh Thánh là giúp chúng ta biết cách giải thích, hiểu và áp dụng Kinh Thánh đúng cách.

Quy tắc quan trọng nhất trong việc chú giải Kinh thánh là Kinh Thánh nên được hiểu theo nghĩa đen. Chúng ta phải hiểu Kinh Thánh theo nghĩa thông thường hoặc đơn giản của nó, trừ khi đoạn văn rõ ràng có ý tượng trưng hoặc hình thái tu từ được sử dụng. Kinh Thánh nói điều nó muốn nói nghĩa là điều nó nói. Ví dụ, khi Chúa Giê-xu nói về việc cho ăn "năm ngàn" trong Mác 8:19 thì quy tắc chú giải nói rằng chúng ta nên hiểu năm ngàn theo nghĩa đen, nghĩa là có một đám đông những người đói gồm có năm ngàn người được cho ăn bánh mì và cá thật bởi một Đấng Cứu Rỗi làm phép lạ.

Bất kỳ nỗ lực nào để "tinh thần hóa" con số hay phủ nhận một phép lạ nghĩa đen là không công bằng cho văn bản và bỏ qua mục đích của ngôn ngữ, đó là giao tiếp. Một số người giải thích phạm sai lầm khi cố gắng đọc giữa các dòng Kinh Thánh để đưa ra ý nghĩa huyền bí mà không đúng theo văn bản, như thể mỗi đoạn văn đều có một lẽ thật thuộc linh bị che giấu mà chúng ta nên tìm cách giải mã. Chú giải Kinh Thánh giúp cho chúng ta trung thành với ý nghĩa mong đợi của Kinh Thánh và tránh xa những câu Kinh Thánh ngụ ý mà nên được hiểu theo nghĩa đen.

Một quy tắc quan trọng thứ hai của việc chú giải Kinh thánh là các đoạn văn phải được diễn giải theo lịch sử, ngữ pháp và ngữ cảnh. Diễn giải một đoạn văn lịch sử có nghĩa là chúng ta phải tìm hiểu văn hóa, nền tảng và tình huống đã dựng nên văn bản. Ví dụ, để hiểu đầy đủ về chuyến đi của Giô-na trong Giô-na 1:1–3, chúng ta nên nghiên cứu lịch sử của người A-sy-ri có liên quan đến Y-sơ-ra-ên. Giải thích một đoạn văn theo ngữ pháp yêu cầu một người tuân theo các quy tắc ngữ pháp và nhận ra các sắc thái của tiếng Do Thái và Hy Lạp. Ví dụ, khi Phao-lô viết về "Đức Chúa Trời vĩ đại, cũng là Cứu Chúa của chúng ta là Đức Chúa Jêsus Christ" trong Tít 2:13, các quy tắc ngữ pháp nói rằng Đức Chúa Trời và Đấng Cứu Rỗi là những thuật ngữ song song và cả hai đều thích ứng với Chúa Giê-xu Christ, nói cách khác, Phao-lô gọi rõ ràng Chúa Giê-xu là "Đức Chúa Trời vĩ đại của chúng ta."

Giải thích một đoạn văn theo ngữ cảnh liên quan đến việc xem xét ngữ cảnh của một câu hoặc đoạn văn khi cố gắng xác định ý nghĩa. Bối cảnh bao gồm các câu ngay trước và sau, chương, sách, và rộng nhất là toàn bộ Kinh Thánh. Ví dụ, nhiều phát biểu gây khó hiểu trong sách Truyền Đạo trở nên rõ ràng hơn khi được giữ trong bối cảnh — sách Truyền Đạo được viết từ quan điểm trần gian "dưới ánh mặt trời" (Truyền Đạo 1:3). Trong thực tế, cụm từ dưới ánh mặt trời được lặp lại khoảng ba mươi lần trong cuốn sách, thiết lập bối cảnh cho tất cả những gì là "hư không" trong thế giới này.

Quy tắc thứ ba trong việc chú giải Kinh Thánh là Kinh Thánh luôn là thông dịch viên tốt nhất của Kinh Thánh. Vì lý do này, chúng ta luôn so sánh Kinh Thánh với Kinh Thánh khi cố gắng xác định ý nghĩa của một đoạn văn. Ví dụ, sự lên án của Ê-sai về mong muốn của Giu-đa trong việc tìm kiếm sự giúp đỡ của Ai Cập và sự phụ thuộc của họ vào một kỵ binh mạnh mẽ (Ê-sai 31:1) đã được thúc đẩy phần nào bởi mạng lệnh rõ ràng của Đức Chúa Trời rằng dân sự Ngài không được đi đến Ai Cập để tìm ngựa (Phục truyền luật lệ ký 17:16).

Một số người tránh nghiên chú giải Kinh Thánh bởi vì họ tin tưởng sai lầm rằng nó sẽ hạn chế khả năng học hỏi những lẽ thật mới từ Lời của Đức Chúa Trời hoặc ngăn cản sự soi sáng Thánh Kinh của Đức Thánh Linh. Nhưng nỗi sợ của họ là vô căn cứ. Chú giải Kinh Thánh là hoàn toàn nói về việc tìm kiếm sự giải thích chính xác của văn bản đã được thần cảm. Mục đích của việc chú giải Kinh Thánh là bảo vệ chúng ta khỏi việc áp dụng sai Kinh Thánh hoặc cho phép sự sai lệch bóp méo sự hiểu biết của chúng ta về lẽ thật. Lời của Đức Chúa Trời là lẽ thật (Giăng 17:17). Chúng ta muốn thấy lẽ thật, biết lẽ thật, và sống trong lẽ thật là điều tốt nhất có thể, và đó là lý do tại sao việc chú giải Kinh thánh là rất quan trọng.

English



Trở lại trang chủ tiếng Việt

Chú giải Kinh Thánh là gì?
Chia sẻ trang này: Facebook icon Twitter icon YouTube icon Pinterest icon Email icon
© Copyright Got Questions Ministries