settings icon
share icon

Sách Sáng thế ký

Tác giả: Tác giả của sách Sáng thế ký vẫn chưa được xác nhận. Truyền thống cho rằng tác giả có thể là Môi-se. Vẫn chưa có bất kỳ lý do nào đủ thuyết phục để bác bỏ việc Môi-se là tác giả nguyên thủy của sách Sáng thế ký.

Thời gian viết: Không rõ sách Sáng thế ký được viết khi nào. Thời kỳ hình thành sách có thể trong khoảng 1440 và 1400 trước Chúa, giữa thời gian Môi-se dẫn dân Y-sơ-ra-ên ra khỏi Ai Cập và thời điểm ông qua đời.

Mục đích viết: Cũng có khi, sách Sáng thế ký được gọi là “mảnh đất của hạt giống” cho toàn bộ Kinh Thánh. Hầu hết các học thuyết chính yếu trong Kinh Thánh đều được trình bày từ “hạt giống” trong sách Sáng Thế ký. Trong thời kỳ sa ngã của con người, lời hứa về sự cứu rỗi hay sự cứu chuộc của Chúa đều được chép lại (Sáng thế ký 3:15). Học thuyết về sự sáng tạo, việc quy tội, xưng công chính, sự chuộc tội, sự hư hoại, cơn thịnh nộ, ân điển, quyền tối cao, sự đáp ứng, và nhiều hơn nữa đều được ghi lại trong quyển sách được gọi là Sáng thế ký.

Nhiều câu hỏi lớn về cuộc sống đều được trả lời trong Sáng thế ký. (1) Tôi đến từ đâu? (Chúa tạo nên chúng ta – Sáng thế ký 1:1) (2) Tại sao tôi có mặt trên đời này? (chúng ta có mặt ở đây để có mối liên hệ với Chúa – Sáng thế ký 15:6) (3) Tôi sẽ về đâu? (chúng ta có đích đến sau khi qua đời – Sáng thế ký 25:8; Hê bơ rơ 9:27). Sách Sáng thế ký thu hút các nhà khoa học, sử gia, thần học gia, người nội trợ, bác nông dân, du khách, và người nam – người nữ của Chúa. Kinh Thánh chính là câu trả lời thích hợp cho câu chuyện của Chúa về kế hoạch của Ngài dành cho con người.

Những câu Kinh thánh then chốt:

Sáng thế ký 1:1, “Ban đầu Đức Chúa trời dựng nên trời và đất.”

Sáng thế ký 3:15, “Ta sẽ làm cho mầy và người nữ, dòng dõi mầy và dòng dõi người nữ thù nghịch nhau. Người sẽ giày đạp đầu mầy, còn mầy sẽ cắn gót chân người.”

Sáng thế ký 12:2-3, “Ta sẽ làm cho con thành một dân lớn, Ta sẽ ban phước cho con, Làm rạng rỡ danh con, Và con sẽ thành một nguồn phước. Ta sẽ ban phước cho người nào chúc phước con, nguyền rủa kẻ nào nguyền rủa con; Mọi dân trên đất sẽ nhờ con mà được phước.”

Sáng thế ký 50:20, “Các anh định hại tôi, nhưng Đức Chúa Trời lại định cho nó thành điều lành để thực hiện việc đang xảy ra hôm nay, tức là bảo tồn sự sống cho bao nhiêu người.”

Tóm tắt ngắn gọn: Sách Sáng thế ký có thể được chia thành 2 phần: Lịch sử thời nguyên thủy và Lịch sử các tộc trưởng. Lịch sử thời nguyên thủy chép về (1) Sự sáng tạo (Sáng thế ký chương 1-2); (2) sự sa ngã của con người (Sáng thế ký chương 3-5); (3) Cơn nước lụt (Sáng thế ký chương 6-9); và (4) Do Thái kiều (Sáng thế ký 10-11). Lịch sử các tộc trưởng chép về cuộc sống của 4 người nam vĩ đại: (1) Áp-ra-ham (Sáng thế ký 12-25:8); (2) Y-sác (Sáng thế ký 21:1-35:29); (3) Gia-cốp (Sáng thế ký 25:21-50:14); và (4) Giô-sép (Sáng thế ký 30:22-50:26).

Chúa sáng tạo nên vũ trụ tốt đẹp và không có tội lỗi. Chúa đã tạo nên con người để có mối liên hệ cá nhân với Ngài. A-đam và Ê-va phạm tội và vì thế đã đem điều ác và cái chết vào thế gian. Cái ác gia tăng trong thế gian cho đến khi chỉ có duy nhất một gia đình được Chúa xưng là tốt lành. Chúa làm nên cơn nước lụt để quét sạch tội ác, nhưng ngoại trừ Nô-ê và gia đình của ông cùng những loài vật trên tàu. Sau cơn nước lụt, loài người một lần nữa phát triển và trải đầy trên khắp đất.

Chúa chọn Áp-ra-ham, qua ông Ngài tạo nên một dòng dõi được chọn và sau cùng là Đấng Mê-si-a được hứa ban cho họ. Dòng dõi được chọn tiếp nối đến đời con của Áp-ra-ham là Y-sác, và sau đó đến thời con trai của Y-sác là Gia-cốp. Chúa đổi tên của Gia-cốp thành Y-sơ-ra-ên, và 12 con trai của ông trở thành tổ phụ của 12 chi phái của dân Y-sơ-ra-ên. Trong uy quyền tối cao của Ngài, Chúa cho con của Gia-cốp là Giô-sép đến Ai-Cập nhờ bằng cách sử dụng việc làm xấu xa của các anh trai Giô-sép. Dù những người anh trai làm điều này vì mục đích xấu xa của họ nhưng Chúa lại có những mục đích tốt đẹp khi để cho điều này xảy ra và kết quả cuối cùng là Gia-cốp và gia đình của ông được cứu khỏi nạn đói kém nhờ Giô-sép, là người đã được trở nên rất quyền lực tại Ai Cập.

Những điềm báo: Có nhiều sách trong Tân ước có nguồn gốc từ Sáng thế ký. Chúa Giê-xu là dòng dõi của người nữ sẽ phá tan quyền lực của Sa-tan (Sáng 3:15). Cũng như với Giô-sép, kế hoạch của Chúa mang đến điều tốt lành cho nhân loại thông qua sự chết của Con Ngài, ngay cả khi con người đóng đinh Chúa Giê-xu vào thập giá vì mục đích xấu xa của họ. Nô-ê và gia đình của ông chính là những dân sót đầu tiên luôn trung tín với Chúa được đề cập trong Kinh Thánh. Dù cho chỉ có số ít người không thể chống cự nổi và hoàn cảnh khó khăn, Chúa luôn luôn gìn giữ những người tiếp tục đặt đức tin nơi Ngài. Phần dân sót của Y-sơ-ra-ên đã trở lại Giê-ru-sa-lem sau thời kỳ lưu đày tại Ba-by-lôn; Chúa đã bảo vệ phần dân sót xuyên suốt thời gian bị ngược đãi đã được Kinh Thánh nhắc đến trong Ê-sai và Giê-rê-mi; có 7000 thầy tế lễ còn sót lại được che khỏi cơn thịnh nộ của Giê-sa-bên; Chúa hứa rằng phần dân Do Thái còn sót lại sẽ có ngày được nhận lấy Đấng Mê-si thật sự của họ (Rô-ma 11). Đức tin được bày tỏ qua Áp-ra-ham chính là ân điển của Chúa và là cơ sở cho sự cứu chuộc cho cả dân Do Thái và dân ngoại (Ê-phê-sô 2:8-9; Hê-bơ-rơ 11).

Áp dụng thực tiễn: Đề tài bao trùm của Sáng thế ký chính là sự hiện hữu đời đời của Chúa và sự sáng tạo của Ngài. Không có bất kỳ tác giả nào nỗ lực để chứng minh cho sự hiện diện của Chúa; Chúa đã tuyên bố đơn giản rằng Ngài là Chúa của hiện tại, của quá khứ và là Chúa của tương lai, toàn năng tuyệt đối. Vì lẽ đó, chúng ta có quyền tự hào về tính chân thật của Sáng thế ký, mặc dù có nhiều lời tuyên bố chống lại nó. Tất cả con người, bất kể nền văn hóa, quốc gia hay ngôn ngữ nào, đều thuộc về Đấng sáng tạo. Nhưng vì tội lỗi, đã đến thế gian vào thời kỳ sa ngã, làm cho chúng ta xa cách Chúa. Nhưng thông qua một quốc gia nhỏ là Y-sơ-ra-ên, kế hoạch cứu chuộc của Chúa cho con người được bày tỏ và dành sẵn cho tất cả mọi người. Chúng ta vui mừng vì kế hoạch đó.

Chúa tạo nên vũ trụ, thế giới, và mọi sinh vật sống. Chúng ta tin Ngài luôn quan tâm đến cuộc sống của chúng ta. Chúa có thể cất đi nỗi thất vọng, điều đó có nghĩa là khi Áp-ra-ham và Sa-ra không thể sanh con, và điều tuyệt vời đã đến với họ khi họ tin cậy và vâng lời. Có thể sẽ có những điều kinh khủng và bất công xảy ra trong cuộc sống của chúng ta, như với Giô-sép, nhưng Chúa sẽ luôn đem đến điều tốt đẹp hơn nếu chúng ta đặt đức tin nơi Ngài và kế hoạch đầy quyền năng của Ngài. “Chúng ta biết rằng mọi sự hiệp lại làm ích cho những ai yêu mến Đức Chúa Trời, tức là cho những người được gọi theo ý định của Ngài.” (Rô-ma 8:28).
English



Trở lại trang chủ Khảo sát Cựu Ước



Sách Sáng thế ký
Chia sẻ trang này: Facebook icon Twitter icon YouTube icon Pinterest icon Email icon
© Copyright Got Questions Ministries