settings icon
share icon
Câu hỏi

Kinh thánh nói gì về hối lộ / đưa hoặc nhận hối lộ?

Trả lời


Của hối lộ là tiền, sự ưu ái hoặc lợi ích nào khác được đưa ra để đổi lấy sự đồng tình của một người về một điều đúng đắn hoặc công bằng. Kinh Thánh nói rõ rằng việc đưa hoặc nhận hối lộ là điều ác.

Luật pháp của Đức Chúa Trời, được ban cho Môi-se để cho dân Y-sơ-ra-ên, nghiêm cấm việc nhận hối lộ, “vì của hối lộ làm mờ mắt người sáng suốt và xuyên tạc lời nói của người công chính.” (Xuất Ê-díp-tô Ký 23:8). Luật lệ này được nhắc lại trong Phục Truyền Luật Lệ Ký 16:19: “Anh em không được làm sai lệch công lý, không thiên vị, không nhận hối lộ, vì của hối lộ làm mù mắt kẻ khôn ngoan và xuyên tạc lý lẽ của người công chính.” Những hệ lụy của việc nhận hối lộ được nêu rõ trong hai đoạn Kinh Thánh này. Hối lộ làm sai lệch công lý. Đó là một ảnh hưởng mù quáng đối với sự khôn ngoan và hiểu biết. Nó làm lu mờ lẽ thật và xuyên tạc hoặc bóp méo lời nói của những người lẽ ra là công bình trước mặt Đức Chúa Trời.

Luật pháp thậm chí còn đi xa hơn trong trường hợp hối lộ liên quan đến việc giết một người vô tội. Một thẩm phán nhận hối lộ để kết án tử hình một người vô tội, người thẩm phán đó cũng phạm tội như một kẻ ám sát được trả tiền. Ông ta sẽ bị “nguyền rủa” (Phục truyền luật lệ ký 27:25). Đã có những sự cố mà luật chống hối lộ này bị vi phạm, dẫn đến hậu quả nghiêm trọng. Hai người làm chứng chống lại Na-bốt (1 Các Vua 21:4–16) và những người làm chứng chống lại Ê-tiên (Công vụ 6:8–14) có lẽ đã bị mua chuộc; trong cả hai trường hợp, một người đàn ông vô tội đã bị giết. Khi các quan chức cấp cao đưa và nhận hối lộ, nó gây ra điều ác trong xã hội. “Nhờ công lý, vua làm cho đất nước bền vững. Nhưng ai đòi hối lộ, làm cho đất nước suy vong” (Châm ngôn 29:4). Hối lộ là một đặc điểm của một xã hội thối nát.

Tiên tri Ê-sai đã chống lại điều ác của Y-sơ-ra-ên khi họ từ bỏ một Đức Chúa Trời thật và luật pháp của Ngài. Ê-sai đã ví thành Giê-ru-sa-lem như một con điếm bất trung; thành phố đã từng là nơi công lý, nhưng nó đã trở thành nơi nổi loạn, giết người và trộm cắp. Những người lãnh đạo dân sự là những người thích hối lộ và chạy theo của hối lộ (Ê-sai 1:2–23). Dân Y-sơ-ra-ên không nên đi theo đường lối điều ác nhưng phải nhìn lên Đức Chúa Trời trong cách cư xử với nhau: “Vì Giê-hô-va Đức Chúa Trời của anh em là Thần của các thần và Chúa của các chúa, là Đức Chúa Trời vĩ đại, đầy quyền năng và đáng kính sợ, là Đấng không thiên vị, và không nhận hối lộ ”(Phục truyền luật lệ ký 10:17).

Điển hình kinh khủng nhất về hành vi hối lộ trong Kinh Thánh là ba mươi nén bạc mà Giu-đa- Ích-ca-ri-ốt đã nhận để phản bội Chúa Giê-su. Kết quả của sự phản bội đó là Chúa Giê-su bị bắt và bị đóng đinh. Cuối cùng, ngay cả Giuđa cũng nhận ra rằng việc ông nhận hối lộ là xấu xa. Nhưng khi ông cố gắng trả lại tiền cho các thầy tế lễ cả và trưởng lão, họ đã từ chối nhận và gọi đó là “giá của huyết” (Ma-thi-ơ 27:3–9).

Delilah was bribed to entrap Samson (Judges 16:5). Samuel’s sons disrespected their office by taking bribes (1 Samuel 8:3). The wicked Haman bribed King Ahasuerus in an attempt to destroy the Jews in Persia (Esther 3:9). Felix left Paul in prison, hoping to receive a bribe from Paul (Acts 24:26). And the soldiers charged with guarding Jesus’ tomb were bribed by the chief priests and elders to spread a lie about the disappearance of Jesus’ body (Matthew 28:12–15). In each case, those receiving the bribes cared nothing for truth or justice.

Bà Đa-li-la đã bị mua chuộc để giăng bẫy Sam-sôn (Các Quan Xét 16:5). Các con trai của Sa-mu-ên không tôn trọng chức vụ của họ bằng cách nhận hối lộ (1 Sa-mu-ên 8:3). Haman độc ác đã hối lộ vua A-suê-ru trong nỗ lực tiêu diệt người Do Thái ở Ba Tư (Ê-xơ-tê 3:9). Phê-lít đã bỏ tù Phao-lô với hy vọng nhận được tiền hối lộ (Công vụ các sứ đồ 24:26). Và những người lính được giao nhiệm vụ canh gác ngôi mộ của Chúa Giê-su đã bị các thầy tế lễ cả và trưởng lão mua chuộc để tung tin giả về sự biến mất của xác Chúa Giê-su (Ma-thi-ơ 28:12–15). Trong những trường hợp trên, những người nhận hối lộ không hề quan tâm đến lẽ thật hay công lý.

English



Trở lại trang chủ tiếng Việt

Kinh thánh nói gì về hối lộ / đưa hoặc nhận hối lộ?
Chia sẻ trang này: Facebook icon Twitter icon YouTube icon Pinterest icon Email icon
© Copyright Got Questions Ministries