settings icon
share icon
Câu hỏi

Gót và Ma-gốc có nghĩa là gì?

Trả lời


Về lịch sử, Ma-gốc là một người cháu của Nô-ê (Sáng-thế ký 10:2). Hậu duệ của Ma-gốc định cư về xa phía xa phương bắc của đất nước Do Thái, có thể là nằm trong châu Âu và Bắc Á (Ê-xê-chi-ên 38:15). Ma-gốc cuối cùng trở thành địa danh của một vùng đất nơi mà hậu duệ Ma-gốc sinh sống. Người dân Ma-gốc được mô tả là những chiến binh tinh nhuệ (Ê-xê-chi-ên 38:15; 39:3-9). Gót là tên một nhà lãnh đạo tương lai của Ma-gốc, người mà sẽ dẫn dắt một đội quân tấn công đất nước Do Thái. Đức Giê-hô-va tiên tri sự diệt vong của Gót: "Hỡi con người, hãy xây mặt hướng về Gót ở đất Ma-gốc … mà nói tiên tri chống lại nó" (Ê-xê-chi-ên 38:2).

Gót và Ma-gốc được đề cập trong Ê-xê-chi-ên 38-39 và trong Khải Huyền 20:7-8. Trong khi hai phân đoạn này đề cập đến cùng một tên, nhưng việc nghiên cứu kỹ Kinh Thánh chứng tỏ rằng chúng không phải đề cập cùng một người và cùng sự kiện. Trong lời tiên tri của Ê-xê-chi-ên, Gót sẽ trở thành một lãnh đạo của một đội quân hùng hậu tấn công vùng đất Do Thái. Gót được mô tả là "đất Ma-gốc là vua của Rô-sơ, Mê-siếc và Tu-banh" (Ê-xê-chi-ên 38:2). Trận chiến của Gót và Ma-gốc trong Ê-xê-chi-ên xảy ra trong thời kỳ đại nạn, có thể là trong 3 năm rưỡi đầu. Chứng cứ mạnh mẽ nhất cho quan điểm này là cuộc tấn công sẽ xảy ra khi đất nước Do Thái đang an bình (Ê-xê-chi-ên 38:8,11) – một đất nước từ bỏ sự phòng thủ của mình. Đất nước Do Thái chắc chắn không ở trong hòa bình trong thời điểm này, và sẽ rất khó tin để đất nước này từ bỏ sự phòng thủ trừ khi có sự kiện lớn xảy ra. Khi giao ước của Do Thái với Kẻ Chống Chúa (Antichrist) được thực thi tại thời điểm bắt đầu tuần 70 trong Đa-ni-ên (7 năm đại nạn – Đa-ni-ên 9:27a), đất nước Do Thái sẽ trong hòa bình. Có thể trận chiến sẽ xảy ra ngay trước thời điểm giữa thời kỳ 7 năm đại nạn. Theo Ê-xê-chi-ên, Đức Chúa Trời sẽ đánh bại Gót tại các núi của Do Thái. Cuộc tàn sát sẽ rất lớn và nó mất khoảng 7 tháng để chôn cất tất cả xác chết (Ê-xê-chi-ên 39:11-12).

Gót và Ma-gốc được đề cập lại trong Khải-huyền 20:7-8. Đây là một trận chiến khác, nhưng sự lặp lại tên Gót và Ma-gốc chỉ ra rằng lịch sự lặp lại chính nó. Sự nổi loạn giống nhau chống lại Chúa trong Ê-xê-chi-ên 38-39 lại được tái hiện.

Sách Khải Huyền ám chỉ đến lời tiên tri về Ma-gốc trong Ê-xê-chi-ên để mô tả một cuộc tấn công cuối cùng trong thời kỳ cuối trên đất nước Do Thái (Khải Huyền 20:8-9). Kết quả của trận chiến này là những kẻ thù của Đức Chúa Trời sẽ bị tiêu diệt, và Satan sẽ tìm thấy nơi chốn cuối cùng của mình trong hồ lửa (Khải Huyền 20:10)

Dưới đây là một vài trong số những lý do rõ ràng tại sao Ê-xê-chi-ên và Khải Huyền 20:7-8 ám chỉ đến con người và những trận chiến khác nhau:

1. Trong trận chiến Ê-xê-chi-ên 38-39, những đội quân chủ yếu đến từ phương bắc và chỉ có sự tham gia của một vài đất nước trên thế giới (Ê-xê-chi-ên 38:6,15; 39:2). Trận chiến trong Khải Huyền 20:7-9 sẽ có sự tham gia của tất cả các nước, vì thế những đội quân sẽ đến từ mọi hướng, không chỉ là đến từ phương bắc.

2. Sa-tan không được nhắc đến trong bối cảnh Ê-xê-chi-ên 38-39. Trong Khải Huyền 20:7, bối cảnh rõ ràng được diễn ra sau khi kết thúc 1000 năm với Sa-tan là kẻ xúi giục.

3. Ê-xê-chi-ên 39:11-12 công bố rằng các người chết sẽ bị tiêu hủy trong vòng 7 tháng. Sẽ không cần tiêu hủy người chết nếu Ê-xê-chi-ên 38-39 và Khải Huyền 20:8-9 giống nhau, vì kế liền sau Khải Huyền 20:8-9 là một ngai phán xét lớn và trắng (20:11-15), và sau đó trời và đất hiện tại sẽ bị tiêu hủy và được thay thế bằng trời mới đất mới (Khải Huyền 12:1). Sẽ là điều hiển nhiên để cần tiêu hủy những người chết nếu trận chiến diễn ra tại thời gian đầu của thời kỳ đại nạn, vì đất nước Do Thái sẽ trải qua 1000 năm, là khoảng thời gian của vương quốc nghìn năm (Khải Huyền 20:4-6).

4. Trận chiến trong Ê-xê-chi-ên 38:39 được Chúa sử dụng để đem đất nước Do Thái trở về với Ngài (Ê-xê-chi-ên 39:21-29). Trong Khải Huyền 20, đất nước Do Thái sẽ trung thành với Chúa trong 1000 năm (vương quốc nghìn năm). Sự phản loạn trong Khải Huyền 20:7-10 sẽ bị tiêu diệt và không có cơ hội ăn năn.

English



Trở lại trang chủ tiếng Việt

Gót và Ma-gốc có nghĩa là gì?
Chia sẻ trang này: Facebook icon Twitter icon YouTube icon Pinterest icon Email icon
© Copyright Got Questions Ministries