settings icon
share icon
Câu hỏi

Đức Thánh Linh là “Anh ấy”, “Cô ấy” hay “Nó”, đàn ông, phụ nữ hay trung tính?

Trả lời


Có một nhầm lẫn thông thường liên quan đến Đức Thánh Linh là nhắc đến Ngài bằng từ “nó”, nhưng Kinh thánh không bao giờ sử dụng từ “nó” để nhắc đến Ngài. Đức Thánh Linh là một người. Ngài có thuộc tính của con người, thực hiện những hành động của con người, và có những mối liên hệ cá nhân. Ngài có sự hiểu biết sâu sắc (I Cô-rinh-tô 2:10-11). Ngài có tâm trí hiểu biết, là điều đòi hỏi ở một người tài trí (Rô-ma 8:27). Ngài có ý muốn (I Cô-rinh-tô 12:11). Ngài cáo trách tội lỗi (Giăng 16:8). Ngài thi hành phép lạ (Công vụ 8:39). Người hướng dẫn (Giăng 16:13). Ngài đứng giữa cầu xin giúp cho con người (Rô-ma 8:26). Con người phải tuân theo lời Ngài (Công vụ 10:19-20). Ngài có thể bị con người nói dối (Công vụ 5:3), chống nghịch (Công vụ 7:51), làm buồn lòng (Ê-phê-sô 4:30), bị phỉ báng (Ma-thi-ơ 12:31), thậm chí bị lăng mạ (Hê-bơ-rơ 10:29). Ngài có mối liên hệ với các sứ đồ (Công vụ 15:28) và với từng thành viên của Ba ngôi Đức Chúa Trời (Giăng 16:14; Ma-thi-ơ 28:19; II Cô-rinh-tô 13:14). Con người của Đức Thánh Linh được bày tỏ mà không có sự thắc mắc trong Kinh thánh, nhưng còn giới tính của Ngài thì sao?

Nói theo thần học, vì Đức Thánh Linh là Đức Chúa Trời nên chúng ta có thể đưa ra một số lời tuyên bố về Ngài từ những lời tuyên bố chung về Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời là thần tương phản với xác thịt hay vật chất. Đức Chúa Trời là thần linh và vô hình (nghĩa là không có thân thể) – (Giăng 4:24; Lu-ca 24:39; Rô-ma 1:20; Cô-lô-se 1:15; I Ti-mô-thê 1:17). Đây chính là lý do tại sao không có một thứ vật chất nào đã từng được sử dụng để đại diện cho Đức Chúa Trời (Xuất Ê-díp-tô 20:4). Nếu giới tính là một thuộc tính của thân thể, thì thần không có giới tính. Đức Chúa Trời, theo bản chất của Ngài thì không có giới tính.

Những sự nhận dạng giới tính của Đức Chúa Trời trong Kinh thánh không có sự nhất trí. Nhiều người nghĩ rằng Kinh thánh giới thiệu Đức Chúa Trời bằng những thuật ngữ dành riêng cho giới tính nam, nhưng không phải như thế. Đức Chúa Trời được miêu tả là một người đang mang thai trong sách Gióp và chính Ngài đóng vai là một người mẹ trong sách Ê-sai. Chúa Giê-xu đã miêu tả Đức Chúa Cha giống như là một người phụ nữ tìm kiếm đồng xu bị mất trong Lu-ca 15 (và chính Ngài là “gà mái” trong Ma-thi-ơ 23:37). Trong Sáng thế ký 1:26-27 Đức Chúa Trời đã nói rằng, “Chúng ta hãy làm nên loài người như hình ta và theo tượng ta”, và sau đó “Đức Chúa Trời dựng nên loài người như hình Ngài, Ngài dựng nên loài người giống như hình Đức Chúa Trời, Ngài dựng nên người nam cùng người nữ.” Vậy, hình ảnh của Đức Chúa Trời là người nam và người nữ - không chỉ là một hay là cái khác. Điều này được nhấn mạnh thêm nữa trong Sáng thế ký 5:2, có thể được dịch theo nghĩa đen là “Ngài dựng nên người nam cùng người nữ, khi Ngài dựng nên họ, Ngài ban phước cho họ và đặt tên là A-đam.” Từ “A-đam” trong tiếng Hê-bơ-rơ có nghĩa là “người nam” – ngữ cảnh đang cho thấy rằng nó có nghĩa là “người nam” (trái ngược với người nữ) hay “nhân loại” (ý nghĩa chung). Vậy bất kể loài người nào thì đều được tạo dựng theo hình ảnh của Đức Chúa Trời, nên giới tính không phải là vấn đề.

Tuy nhiên, hình ảnh người nam trong sự mặc khải thì có ý nghĩa. Lần thứ hai Đức Chúa Trời nói một cách rõ ràng được bày tỏ qua một hình ảnh thuộc thể là khi Chúa Giê-xu được yêu cầu bày tỏ Cha cho các môn đồ trong Giăng đoạn 14. Ngài trả lời trong câu 9 rằng, “Ai đã thấy ta, tức là đã thấy Cha!” Phao-lô làm rõ điều này rằng Chúa Giê-xu là hình ảnh chính xác của Đức Chúa Trời trong Cô-lô-se 1:15 bằng cách gọi Chúa Giê-xu là “hình ảnh của Đức Chúa Trời không thấy được”. Câu Kinh thánh này được diễn tả trong phần chứng minh sự ưu việt của Đấng Christ trên mọi loài.

Hầu hết những tôn giáo cổ xưa đều tin vào các vị thần – cả nam thần lẫn nữ thần – đáng được thờ phượng. Nhưng một trong những đặc điểm của Do Thái – Cơ Đốc là đặt niềm tin vào Đấng sáng tạo tối cao. Ngôn ngữ nam tính miêu tả rõ hơn mối liên hệ của Đấng sáng tạo và vật được tạo thành. Đức Chúa Trời tạo dựng nên vũ trụ từ hư không chứ không sinh ra vũ trụ từ vật chất có sẵn. Vì một người nữ không thể tự mình thụ thai, vậy thì vũ trụ không thể tự nó tạo nên nó. Phao-lô làm sáng tỏ điều này trong I Ti-mô-thê 2:12-14 khi ông nói đến thứ tự sáng tạo là khuôn mẫu cho thứ tự của Hội thánh.

Cuối cùng, bất kể sự giải thích thần học của chúng ta, thì sự thật rằng Đức Chúa Trời đã sử dụng riêng từ người nam để nói đến chính Ngài và hầu hết thuật ngữ người nam được dành riêng trong phép ẩn dụ. Thông qua Kinh thánh, Ngài đã dạy chúng ta cách nói chuyện với Ngài, và nó là những từ có liên quan đến người nam. Vậy, mặc dù Đức Thánh Linh không phải là nam cũng không phải là nữ theo bản chất của Ngài, nhưng hoàn toàn thích hợp khi sử dụng giới tính nam để nói đến Ngài bởi vì mối liên hệ của Ngài với sự sáng tạo và sự mặc khải theo Kinh thánh. Hoàn toàn không có nền tảng nào trong Kinh thánh cho rằng Đức Thánh Linh là thành viên “nữ” trong Ba ngôi Đức Chúa Trời.

English



Trở lại trang chủ tiếng Việt

Đức Thánh Linh là “Anh ấy”, “Cô ấy” hay “Nó”, đàn ông, phụ nữ hay trung tính?
Chia sẻ trang này: Facebook icon Twitter icon YouTube icon Pinterest icon Email icon
© Copyright Got Questions Ministries