settings icon
share icon
Câu hỏi

Tại sao giáo lý Cơ Đốc dễ gây chia rẽ?

Trả lời


Một số Cơ Đốc nhân xem từ "giáo lý" là gần như một lời nguyền. Quá trình suy nghĩ về cơ bản là "nên tránh giáo lý bởi vì giáo lý gây ra sự chia rẽ giữa vòng các Cơ Đốc nhân và Chúa mong muốn các Cơ Đốc nhân hiệp một như trong Giăng 17:21". Mặc dù đúng là giáo lý gây ra sự chia rẽ, nhưng nếu sự chia rẽ là do sự bất đồng về một sự giảng dạy Kinh Thánh quan trọng, thì sự chia rẽ không nhất thiết là một điều xấu. Phao-lô tuyên bố, "Vì sẽ đến một thời điểm người ta không chịu nghe giáo lý chân chính, nhưng theo tư dục mà quy tụ nhiều giáo sư quanh mình để được nghe những lời êm tai (II Ti-mô-thê 4:3). Tít 1:9-2:1 tuyên bố, "Giữ vững lời đáng tin cậy đã được dạy dỗ, để có thể dùng giáo lý chân chính mà khuyên nhủ cũng như phản bác những kẻ chống đối. Nhưng phần con, con hãy dạy những điều phù hợp với giáo lý chân chính".

Niềm tin Cơ Đốc, hơn bất kỳ điều nào khác, được dựa trên giáo lý. Các giáo lý về thân vị của Đấng Christ (Giăng 1:1,14), sự hy sinh thay thế của Đấng Christ (II Cô-rinh-tô 5:21), sự phục sinh của Đấng Christ (I Cô-rinh-tô 15:17) và sự cứu rỗi chỉ bởi đức tin (Ê-phê-sô 2:8-9) là hoàn toàn cần thiết và không thể thương lượng. Nếu bất kỳ giáo lý nào trong số này bị loại bỏ, thì đức tin trống rỗng và vô ích. Có những giáo lý khác trong niềm tin Cơ Đốc rất quan trọng, chẳng hạn như giáo lý Ba Ngôi, sự thần cảm của Kinh Thánh và thực tế của tình trạng đời đời. Nếu giáo lý Cơ Đốc gây ra sự chia rẽ về bất kỳ điểm nào trong số này, thì cũng được, vì những người phủ nhận những giáo lý này cần phải được tách ra.

Tuy nhiên, cũng đã có một số lượng lớn sự chia rẽ trong Thân thể Đấng Christ do các giáo lý không, hoặc ít nhất là không nên, có tình trạng "quan trọng". Các ví dụ bao gồm thời điểm của sự cất lên, thuyết sáng tạo trái đất cũ chống lại trái đất mới, người theo phong trào ân tứ chống lại người không theo phong trào ân tứ, thuyết tiền thiên hi niên chống lại thuyết vô thiên hi niên, v.v ... Những giáo lý Cơ Đốc này rất quan trọng. Mỗi giáo lý Cơ Đốc mang một số tầm quan trọng. Nhưng những giáo lý này có lẽ không phải là những điều đáng để chia rẽ/phân tách. Có những tín hữu tận tâm, yêu mến Đấng Christ trên cả hai mặt của những vấn đề này. Chúng ta không nên chia rẽ đối với các vấn đề không thiết yếu, ít nhất là không đến mức đặt câu hỏi về tính hợp lệ của một người khác về đức tin.

Tuy nhiên, có những mức độ chia rẽ là phù hợp ngay cả đối với giáo lý Cơ Đốc không thiết yếu. Một Hội Thánh phải hiệp một và cùng chí hướng liên quan đến trọng tâm, ưu tiên và chức vụ. Nếu có một vấn đề giáo lý ngăn cản sự tập trung hiệp nhất trong chức vụ, thì tốt hơn là một người nên tìm một Hội Thánh khác thay vì gây ra xung đột và chia rẽ trong vòng Hội Thánh. Những sự chia rẽ này là nguyên nhân của nhiều sự chia rẽ/giáo phái trong vòng đức tin Cơ Đốc. Một số người nói đùa rằng chia rẽ Hội Thánh là cách dễ nhất để xây dựng một Hội Thánh mới. Nhưng nếu sự chia rẽ do một giáo lý không thiết yếu là cần thiết để ngăn chặn sự mất đoàn kết và xung đột, thì sự chia rẽ là điều cần phải xảy ra.

Nếu mọi người gạt bỏ những định kiến, thành kiến và những giả định và chỉ chấp nhận những giáo lý Cơ Đốc mà Kinh Thánh dạy, thì sự chia rẽ sẽ không thành vấn đề. Nhưng tất cả chúng ta đều là những sinh vật sa ngã và nhiễm tội lỗi (Truyền đạo 7:20; Rô-ma 3:23). Tội lỗi ngăn cản chúng ta hoàn toàn hiểu và áp dụng Lời Chúa. Không hiểu và vâng phục giáo lý Cơ Đốc là nguyên nhân gây ra sự chia rẽ, chứ không phải chính giáo lý. Chúng ta tuyệt đối nên chia rẽ vì những bất đồng liên quan đến các giáo lý cốt lõi của niềm tin Cơ Đốc. Đôi khi, sự chia rẽ đối với các vấn đề không thiết yếu là cần thiết vì tốt (mặc dù sự chia rẽ ở mức độ thấp hơn). Nhưng, đừng bao giờ đổ lỗi cho giáo lý. Trong thực tế, giáo lý Cơ Đốc là cách duy nhất để có sự hiệp nhất chân thực, đầy đủ và theo Kinh Thánh trong Thân thể Đấng Christ.

English



Trở lại trang chủ tiếng Việt

Tại sao giáo lý Cơ Đốc dễ gây chia rẽ?
Chia sẻ trang này: Facebook icon Twitter icon YouTube icon Pinterest icon Email icon
© Copyright Got Questions Ministries