settings icon
share icon
Câu hỏi

Bày mớ lông chiên trước Chúa trong lời cầu nguyện có chấp nhận được không?

Trả lời


Quan niệm về "bày mớ lông chiên"tới từ câu truyện của Ghê-đê-ôn, một người đứng đầu trong I-sơ-ra-en, trong Các Quan xét 6:36-40. Khi Chúa chỉ đạo ông tập hợp quân đội người I-sơ-ra-en để đánh bại những kẻ xâm chiến Mi-đi-an, Ghê-đê-ôn muốn biết rõ có thật phải là giọng Chúa ông nghe thấy và ông có thật hiểu đường lối từ Ngài (6:17). Vậy nên ông bày mớ lông chiên qua đêm và yêu cầu Chúa làm nó ướt trong khi giữ mảng đất xung quanh khô. Chúa làm những gì Ghê-đê-ôn đề nghị một cách độ lượng, và tới sáng, mảng lông chiên đủ ướt để vắt ra một bát nước.

Nhưng đức tin của Ghê-đê-ôn quá yếu nên ông xin Chúa một dấu hiệu khác- lần này, giữ mảng lông chiên khác khô trong khi làm đất xung quanh ướt. Lần nữa, Chúa đã đồng ý làm theo, và Ghê-đê-ôn cuối cùng được thuyết phục rằng Chúa muốn những gì Ngài nói và đất nước I-sơ-ra-en sẽ chiến thắng như thiên sứ của Đức Chúa Trời đã hứa trong Quan Xét 6:14-16. Bày mớ lông chiên lần thứ hai Ghê-đê-ôn đã xin một dấu hiệu về việc Chúa đã thực sự nói với ông và sẽ làm những gì Ngài nói Ngài sẽ làm.

Có một vài bài học dành cho chúng ta trong câu truyện của Ghê-đê-ôn. Đầu tiên, Chúa độ lượng một cách kì diệu và rất kiên nhẫn với chúng ta, đặc biệt khi đức tin của chúng ta còn yếu. Ghê-đê-ôn hiểu rằng ông bước đi trên nền nguy hiểm và đã thử lòng kiên nhẫn của Chúa khi xin dấu hiệu nhiều lần. Sau dấu hiệu ở mớ lông chiên đầu tiên, ông nói, "Xin Ngài đừng nổi giận với con. Xin cho con thử lại với mớ lông chiên một lần nữa" (Quan Xét 6:39). Nhưng Chúa chúng ta là Đức Chúa nhân từ, yêu thương và kiên nhẫn, Người biết những yếu đuối của chúng ta. Tuy nhiên, câu truyện của Ghê-đê-ôn nên được xem như bài học cho chúng ta và không nên được coi là hình mẫu cho hành vi của chúng ta. Giê-xu nói trong hai dịp rằng "Thế hệ gian ác và ngoại tình nầy đòi xem một dấu lạ" (Ma-thi-ơ 12:39, 16:1-4). Ý Ngài rằng những dấu hiệu Ngài đã đưa ra rồi- sự ưng nghiệm lời tiên tri trong Cựu Ước của Ngài, chữa lành, và phép lạ- đã đủ cho họ để phản hồi với sự thật, nếu như họ thực sự đi tìm sự thật. Hiển nhiên, họ không đi tìm sự thật.

Một bài học khác về mớ lông chiên của Ghê-đê-ôn rằng, những người đòi các dấu lạ phô bày một đức tin yếu và chưa trưởng thành, sẽ không được thuyết phục bằng các dấu lạ dù có được thấy đi chăng nữa! Ghê-đê-ôn đã nhận quá đủ thông tin cho dù không có mớ lông chiên đi nữa. Chúa đã nói với ông ông sẽ chiến thắng (câu 14), và Chúa đã đáp ứng yêu cầu trước đó bằng dấu lạ với sự bày tỏ sức mạnh nơi đám lửa kì diệu (câu 16). Ghê-đê-ôn vẫn xin thêm hai dấu lạ nữa bởi sự bất an trong ông. Theo cách tương tự thế, ngay khi Chúa cho dấu hiệu chúng ta xin, điều này không đáp ứng được những gì ta khẩn cầu vì đức tin yếu kém của chúng ta vẫn nghi ngờ. Điều này thường dẫn ta đến việc xin nhiều dấu hiệu, không cái nào trong số đó cho chúng ta sự đảm bảo ta cần, vì vấn đề không phải nơi quyền năng của Chúa, mà ở cách chính chúng ta nhận thức..

Một vấn đề với việc làm theo gương Ghê-đê-ôn đặt mớ lông chiên là nó không cân nhắc tình huống của chúng ta và Ghê-đê-ôn không thực sự so sánh được. Là Cơ Đốc Nhân, chúng ta có hai công cụ có sức mà Ghê-đê-ôn thiếu. Đầu tiên, chúng ta có đẩy đủ Lời của Chúa chúng ta biết là "được Chúa hà hơi soi dẫn, có ích cho sự dạy dỗ, khiển trách, sửa trị, đào tạo người trong sự công chính, để người của Đức Chúa Trời có đầy đủ bản lĩnh, được trang bị sẵn sàng cho mọi việc tốt đẹp" (2 Ti-mô-thê 3:16-17). Chúa đảm bảo cho chúng ta rằng Lời Ngài là tất cả những gì chúng ta cần để "được trang bị sẵn sàng" cho mọi sự trên đời. Chúng ta không cần những bằng chứng thực nghiệm (dấu hiệu, âm thanh, phép màu) để chứng tỏ rằng Chúa đã nói với chúng ta qua Lời Ngài. Lợi thế thứ hai của chúng ta so với Ghê-đê-ôn là mọi Cơ Đốc Nhân đều có Đức Thánh Linh, là chính Chúa, ngự trong tim mỗi người để hướng dẫn, chỉ đường, và động viên. Trước Ngũ Tuần, các tín đồ chỉ có Cựu Ước và được chỉ dẫn từ bên ngoài bởi bàn tay chu cấp của Chúa. Bây giờ chúng ta có đầy đủ Kinh Thánh từ Ngài và Ngài hiện diện trong trái tim chúng ta.

Thay vì tìm kiếm dấu hiệu từ mớ lông chiên, chúng ta nên thoả lòng biết rằng ý Chúa cho chúng ta trong mỗi tình huống hằng ngày: "Nguyện xin lời của đấng Christ ngự trị trong tâm hồn anh chị em thật dồi dào" (Cô-lô-se 3:16). "Hãy vui mừng mãi mãi, cầu nguyện không ngừng; và cảm ta Chúa trong mọi cảnh ngộ, vì đó là ý muốn của Đức Chúa Trời cho anh chị em trong Đức Chúa Giê-Xu Christ" (1 Thê-sa-lô-ni-ca 5:16-18); "Trong mọi việc anh chị em làm, dù bằng lời nói hay hành động, hãy làm tất cả trong danh Chúa Giê-Xu, nhờ Ngài mà tạ ơn Đức Chúa Trời là Đức Chúa Cha" (Cô-lô-se 3:17). Nếu tất cả những điều này định hình cuộc sống ta, những quyết định chúng ta làm sẽ thuận theo ý Chúa, Ngài sẽ ban phước cho ta không gì đong đếm được với sự bình an và đảm bảo của Ngài, và sẽ là không cần thiết bày mớ lông chiên để cầu xin dấu hiệu.

English



Trở lại trang chủ tiếng Việt

Bày mớ lông chiên trước Chúa trong lời cầu nguyện có chấp nhận được không?
Chia sẻ trang này: Facebook icon Twitter icon YouTube icon Pinterest icon Email icon
© Copyright Got Questions Ministries