settings icon
share icon
Câu hỏi

Đa nguyên tôn giáo là gì?

Trả lời


Đa nguyên tôn giáo thường đề cập đến niềm tin vào hai hoặc nhiều thế giới quan tôn giáo khác nhau có giá trị hoặc được chấp nhận tương đương nhau. Không chỉ là sự khoan dung đơn thuần, thuyết đa nguyên tôn giáo chấp nhận nhiều con đường khả thi có thể đến được với Chúa hoặc các vị thần khác và thường trái ngược với “thuyết độc thần”, là ý tưởng cho rằng chỉ có một tôn giáo chân thật hoặc chỉ có một cách duy nhất để thực sự biết Đức Chúa Trời.

Trong khi chủ nghĩa đa nguyên tôn giáo đã tồn tại ít nhất từ thế kỷ 17, khái niệm này đã trở nên phổ biến hơn kể từ nửa sau của thế kỷ 20 ở Tây Âu và Bắc Mỹ. Cụ thể, ý tưởng về chủ nghĩa đại kết tôn giáo (các tôn giáo hợp với nhau làm một) và phong trào liên tôn phổ biến gần đây đã dẫn đến sự chấp nhận đa nguyên tôn giáo trong văn hóa đại chúng ngày càng tăng.

Chủ nghĩa đa nguyên không chỉ là việc chia sẻ các giá trị nhất định hoặc thỏa thuận về một số vấn đề xã hội. Các Phật tử và Cơ Đốc nhân đều đồng ý rằng việc giúp đỡ người nghèo là quan trọng, nhưng sự hòa hợp có giới hạn như vậy lại không phải là chủ nghĩa đa nguyên. Chủ nghĩa đa nguyên có liên quan đến sự tin cậy đối với các tuyên bố về chân lý mang tính cạnh tranh nhau và chấp nhận sự đa dạng trong niềm tin về Đức Chúa Trời và sự cứu rỗi.

Ngoài ra, hai hoặc nhiều tôn giáo có thể chia sẻ một số niềm tin giáo lý nhưng về cơ bản vẫn khác nhau chẳng hạn như các hệ thống tín ngưỡng. Ví dụ, người Hồi giáo và Cơ Đốc giáo đồng ý rằng chỉ có một Đức Chúa Trời - nhưng cả hai tôn giáo đều định nghĩa khác nhau về Đức Chúa Trời và giữ nhiều niềm tin không thể dung hòa khác.

Kinh Thánh dạy gì về đa nguyên tôn giáo? Đầu tiên, Kinh Thánh chỉ thừa nhận một Đức Chúa Trời (Phục truyền luật lệ ký 6:5). Do đó, thuyết đa nguyên tôn giáo không tương thích với lời dạy dỗ trong Kinh Thánh vì thuyết đa nguyên chấp nhận nhiều quan điểm về Đức Chúa Trời hoặc thậm chí nhiều thần.

Thứ hai, Kinh Thánh dạy về chủ nghĩa độc thần rằng chỉ một phương cách duy nhất để nhận biết Đức Chúa trời ấy chính là thông qua Đức Chúa Giê-su Christ. Giăng 14:6 lưu ý chỉ có Chúa Giê-su là đường đi, chân lý và sự sống và không ai có thể đến được với Đức Chúa Cha nếu chẳng bởi chính Đức Chúa Giê-su. Các sứ đồ cũng dạy một sứ điệp tương tự trong Công vụ 4:12: “Chẳng có sự cứu rỗi trong đấng nào khác; vì ở dưới trời, chẳng có danh nào khác ban cho loài người, để chúng ta phải nhờ đó mà được cứu”

Thứ ba, Kinh Thánh thường xuyên lên án các tôn giáo khác vì theo các vị thần mà không thực sự là thần. Chẳng hạn, Giô-suê 23:16 chép rằng: “Nếu các ngươi bội giao ước của Giê-hô-va Đức Chúa Trời các ngươi đã dặn biểu, nếu các ngươi đi hầu việc các thần khác, và quì lạy trước chúng nó, thì cơn thạnh nộ của Đức Giê-hô-va sẽ nổi phừng cùng các ngươi, và các ngươi bị diệt mất liền khỏi xứ tốt đẹp mà Ngài đã ban cho…”

Quyền tự do tôn giáo đảm bảo rằng nhiều tôn giáo có thể thờ phượng một cách hòa bình và những người theo đạo Thiên Chúa đánh giá cao sự tự do đó, vì nó cho phép thờ phượng Đức Chúa Trời một cách cởi mở. Ngược lại, thuyết đa nguyên tôn giáo dạy rằng đa tôn giáo là đúng hoặc có giá trị như nhau, là điều mà Kinh Thánh rõ ràng bác bỏ. Chúng tôi khuyến khích tự do tôn giáo, nhưng đồng thời chúng tôi truyền đạt lời dạy của Kinh Thánh về “chỉ có một Đức Chúa Trời, và chỉ có một Đấng Trung bảo ở giữa Đức Chúa Trời và loài người, tức là Đức Chúa Jêsus Christ, là người” (1 Ti-mô-thê 2:5).

English



Trở lại trang chủ tiếng Việt

Đa nguyên tôn giáo là gì?
Chia sẻ trang này: Facebook icon Twitter icon YouTube icon Pinterest icon Email icon
© Copyright Got Questions Ministries