settings icon
share icon
Câu hỏi

Cơ Đốc nhân có nên tham gia vào việc châm cứu/bấm huyệt không?

Trả lời


Nguồn gốc của châm cứu là Đạo giáo Trung Quốc. Đạo giáo là hệ thống triết học được phát triển bởi Lão Tử và Trang Tử, ủng hộ một cuộc sống hoàn toàn đơn giản, tự nhiên, và không can thiệp vào quá trình diễn biến của các sự kiện tự nhiên để đạt được sự tồn tại hòa hợp với đạo, hoặc sức sống. Nó có liên hệ chặt chẽ với Hsuan Chaio, một tôn giáo phổ biến của Trung Quốc, có nội dung dựa trên các giáo lý của Lão Tử, nhưng nó thực sự rất đa dạng về bản chất và được đặc trưng bởi đền thờ của nhiều vị thần, mê tín dị đoan và thực hành thuật giả kim (luyện đan), bói toán và phép thuật.

Trong triết lý/tôn giáo Trung Quốc này có hai nguyên tắc. Đầu tiên là "âm", là điều tiêu cực, đen tối, và nữ tính, và thứ hai là "dương", là điều tích cực, tươi sáng và nam tính. Sự tương tác của hai lực lượng này được cho là sự ảnh hưởng phương hướng cho các số phận của tất cả các sinh vật và sự vật. Số phận của một người nằm dưới sức mạnh của sự cân bằng hoặc mất cân bằng của hai lực lượng này. Châm cứu là một cơ chế được thực hành bởi các tín đồ của Đạo giáo được sử dụng để mang "âm và dương" của cơ thể vào sự hòa hợp với đạo.

Mặc dù triết lý cơ bản và thế giới quan đằng sau châm cứu rõ ràng không thuộc Kinh thánh, nhưng điều đó không nhất thiết có nghĩa là việc thực hành châm cứu chống lại những lời dạy của Kinh thánh. Nhiều người đã nhận thấy rằng châm cứu giúp giảm cơn đau và các chứng bệnh khác khi tất cả các phương pháp điều trị khác đã thất bại. Cộng đồng y tế ngày càng nhận ra rằng, trong một số trường hợp, có những lợi ích y tế có thể kiểm chứng được nhờ châm cứu. Vì vậy, nếu thực hành châm cứu có thể được tách ra khỏi triết lý/thế giới quan đằng sau châm cứu, thì có lẽ châm cứu là điều mà Cơ đốc nhân có thể cân nhắc. Một lần nữa, mặc dù vậy nhưng vẫn phải cực kỳ thận trọng để tránh các khía cạnh tâm linh đằng sau châm cứu. Hầu hết các học viên châm cứu thực sự tin vào triết lý đạo/âm-dương mà châm cứu dựa vào đó.

Sự khác biệt giữa châm cứu và bấm huyệt là bấm huyệt sử dụng áp lực được đặt trên các trung tâm thần kinh, thay vì kim châm. Ví dụ, có những điểm áp lực được cho là nằm ở lòng bàn chân và lòng bàn tay tương ứng với các vùng khác của cơ thể. Bấm huyệt có vẻ tương tự như liệu pháp xoa bóp mô sâu, nơi các cơ của cơ thể bị đè ép xuống để tăng lưu lượng máu. Tuy nhiên, nếu bấm huyệt được thực hành để đưa cơ thể vào sự hài hòa của âm và dương, thì sẽ nảy sinh ra vấn đề tương tự với châm cứu. Liệu sự thực hành có thể được thực hiện mà không có triết lý không?

Vấn đề quan trọng ở đây là việc tách rời tín đồ tái sinh khỏi bất kỳ và tất cả các sự thực hành sẽ mang đến cho họ sự nguy hiểm của việc trói buộc đối với các tôn giáo giả. Việc phớt lờ hoặc không biết điều xấu thì rất nguy hiểm, và chúng ta càng tự báo cho chính mình về nguồn gốc thực sự của các triết lý và thực hành phương Đông, thì chúng ta càng thấy rằng chúng bắt nguồn từ mê tín dị đoan, thuyết huyền bí và tôn giáo giả trực tiếp chống lại Lời Chúa. Vậy một phương pháp y học có giá trị có thể được phát minh bởi một người không phải là Cơ Đốc nhân không? Tất nhiên là có! Phần lớn y học phương Tây có nguồn gốc từ những sự thực hành/các cá nhân mà chỉ là những người không phải là Cơ Đốc nhân như những người triển khai phương pháp châm cứu. Nguồn gốc là Cơ Đốc nhân hay không rõ ràng không phải là vấn đề. Những phương pháp mà chúng ta phải chịu trong việc tìm kiếm sự chữa lành/giảm đau nằm ở vấn đề về quan điểm, sự phân biệt, và niềm tin, chứ không phải chủ nghĩa giáo điều.

English



Trở lại trang chủ tiếng Việt

Cơ Đốc nhân có nên tham gia vào việc châm cứu/bấm huyệt không?
Chia sẻ trang này: Facebook icon Twitter icon YouTube icon Pinterest icon Email icon
© Copyright Got Questions Ministries