settings icon
share icon
Câu hỏi

Tôi là một người Mặc môn, tại sao tôi nên quan tâm đến vấn đề trở thành một Cơ đốc nhân?

Trả lời


Bất kì ai từ bất kì tôn giáo nào – hoặc không có tôn giáo nào cả — người mà hỏi, "tại sao tôi lại nên quan tâm đến vấn đề trở thành một Cơ đốc nhân?" nên quan tâm tới những điều khoản của Cơ Đốc Giáo. Cho một người Mặc môn khi hỏi câu hỏi này, điểm khác biệt giữa giáo lí của Kinh thánh Cơ đốc giáo và Triết lí của Giáo hội Các Thánh hữu Ngày Sau của Chúa Giê-xu Ky-tô (LDS) chính là khu vực nghiên cứu chính. Nếu Kinh thánh là lời của Đức Chúa Trời (cả Joseph Smith và Brigham Young đều tin vào điều này), do đó niềm tin căn nguyên của chủ nghĩa Mặc môn và các Thánh Hữu ngày sau của chúa Giê-xu nếu những niềm tin này là đáng tin cậy) nên có sự nhất quán với những bài giảng của Kinh thánh. Tuy nhiên, ở đây không có sự nhất quán, và chúng ta sẽ tìm kiếm ở bốn khu vực khác nhau giữa chủ nghĩa Mặc môn và Kinh thánh.

1. Một người mặc môn người mà muốn quan tâm tới việc trở thành một cơ đốc nhân nên hiểu rằng những bài giảng của chủ nghĩa mặc môn phụ thuộc vào những nguồn kinh thánh bên ngoài. Bài giảng kinh thánh cho rằng có thẩm quyền khi truyền đạt kiến thức cho đời sống của cơ đốc nhân (2 Ti-mô-thê 3:16) và Đức Chúa Trời rõ ràng ghê tởm bất cứ ai người mà đòi hỏi quyền hạn để thêm vào những điều mà Đức Chúa Trời đã chứng tỏ ở trong Kinh thánh. Nói theo cách khác, Đức Chúa Trời đã tuyên bố công việc của Ngài về lời mặc khải đã hoàn tất (Khải-huyền 22:18-19). Do đó, không có bất cứ lí do nào để Đức Chúa Trời phải viết thêm. Một "Đức Chúa Trời" mà đã viết cuốn sách của Ngài, nói rằng nó đã hoàn thành, và sau đó nhận ra rằng mình đã quên một điều gì đó cũng như không có một kế hoạch trong tương lai đã không biết đủ để viết tất cả lầu đầu tiên. Một Chúa như thế không phải là Đức Chúa Trời trong Kinh thánh. Lúc này những bài giảng của chủ nghĩa Mặc môn cho rằng Kinh thánh là một trong bốn nguồn có thẩm quyền, còn lại ba nguồn khác là sách của mặc môn, sách giáo lý và giao ước, "Pearl of Great Price". Ba cuốn sách này đến từ một người đàn ông tuyên bố rằng những sách đó được truyền cảm hứng của Đức Chúa Trời mặc dù ba sách đó đối lập với Kinh thánh, văn bản sự thật truyền cảm hứng đầu tiên. Để tạo thêm tài liệu vào Thánh kinh và nói lên cảm hứng của nó đối lập với Đức Chúa Trời.

2) Một người mặc môn khi quan tâm tới việc trở thành một Cơ đốc nhân nên hiểu rằng chủ nghĩa mặc môn đẩy mạnh việc sự sự giảm vai trò của Đức Chúa Trời. Chủ nghĩa mặc môn dạy rằng Đức Chúa Trời không phải luôn luôn là Đấng tối cao hằng hữu của cả vũ trụ (Giáo lý Mặc môn, tr 321) nhưng đạt được địa vị thông qua đời sống công chính (Bài giảng của tiên tri Joseph Smith, tr 345). Tuy nhiên ai định nghĩa sự công chính? Tiêu chuẩn đó chỉ có thể đến từ Đức Chúa Trời mà thôi. Do đó, những bài giảng nói rằng Đức Chúa Trời đã trở thành Đức Chúa Trời bằng cách đạt được tiêu chuẩn khởi nguồn từ Đức Chúa Trời là một sự mâu thuẫn. Thêm nữa, một Thần không phải là một đấng đời đời và hằng hữu thì không phải là Đức Chúa Trời của Kinh thánh. Kinh thánh dạy rằng Đức chúa trời là một Đấng Đời Đời và Hằng Hữu (Phục – truyền 33:27; Thi-thiên 90:2, 1 Ti-mô-thê 1:17) và Ngài không được tạo ra nhưng là Đấng sáng tạo (Sáng-thế-kí 1; Thi-thiên 24:1; Ê-sai 37:16; Cô-lô-se 1:17-18).

3) Một người Mặc môn người mà muốn quan tâm trở thành một Cơ đốc nhân nên hiểu rằng bài giảng của chủ nghĩa mặc môn thổi phồng tầm nhìn của con người điều mà đối lập hoàn toàn với bài giảng của Kinh thánh. Chủ nghĩa Mặc môn dạy rằng bất kì người nào cũng có thể trở thành một vị thần (Bài giảng của tiên tri Joseph Smith, tr 345-354; sách giáo lí và giao ước 132:20). Tuy nhiên bài giảng Kinh thánh lặp đi lặp lại nhiều lần rằng chúng ta vốn đã là tội nhân (Giê-rê-mi 17:9; Rô-ma 3:10-23:8:7) và Đức Chúa Trời là Đức Chúa T rời duy nhất (1 Sa-mu-ên 2:2; Ê-sai 44:6;8; 46:9). Ê-sai 43:10 ghi nhận lời của chính Đức chúa trời rằng: "không có thần nào được tạo thành trước Ta, và cũng chẳng có thần nào sau Ta nữa." Làm sao chủ nghĩa mặc môn có thể khẳng định rằng người sẽ trở thành thần trong sự đối mặt với bằng chứng không thể chối cãi của Kinh thánh cả c là một bài chứng cho khát khao sâu xa về mong muốn chiếm đoạt vị trí của Đức chúa trời, một sự khát khao được sinh ra bởi trái tim của quỉ Sa-tan (Ê-sai 14:14) và đã thông qua bởi Adam và Eve trong vườn địa đàng (Sáng-thế-kí 3:5). Khát khao chiếm đoạt ngôi vị của Đức chúa trời hoặc chia sẻ nó, tiêu biểu cho những ai người mà cha của họ là quỉ dữ, bao gồm cả những kẻ chống Chúa, những kẻ sẽ cư xử với những khao khát giống nhau trong thời kì cuối (2 thê-sa-lô-ni-ca 2:3-4). Thông qua lịch sử, rất nhiều tôn giáo sai lạc đã trả giá cho cùng ham muốn trở thành Đức chúa trời, nhưng Đức chúa trời tuyên bố rằng không có Đức chúa trời nào ngoài Ngài (Ê-sai 44:6), và chúng ta không nên làm điều mâu thuẫn với Ngài.

4) Một tín đồ Mặc môn người mà quan tâm tới việc trở thành một Cơ đốc nhân nên hiểu rằng bài giảng của chủ nghĩa Mặc môn nói rằng chúng ta có khả năng tự tiềm kiếm sự cứu rỗi của chúng ta, trái ngược với Thánh kinh (Bài báo về Niềm Tin, tr. 92; Nephi 25:23) mặc dù chúng ta sẽ nắm chắc rằng cuộc sống sẽ khác nhau bởi vì niềm tin của chúng ta, chứ không phải là công việc chúng ta làm có thể cứu chúng ta, nhưng chỉ có ân điển của Đức Chúa Trời thông qua niềm tin Ngài ban cho chúng ta như một món quà miễn phí (Ê-phê-sô 2:4-10). Điều này thật đơn giản bởi vì Đức Chúa trời chỉ chấp nhận sự công chính toàn hảo của Ngài. Chúa Giê-xu chết trên thập tự giá và sự toàn hảo của Ngài để Cứu chuộc cho tội lỗi của chúng ta (2 Cô-rinh-tô 5:21). Chúng ta chỉ có thể được làm nên thánh trong tầm nhìn của Đức Chúa Trời thông qua niềm tin trong Chúa Giê -xu (1 Cô-rinh-tô 1:2; 6:11).

Ruốc cuộc, niềm tin trong Đấng Christ giả dẫn tới sự cứu chuộc giả, bất cứ sự cứu chuộc nào thứ mà "kiếm được" đều là sự cứu chuộc giả (Rô-ma 3:20-28). Chúng ta không thể xứng đáng với sự cứu rỗi bằng phẩm chất của chính chúng ta. Nếu chúng ta không tin lời của Đức Chúa Trời, do đó chúng ta không có một niềm tin căn bản nào hết. nếu chúng ta có thể tin lời của Đức Chúa Trời, khi đó chúng ta phải nhận ra rằng lời của Ngài là chân thật và đáng tin cậy. Nếu Đức Chúa Trời không thể hoặc đã không duy trì lời của Ngài một cách chính xác, do đó ngài sẽ không phải là Đức Chúa Trời. Điểm khác biệt giữa chủ nghĩa mặc môn và Cơ đốc giáo chính là Cơ đốc nhân khẳng định sự đời đời và hằng hữu của Đức Chúa Trời, một Đấng đã đặt ra tiêu chuẩn hoàn hảo và thánh, mà chúng ta không thể vâng phục (Công vụ 15:10). Sau đó, vì tình yêu thương vĩ đại của Chúa, (Ngài) trả giá cho tội lỗi của chúng ta bằng cách gửi Con Trai duy nhất của mình tới và chết trên thập tự giá cho chúng ta.

Nếu bạn đã sẵn sàng đặt niềm tin của bạn vào kế hoạch hiến sinh đầy đủ của Chúa Giê-xu, bạn có thể nói những lời sau đây tới Đức Chúa Trời: " Lạy Chúa cha, con biết rằng con là một tội nhân và con xứng đáng với sự trừng phạt của Ngài. Con nhận ra và tin rằng Chúa Giê-xu là Đấng cứu chuộc duy nhất. Con đặt niềm tin của con lên một mình Chúa Giê-xu để cứu con. Lạy Chúa Cha, xin người tha thứ cho con, tẩy sạch con, và thay đổi con. Cảm ơn ngài cho ân điển và lòng khoan dung tuyệt vời.

Bạn có quyết định tin nhận Đấng Christ vì những gì mà bạn đã đọc không? Nếu có, xin bạn vui lòng nhấn vào nút nhấn bên dưới: “Hôm nay tôi bằng lòng tin nhận Đấng Christ”
English



Trở lại trang chủ tiếng Việt

Tôi là một người Mặc môn, tại sao tôi nên quan tâm đến vấn đề trở thành một Cơ đốc nhân?
Chia sẻ trang này: Facebook icon Twitter icon YouTube icon Pinterest icon Email icon
© Copyright Got Questions Ministries