settings icon
share icon
Câu hỏi

Một Cơ Đốc nhân có nên dùng thẻ tín dụng không?

Trả lời


Chứng từ tín dụng dưới một số hình thức đã tồn tại từ những năm 1800, nhưng với tư cách cá nhân và hạn chế. Thẻ tín dụng bằng nhựa như chúng ta biết chỉ được sử dụng từ những năm 1960. Năm 1946, một chủ ngân hàng tên là John Biggins đã phát minh ra thẻ ngân hàng có tên “Charg-It”, nhưng nó chỉ được sử dụng tại địa phương thông qua ngân hàng của ông. Năm 1950, Diners Club giới thiệu một loại thẻ đã trở thành thẻ tín dụng đầu tiên được sử dụng rộng rãi. Kể từ đó, các ngân hàng và tổ chức cho vay khác tham gia vào đám đông của những người háo hức cho vay tiền có lãi suất. Thẻ tín dụng có thể giúp người nào đó có được tiền trong thời gian căng thẳng về tài chính, nhưng chúng cũng có thể tạo ra khoản nợ không thể quản lý nếu không được sử dụng cẩn thận. Vì đối với một Cơ Đốc nhân, Đức Chúa Trời phải tể trị trong mọi lĩnh vực của cuộc sống, bao gồm cả tài chính, một Cơ Đốc nhân có nên sở hữu thẻ tín dụng không?

Một Cơ Đốc nhân có nên sở hữu và sử dụng thẻ tín dụng hay không phụ thuộc vào khả năng tự chủ, sự khôn ngoan và hiểu biết của người đó về sức mạnh mà thẻ tín dụng có sở hữu chính chúng ta. Một vấn đề lớn đối với các tổ chức cho vay và công ty thẻ tín dụng là họ kiếm được nhiều của cải từ những người có thói quen chi tiêu không khôn ngoan và những người quá nghèo để trả nợ. Khi Đức Chúa Trời ban luật pháp của Ngài cho dân Y-sơ-ra-ên, Ngài quy định rằng họ không được cho đồng hương vay tiền với lãi suất (Lê-vi Ký 25:36; Xuất Ê-díp-tô Ký 22:25). Lệnh cấm hoàn toàn không hề chống lại bất kỳ khoản lãi suất nào đối với bất kỳ ai mà họ có thể cho vay tiền, mà là chống lại việc tính lãi suất cắt cổ đối với những người Y-sơ-ra-ên không đủ khả năng chi trả. Ngược lại, Thi-thiên 15:5 mô tả người ở trong sự hiện diện của Đức Chúa Trời là người, trong số những điều đó ấy là, “không cho vay tiền lấy lời”.

Nhiều người nhận ra rằng họ không thể tin tưởng bản thân trong việc sử dụng thẻ tín dụng. Họ có xu hướng xem chúng như là là “món tiền miễn phí” khi không nhận hoá đơn thanh toán trong vài tuần, hoặc thậm chỉ chỉ cần thanh toán mức tối thiểu được yêu cầu. Họ có thể có một chiếc tàu 2.000 đô la hôm nay và chỉ cần trả vài trăm đô la mỗi lần trong vài tháng. Điều họ không muốn nghĩ đến là chiếc tàu mới trị giá 2.000 đô la sẽ trở thành chiếc tàu đã qua sử dụng trị giá 4.000 đô la vào thời điểm cuối cùng họ đã trả xong, với mức thanh toán tối thiểu mỗi tháng. Lãng phí tiền theo lãi suất không phải là cách quản lý tốt các nguồn lực mà Đức Chúa Trời đã giao phó cho chúng ta (xin xem 1 Ti-mô-thê 6:10; Châm-ngôn 22: 7). Chi tiêu khôn ngoan có nghĩa là chúng ta cố gắng sống dưới khả năng của mình để luôn có tiền cho những trường hợp khẩn cấp và đủ để chia sẻ với những người khác khi có cần.

Kiếm lãi từ các khoản đầu tư, thay vì trả lãi cho chi tiêu của chúng ta, là một cách khôn ngoan để xử lý tiền bạc. Trong Ma-thi-ơ chương 25, Chúa Giê-su nêu ví dụ về ba đầy tớ, hai trong số đó đã đầu tư những gì chủ đã giao cho họ và nhân đôi số tiền ban đầu. Tuy nhiên, người đầy thứ ba đã không đầu tư. Trong câu 27, người chủ nói với anh ta, "Vậy thì ngươi phải đưa bạc của ta lại cho người buôn bạc, rồi khi ta trở về, sẽ lấy vốn và lời."

Bản thân thẻ tín dụng không phải là tội lỗi. Chúng có thể mang lại lợi ích, tiện lợi và thậm chí tiết kiệm cho người biết sử dụng chúng một cách khôn ngoan. Chúng ta làm chủ tài chính của chính mình, hơn là để tài chính điều khiển chúng ta. Chúng ta không nên để những gì chúng ta có thể mua trở thành thần tượng. Chúng ta cũng không được dùng tiền của mình để kiểm soát người khác. Những người sử dụng thẻ tín dụng khôn ngoan tránh được lãi suất cắt cổ khi mua hàng của họ bằng cách thanh toán toàn bộ số dư trên thẻ vào cuối mỗi chu kỳ thanh toán.

Khi chúng ta coi thẻ tín dụng là tiền mặt, chúng ta luôn kiểm soát được chi tiêu của mình. Chúng ta không mua những gì chúng ta không có khả năng chi trả và do đó không kết thúc với một cú sốc đáng kinh ngạc khi hóa đơn đến. Chỉ mua những gì chúng ta có thể chi trả giúp chúng ta tuân theo Hê-bơ-rơ 13:5, “Chớ tham tiền; hãy lấy điều mình có làm đủ rồi…” Khi từ chối lời dụ dỗ của việc chi tiêu bằng tín dụng, chúng ta học cách thực hành sự thỏa lòng (1 Ti-mô-thê 6:6). Nhờ sự thỏa lòng, chúng ta phát triển tính cách tin kính và xem tài chính của mình như một cách để mang lại ích lợi cho người khác và tôn vinh Đức Chúa Trời (Thi-thiên 37:26; Châm-ngôn 11: 24–25; 2 Cô-rinh-tô 9:7).

English



Trở lại trang chủ tiếng Việt

Một Cơ Đốc nhân có nên dùng thẻ tín dụng không?
Chia sẻ trang này: Facebook icon Twitter icon YouTube icon Pinterest icon Email icon
© Copyright Got Questions Ministries