settings icon
share icon
Câu hỏi

Chủ nghĩa Vị lợi là gì?

Trả lời


Bản chất của Chủ nghĩa Vị lợi là khoái lạc và khổ đau. Theo triết lý của Chủ nghĩa Vị lợi, điều “tốt” là bất cứ điều gì làm tăng khoái lạc và giảm khổ đau. Triết lý này tập trung vào kết quả. Nếu kết quả của một hành động giúp tăng khoái lạc và giảm khổ đau thì hành động đó được coi là tốt. Thực ra cốt lõi của Chủ nghĩa Vị lợi là triết lý khoái lạc. Lịch sử của Chủ nghĩa Vị lợi đã được xuất phát từ nhà triết học người Hi Lạp tên Epicuris. Nhưng nếu xét về mặt môn phái, Chủ nghĩa Vị lợi thường được công nhận xuất phát từ nhà triết học người Anh Jeremy Bentham.

Chủ nghĩa Vị lợi có những vấn đề gì? Thứ nhất là nó tập trung vào kết quả. Trong thực tế, một hành động không chỉ là đúng bởi vì kết quả của nó là đúng. Kinh Thánh chép “loài người xem bề ngoài, nhưng Đức Giê-hô-va nhìn thấy trong lòng” (1 Sa-mu-ên 16:7; 1 Vua 8:39). Đức Chúa Trời không quan tâm đến kết quả nhiều như Ngài quan tâm đến ý định trong lòng chúng ta (1 Cô-rinh-tô 4:5; Khải huyền 2:23). Hành động tốt với ý định xấu không làm đẹp lòng Chúa. Rõ ràng, chúng ta không nhìn thấy ý định của người khác, thậm chí còn không thể thực sự phân tích được ý định của chính mình (1 Cô 4:4). Nhưng đó không phải lời bào chữa; chúng ta đều phải đến trước Chúa và giải trình toàn bộ hành động của mình (Ro-ma 14:10-12).

Vấn đề thứ hai của Chủ nghĩa Vị lợi là nó tập trung vào khoái lạc thay vì tập trung vào điều tốt thực sự. Khoái lạc là định nghĩa của con người về điều tốt, bởi vậy nên có tính chủ quan. Có điều là khoái lạc với người này nhưng lại không phải là khoái lạc với người kia. Theo Kinh Thánh, Đức Chúa Trời là định nghĩa của sự tốt lành (Thi Thiên 86:5; 119:68), và bởi vì Đức Chúa Trời không thay đổi (Ma-la-chi 3:6; Gia-cơ 1:17), khái niệm của sự tốt lành cũng không thay đổi. Đây là một khái niệm khách quan, không chủ quan. Điều tốt lành không thay đổi theo xu hướng khát vọng của con người hay sự biến động của thời gian. Hơn nữa, khi đánh đồng điều tốt với khoái lạc, ta mạo hiểm định nghĩa điều tốt chỉ đơn giản sự thỏa mãn ham muốn cơ bản của xác thịt. Như cuộc đời của những người phục tùng lối sống khoái lạc, càng nuông chiều khoái lạc, càng bớt “khoái”, và càng phải nuông chiều khoái lạc nhiều hơn để có được sự kích thích như trước. Đây là quy luật lợi tức giảm dần áp dụng cho khoái lạc. Ví dụ cho vòng luẩn quẩn này là một người nghiện ma túy phải thử những loại ma túy mạnh hơn để được “phê” như lần trước.

Vấn đề thứ ba của Chủ nghĩa Vị lợi là sự trốn tránh khổ đau. Không phải mọi khổ đau đều là xấu. Bản chất của khổ đau không phải là tốt, nhưng nó có thể dẫn đến điều tốt. Lịch sử nhân loại gồm rất nhiều con người học hỏi từ những sai lầm của mình. Như nhiều người đã nói, thất bại là người thầy giỏi nhất. Không ai cổ xúy chúng ta phải đi tìm kiếm khổ đau, nhưng nếu nói rằng mọi nỗi đau đều là ác và phải tránh thì hơi thiếu sâu sắc. Đức Chúa Trời quan tâm đến sự thánh khiết của chúng ta hơn là niềm hạnh phúc. Đức Chúa Trời khuyến khích dân sự Ngài phải nên thánh như Ngài là thánh (Lê-vi 11:44; 1 Phi-e-rơ 1:15-16) Kinh Thánh cũng chép rằng chúng ta phải xem mọi thử thách là niềm vui (Gia-cơ 1:2-4), không phải vì thử thách là vui, nhưng bởi thử thách sẽ dẫn dắt ta đến sự kiên nhẫn và trung tín.

Tóm lại, triết lý của Chủ nghĩa Vị lợi là biến cuộc đời của nhiều người hết mức có thể bớt khổ đau hết mức có thể. Xét trên bề mặt thì đây có vẻ như là một mục tiêu đáng ngưỡng mộ. Ai lại không muốn bớt đi khổ đau của nhân loại trên toàn thế giới? Nhưng Kinh Thánh chép rằng đời sống trên đất không phải là hết. Nếu chúng ta chỉ sống để tăng tối đa sự khoái lạc, chúng ta đang bỏ lỡ mất bức tranh toàn cảnh. Chúa Giê-xu nói rằng ai sống cho đời này sẽ rất thất vọng (Ma-thi-ơ 6:19; Mác 8:36). Sứ đồ Phao-lô nói rằng thử thách trong đời này sẽ không thể so sánh với vinh qua chúng ta nhận được trong cõi vĩnh cửu (2 Cô-rinh-tô 4:17). Những gì trên đất này rất ngắn ngủi và tạm thời (c. 18). Chúng ta nên tập trung tăng tối đa vinh quang trên thiên đàng chứ không phải đời sống trên đất.

English



Trở lại trang chủ tiếng Việt

Chủ nghĩa Vị lợi là gì?
Chia sẻ trang này: Facebook icon Twitter icon YouTube icon Pinterest icon Email icon
© Copyright Got Questions Ministries