settings icon
share icon
Câu hỏi

Những thế mạnh và những điểm yếu theo quan điểm của sự cất lên giữa kỳ hoạn nạn (quan điểm giữa kỳ hoạn nạn)?

Trả lời


Theo quan điểm Lai Thế Học, rất quan trọng để nhớ rằng hầu hết tất cả Cơ Đốc Nhân đều đồng ý cho ba điều: 1) sẽ có một thời gian hoạn nạn trong tương lai mà thế giới chưa từng nhìn thấy, 2) sự tái lâm lần thứ nhì của Chúa Cứu Thế Giê-xu, và 3) một biến hóa từ sự chết sang bất tử cho những tín đồ, thường được biết đến như là sự cất lên (Giăng 14:1-3); 1 Cô-rinh-tô 15:51-52; 1 Tê-sa-lô-ni-ca 4:16-17). Câu hỏi là khi nào hiên tượng cất lên sẽ xảy ra có liên qua đến kỳ hoạn nạn và sự tái lâm thứ nhì? Ba học thuyết chính liên quan đến thời gian của sự cất lên là học thuyết tiền kỳ hoạn nạn (tin rằng sự cất lên sẽ xảy ra trước kỳ hoạn nạn bắt đầu), học thuyết giữa kỳ hoạn nạn (tin rằng hiện tượng cất lên sẽ xảy ra lúc tâm điểm của kỳ hoạn nạn khổ nạn), học thuyết hậu kỳ hoạn nạn (tin rằng sự cất lên sẽ xảy ra vào lúc kết thúc kỳ hoạn nạn. Bài viết này đề cập cụ thể đến quan điểm giữa kỳ hoạn nạn.

Học thuyết giữa kỳ hoạn nạn dạy dỗ rằng sự cất lên xảy ra vào lúc tâm điểm của cuộc hoạn nạn. Vào thời gian đó, tiếng ken thứ bảy thổi lên (Khải Huyên 11:15), hội thánh sẽ gặp Chúa Cứu Thế trên không trung, và sau đó chén của các sự đoán phạt sẽ đổ ra trên khắp mặt đất (Khải Huyền 15-16) trong một thời điểm đã được biết như là cuộc hoạn nạn lớn đại. Nói cách khác, sự cất lên và sự đến thứ nhì của Cứu Chúa Giê-xu (để xây dựng Vương Quốc Ngài) thì được chia ra theo chu kỳ ba năm rưỡi. Theo quan điểm này, hội thánh đi qua nữa đầu tiên của kỳ hoạn nạn nhưng được cứu khỏi hoạn nạn tồi tệ nhất xảy ra trong ba năm rười còn lại. Rất gần gũi với học thuyết giữa kỳ hoạn nạn lớn (đại nạn) là tin vào sự cất lên trước cơn thạnh nộ, nghĩa là, có một niềm tìn rằng hội thánh được cất lên thiên đàng trước "các ngày của...cơn thạnh nộ" đến (Khải Huyền 6:17).

Để hổ trợ cho quan điểm của họ, những người tin vào giữa kỳ hoạn nạn chỉ ra trình tự thời gian được ban cho trong 2 Tê-sa-lô-ni-ca. Thứ tự các sự kiện như sau: 1) sự bội đạo, 2) sự xuất hiện của kẻ chống nghịch Chúa Cứu Thế, 3) ngày của Chúa Cứu Thế. Quan điểm của giữa kỳ hoạn nạn dạy rằng kẻ chống đối Chúa Cứu Thế sẽ không được tiết lộ dứt khoát cho đến khi "sự ghê tởm làm cho hoang tàn" (Ma-thi-ơ 24:15), điều mà xảy ra lúc tâm điểm của kỳ hoạn nạn (Đa-ni-ên 9:27). Ngoài ra, những người tin giữa kỳ hoạn nạn giải thích "ngày của Chúa Cứu Thế" (Phi-líp 1:10; 2:16) như là sự cất lên, vì vậy hội thánh sẽ không đươc cất lên thiên đàng cho đến sau khi kẻ chống đối Chúa Cứu Thế đã được tiết lộ.

Một nền tảng dạy dỗ nữa của học thuyết giữa kỳ hoạn nạn (khổ nạn) là tiếng kèn của 1 Cô-rinh-tô 15:52 cũng là tiếng kèn đã được đề cập trong Khải Huyền 11:15. Tiếng kèn của Khải Huyền chương 11 là tiếng kèn sau cùng trong một loạt kèn; vì vậy có nghĩa đó sẽ là "tiếng kèn sau chót" của 1 Cô-rinh-tô chương 15, tuy nhiên dựa vào mục tiêu của tiếng kèn thì lý luận này thất bại. Tiếng kèn vang lên trong sự cất lên vào lúc cất lên là "tiếng kèn của Đức Chúa Trời" (1 Tê-sa-lô-ni-ca 4:16), nhưng Khải Huyền chương 11 là một dấu hiệu của sự xét đoán. Một tiếng kèn là một tiếng gọi của ân điển Đức Chúa Trời ban cho những người được chọn; lời công bố khác là sự diệt vong cho kẻ gian ác. Hơn nữa, tiếng kèn thứ bảy trong Khải Huyền không phải là tiếng kèn "sau cùng" theo trình tự thời gian - Tiếng kèn sau cùng trong Ma-thi-ơ là âm thanh lúc khởi đầu cho Vương Quốc của Chúa Cứu Thế.

1 Tê-sa-lô-ni-ca 5:9 nói rằng hội thánh đã chẳng định sẵn "để chịu cơn thạnh nộ nhưng để nhận ơn cứu rỗi". Điều này dường như tỏ ra rằng các tín đồ sẽ không trải qua kinh nghiêm của kỳ hoạn nạn. Tuy nhiên, học thuyết giữa kỳ hoạn nạn diễn giải "cơn thạnh nộ" như chỉ nói đến nửa cuối cùng của kỳ đại nạn - cụ thể những chén của các sự đoán phạt. Tuy nhiên, sự hạn chế từ ngữ như vậy có vẻ tùy tiện. Chắc chắn sự đoán phạt khủng khiếp chứa đựng trong ấn chứng và tiếng kèn - bao gồm nạn đói kém, sông ngòi bị ô nhiễm, mặt trăng tối tăm, đổ máu, động đất và đau khổ dằn vặt (Khải Huyền 9:5) - cũng có thể được coi là cơn thạnh nộ của Đức Chúa Trời.

Quan điểm giữa kỳ hoạn nạn nơi được cất lên trong Khải Huyền chương 11, trước khi cuộc "hoạn nạn lớn" (khởi đầu của "cuộc đại nạn"). Có hai vấn đề trở ngại với sự sắp đặt này theo trình tự thời gian trong sách Khải Huyền. Đầu tiên, chỉ có sự kiện duy nhất của kỳ hạn "hoạn nạn lớn" "đại khổ nạn" trong toàn bộ sách Khải Huyền là trong Khải Huyền 7:14. Thứ nhì, tham khảo duy nhất "ngày thạnh nộ lớn" là trong Khải Huyền 6:17. Cả hai đều được đưa ra rất sớm để tham khảo về sự cất lên giữa kỳ hoạn nạn.

Và yếu điểm cuối cùng theo quan điểm cất lên giữa kỳ hoạn nạn được chia sẻ bởi hai học thuyết khác nhau: cụ thể là Kinh Thánh không đưa ra một khoảng thời gian rõ ràng liên quan đến những sự kiện trong tương lai. Kinh Thánh không chính xác dạy quan niệm này đúng hơn quan niệm khác, và đó là lý do tại sao chúng ta có đa dạng ý kiến về những thời điểm cuối cùng và một số khác biệt đồng thời làm thế nào để sự liên quan về những lời tiên tri được hài hòa.

English



Trở lại trang chủ tiếng Việt

Những thế mạnh và những điểm yếu theo quan điểm của sự cất lên giữa kỳ hoạn nạn (quan điểm giữa kỳ hoạn nạn)?
Chia sẻ trang này: Facebook icon Twitter icon YouTube icon Pinterest icon Email icon
© Copyright Got Questions Ministries