settings icon
share icon
Câu hỏi

Làm sao ta biết Kinh Thánh là Lời Đức Chúa Trời, chứ không phải các Kinh khác như Kinh Ngụy Tác, Kinh Qu’ran, Kinh Mormon, v.v.?

Trả lời


Tìm hiểu xem cuốn kinh nào là Lời chân thật của Đức Chúa Trời là điều rất quan trọng. Để tránh lí luận lòng vòng , câu hỏi đầu tiên ta nên đặt ra là: trước hết, sao ta biết Chúa có giao tiếp với con người? Chúa sẽ phải giao tiếp theo cách mà con người có thể hiểu được, nhưng vậy cũng có nghĩa là con người có thể bịa ra thông điệp rồi tuyên bố rằng các thông điệp đó đến từ Chúa. Vậy, nếu Chúa muốn đảm bảo sự giao tiếp với con người, Ngài phải dùng cách nào mà con người không thể sao chép được; nói cách khác, phải dùng phép lạ. Suy luận này đã thu hẹp lại phạm vi cách đáng kể.

Ngoài bằng chứng về tính chính xác (bằng chứng bản thảo) và tính lịch sử (bằng chứng khảo cổ học) của Kinh Thánh, bằng chứng quan trọng nhất là soi dẫn. Chính bằng chứng siêu nhiên, bao gồm cả các lời tiên tri khẳng định rằng Kinh Thánh là lẽ thật tuyệt đối và được soi dẫn. Chúa sử dụng các nhà tiên tri để nói và chép lại Lời Ngài, và Chúa cũng dùng các phép lạ như lời tiên tri được ứng nghiệm để trao thẩm quyền cho các sứ giả của Ngài. Ví dụ trong Sáng 12:7, Chúa hứa rằng vùng đất Ca-na-an sẽ thuộc về Áp-ra-ham và dòng dõi ông. Năm 1948, vùng đất đó được trả lại cho người Do Thái lần thứ hai trong lịch sử. Điều này nghe có vẻ không có gì đặc biệt, nhưng chúng ta phải biết rằng không có một dân tộc nào trong lịch sử đã tan lạc hỏi quê hương mà lại trở về được! Vậy mà dân Y-sơ-ra-ên đã trở về hai lần.

Sách Đa-ni-ên dự đoán chính xác sự thành lập của bốn vương quốc vĩ đại: Babylon, Ba Tư, Hy Lạp và La Mã; sách được viết nhiều thế kỷ trước khi một vài nước trong các nước kể trên ra đời (một khoảng thời gian lên đến 500 năm!). Đa-ni-ên đã viết cụ thể các quốc gia này sẽ thống trị và kết thúc như thế nào. Lời tiên tri của ông có nhắc đến sự trị vì của Alexander Đại Đế và Antiochus Epiphanes.

Trong Ê-xê-chi-ên 26 ta thấy có nói rõ thành Ty-rơ sẽ bị hủy diệt như thế nào: thành sẽ bị phá sập, và các mảnh đá vụn sẽ bị ném xuống biển. Khi Alexander Đại Đế hành quân đến khu vực đó, ông gặp phải một nhóm người trụ lại trong một ngọn tháp trên một hòn đảo ngoài khơi gần Ty-rơ. Ông không thể vượt qua con kênh để đánh người trong tháp được. Thay vì chờ đợi, vị tướng ngạo mạn đã cho quân lính xây một chiếc cầu đất dẫn ra đảo. Kế hoạch thành công. Quân đội của ông vượt qua con kênh và đánh bại nhóm người giữ tháp. Nhưng họ lấy đâu ra đá để xây cây cầu? Đá họ dùng chính là những mảnh vụn của thành Ty-rơ… đá của thành đã bị ném xuống biển, giống như Ê-xê-chi-ên dự đoán trước đó gần 300 năm!

Có quá nhiều lời tiên tri về Đấng Christ (hơn 270!) đến nỗi sẽ phải mất vài trang giấy mới liệt kê hết ra được. Trong số đó có nhiều lời tiên tri mà Chúa Giê-xu không kiểm soát được, chẳng hạn như nơi hoặc thời điểm Ngài sinh ra. Hơn nữa, khả năng để một con người tình cờ làm trọn được khoảng 16 lời tiên tri đó là 145. Như vậy là bao nhiêu? Có thể so sánh với số lượng nguyên tử trong vũ trụ: con số này không vượt quá 1082. Và Chúa Giê-xu, Đấng đã khẳng định Kinh Thánh là Lời Đức Chúa Trời, chứng minh sự đáng tin và nguồn gốc thần thánh của Ngài qua sự phục sinh (một bằng chứng lịch sử khó mà bỏ qua được).

Giờ hãy xem xét Kinh Quran. Tác giả của Kinh Quran là Mô-ha-mét đã không làm được phép lạ nào để minh chứng cho sứ điệp của mình (kể cả khi các môn đồ đề nghị ông – Sura 17:91-95; 29:47-51). Mãi cho đến thời kỳ sau (Hadit) các “phép lạ” mới xuất hiện, và tất cả những phép lạ này đều mang tính phô trương (như Mô-ha-mét cắt mặt trăng làm đôi) và không có bằng chứng đáng tin cậy nào để xác thực. Hơn nữa, Kinh Quran mắc những lỗi lịch sử nghiêm trọng. Người Hồi Giáo tin rằng Kinh Thánh được mặc khải nhưng có một số lỗi biên tập (Sura 2:136, cũng xem Suras 13, 16, 17, 20, 21, 23, 25). Một câu hỏi mà họ không giải đáp thỏa đáng được là: “Kinh Thánh bị sửa đổi từ khi nào?” Nếu họ trả lời trước năm 600 SCN, thì sao người Quran bảo tín đồ đọc được? Nếu họ nói là từ sau 600 SCN, thì lập luận của họ càng không vững, vì tính chính xác của Kinh Thánh đã được đảm bảo từ thế kỷ thứ 3 cho đến nay. Kể cả nếu Cơ Đốc Giáo là sai, Quran vẫn có vấn đề không thể giải quyết được bởi họ tố cáo Cơ Đốc nhân tin vào những điều mà thực ra Cơ Đốc nhân không tin. Ví dụ, Quran dạy rằng Cơ Đốc nhân tin rằng Ba Ngôi là Đức Chúa Cha, Đức Chúa Mẹ (Mary) và Đức Chúa Con (Sura 5:73-75, 116). Kinh Quran cũng nói rằng Cơ Đốc nhân tin rằng Đức Chúa Trời đã quan hệ tình dục với Mary để sinh ra con (Suras 2:116, 6:100-101; 16:57; 19:35; 23:91; 37:149-151; 43:16-19). Nếu Kinh Quran thực sự đến từ Chúa, ít nhất Kinh cũng phải phản ánh chính xác những điều Cơ Đốc nhân tin.

Joseph Smith, tác giả Sách Mormon, cũng đã thử làm một vài phép lạ như tiên tri (một cách để thử nhà tiên tri đích thực như trong Phục Truyền 18:21-22). Tuy vậy ông đã thất bại vài lần. Ông dự đoán rằng sự trở lại của Đấng Christ trong “Lịch Sử Hội Thánh” 2:382. Smith tuyên bố rằng Đức Chúa Trời sẽ quay trở lại sau 56 năm (khoảng 1891). Chúa không quay trở lại vào năm 1891, và Nhà Thờ Mormon cũng không khẳng định điều này. Smith cũng tiên trì rằng một vài thành phố sẽ bị hủy diệt trong “Giáo Lí và Giao Ước” 84:114-115. New York, Albany và Boston đều sẽ bị hủy diệt nếu họ khước từ phúc âm, theo như Smith đã tiên tri. Chính Joseph Smith đã đến New York, Albany và Boston để giảng đạo. Những thành phố này không đón nhận phúc âm, nhưng đến nay vẫn chưa bị hủy diệt. Một lời tiên tri sai nổi tiếng nữa của Joseph Smith là dự đoán “Sự Tàn Của Muôn Dân” trong Giáo Lí và Giao Ước 87 về việc Nam Carolina nổi loạn trong thời Nội Chiến Mỹ. Theo lời tiên tri miền Nam sẽ kêu gọi nước Anh tiếp viện, và hậu quả là chiến tranh sẽ nổ ra trên khắp các nước; nô lệ nổi dậy đấu tranh; người dân than khóc; đói kém, dịch bệnh, động đất, sấm chớp sẽ diễn ra hủy diệt mọi quốc gia. Miền Nam đúng là đã nổi dậy năm 1861, nhưng nô lệ không đấu tranh, chiến tranh không nổ ra giữa các nước, không có đói kém toàn cầu, bệnh dịch hay động đất, và cũng không có “sự tàn của muôn dân.”

Tuyển tập các sách mà người Tin Lành gọi là Kinh Ngụy Thư, hoặc “Thứ Kinh” (“sách bị che giấu”), người Công Giáo gọi là bản Thứ Quy Điển hoặc Kinh Điển (“được chấp nhận lần thứ hai sau các sách Chính Quy Điển, Kinh Điển). Những sách này được viết vào khoảng 300 năm TCN và 100 năm SCN, giai đoạn Giao Thời giữa các sách Cựu Ước và Tân Ước được mặc khải. Kinh Ngụy Thư được chấp nhận “không sai trật” cho vào Kinh Thánh bởi Nhà Thờ Công Giáo năm 1546 tại Cộng Đồng Trent. Nếu như Kinh Ngụy Thư được mặc khải thật thì các bằng chứng của Kinh Thánh phải ủng hộ Kinh này, tuy nhiên dường như không phải vậy. Trong Kinh Thánh chúng ta thấy các tiên tri của Chúa thường có phép lạ đi kèm và được ứng nghiệm, sứ điệp cũng được người nghe chấp nhận (Phục 31:26; Giô 24:26; 1 Sam 10:25; Đa-ni-ên 9:2, Cô-lô-se 4:16; 2 Phi-e-rơ 3:15-16). Kinh Ngụy Thư thì ngược lại; không có một sách Ngụy Thư nào được viết bởi tiên tri; thực chất, một sách còn nói rõ rằng sách này không được mặc khải (1 Ma-ca-be 9:27)! Không sách nào nằm trong Kinh Thánh Hê-bơ-rơ. Không có sự phê chuẩn nào cho các tác giả của các sách Kinh Ngụy Thư. Không sách nào được các tác giả Kinh Thánh sau này trích dẫn. Không có lời tiên tri nào được ứng nghiệm. Cuối cùng, Chúa Giê-xu, vốn đã trích dẫn từng phần trong Cựu Ước, chưa bao giờ trích một câu nào trong Kinh Ngụy Thư. Môn đồ của Ngài cũng vậy.

Kinh Thánh cho đến nay vẫn vượt hơn mọi nguồn tài vì là sự mặc khải của Chúa. Nếu Kinh Thánh không phải là Lời Chúa, giữa các sách còn lại không thể chọn sách nào là đúng. Nếu Kinh Thánh không phải là Lời Chúa, chúng ta không còn tiêu chuẩn nào để lựa xem sách nào mới là chuẩn.

English



Trở lại trang chủ tiếng Việt

Làm sao ta biết Kinh Thánh là Lời Đức Chúa Trời, chứ không phải các Kinh khác như Kinh Ngụy Tác, Kinh Qu’ran, Kinh Mormon, v.v.?
Chia sẻ trang này: Facebook icon Twitter icon YouTube icon Pinterest icon Email icon
© Copyright Got Questions Ministries