settings icon
share icon
Câu hỏi

Tại sao việc nghiên cứu bối cảnh Kinh Thánh là quan trọng? Điều gì là sai trật với việc lấy câu Kinh Thánh ra khỏi bối cảnh?

Trả lời


Việc nghiên cứu những phân đoạn Kinh Thánh và những câu chuyện trong bối cảnh của chúng là quan trọng. Lấy câu văn ra khỏi bối cảnh dẫn đến mọi sự sai trật và giải thích sai lạc. Hiểu biết về bối cảnh bắt đầu với bốn nguyên tắc: nghĩa đen (bản văn nói gì), bối cảnh lịch sử (các sự kiện của câu chuyện, nói về ai, và nó được hiểu như thế nào tại thời điểm đó), ngữ pháp (câu trực tiếp và đoạn văn mà trong đó một từ hoặc cụm từ được tìm thấy), và sự tổng hợp (so sánh với những phần khác của Kinh Thánh). Bối cảnh rất quan trọng để chú giải Thánh Kinh. Sau khi chúng ta giải thích về tính chất văn chương, lịch sử, và ngữ pháp của một đoạn văn, kế đến chúng ta phải tập chú vào cấu trúc của sách, sau đó là chương, rồi đến đoạn văn. Tất cả điều này được bao gồm trong "bối cảnh". Để minh họa, nó giống như nhìn vào một bản đồ thế giới trên Google Maps và dần dần được phóng to trên một ngôi nhà.

Lấy cụm từ và câu ra khỏi bối cảnh hầu như luôn luôn dẫn đến sự nhầm lẫn. Ví dụ, lấy cụm từ "Đức Chúa Trời là sự yêu thương" (1 Giăng 4:7-16) ra khỏi bối cảnh của nó, chúng ta có thể nghĩ rằng Đức Chúa Trời của chúng ta luôn luôn yêu tất cả mọi vật và tất cả mọi người với một sự dâng trào một kiểu lãng mạn của tình yêu. Nhưng trong bối cảnh văn chương và ngữ pháp của nó, "tình yêu" ở đây được đề cập đến là tình yêu Agape, bản chất của nó là sự hy sinh vì lợi ích của người khác, không phải là một cảm xúc ủy mị hay cảm xúc lãng mạn. Bối cảnh lịch sử cũng rất quan trọng, bởi vì Giăng đang chỉ dạy các tín hữu trong Hội Thánh của thế kỷ đầu tiên và hướng dẫn họ không phải là về thực chất tình yêu của Thượng Đế, nhưng làm thế nào để nhận biết các tín hữu thật từ các giáo sư giả. Tình yêu đích thực - sự hy sinh, mang lại những lợi ích - là dấu hiệu của những tín hữu chân thật (câu 7); ai không yêu thì không thuộc về Đức Chúa Trời (câu 8); Thượng Đế yêu chúng ta trước khi chúng ta yêu mến Ngài (các câu 9-10.); và đây là lý do tại sao chúng ta cần phải yêu thương nhau và qua đó chứng minh rằng chúng ta thuộc về Ngài (câu 11-12).

Hơn nữa, xem xét cụm từ "Đức Chúa Trời là sự yêu thương" trong bối cảnh của toàn bộ Thánh Kinh (tổng hợp) sẽ giữ chúng ta khỏi đi đến với những sai lạc, và tất cả rất phổ biến, kết luận rằng Đức Chúa Trời chỉ có tình yêu thương hay tình yêu thương của Ngài lớn hơn tất cả những thuộc tính khác về Ngài. Từ nhiều phân đoạn Kinh Thánh khác chúng ta biết rằng Đức Chúa Trời cũng thánh khiết và công chính, thành tín và đáng tin cậy, mềm mại và nhân từ, rộng lượng và đầy lòng thương xót, toàn năng, toàn tại và toàn tri, và còn nhiều thuộc tính khác nữa. Chúng ta cũng biết từ những phân đoạn khác rằng Thượng đế không chỉ yêu, nhưng Ngài cũng ghét (Thi Thiên 5:5; 11:5; Châm Ngon 6:16-19; Giê-rê-mi 12:8; Ô-sê 9:15; A-mốt 5:21).

Kinh Thánh là Lời của Đức Chúa Trời, nghĩa là "Đức Chúa Trời soi dẫn" (2 Timôthê 3:16), và chúng ta được lệnh phải đọc, nghiên cứu, và hiểu rõ Kinh Thánh thông qua việc sử dụng những phương pháp nghiên cứu Kinh Thánh tốt và luôn luôn để Chúa Thánh Linh hướng dẫn chúng ta trong sự soi sáng của Ngài (1 Cô-rinh-tô 2:14). Việc nghiên cứu của chúng ta được nâng cao rất nhiều bằng cách gìn giữ cẩn thận nội dung bối cảnh. Nó không khó để chỉ ra chổ mà dường như mâu thuẫn với các phần khác của Kinh Thánh, nhưng nếu chúng ta cẩn thận nhìn vào bối cảnh của chúng và sử dụng toàn bộ Kinh Thánh như một tài liệu tham khảo, chúng ta có thể hiểu được ý nghĩa của đoạn văn, và ở những chổ dường như có mâu thuẫn sẽ được giải thích. "Thẩm quyền của bối cảnh" có nghĩa là bối cảnh luôn quyết định ý nghĩa của một cụm từ. Bỏ qua bối cảnh là tự đặt chúng ta vào thế bất lợi rất lớn.

English



Trở lại trang chủ tiếng Việt

Tại sao việc nghiên cứu bối cảnh Kinh Thánh là quan trọng? Điều gì là sai trật với việc lấy câu Kinh Thánh ra khỏi bối cảnh?
Chia sẻ trang này: Facebook icon Twitter icon YouTube icon Pinterest icon Email icon
© Copyright Got Questions Ministries