settings icon
share icon
Câu hỏi

Làm sao chúng ta biết được phần nào trong Kinh Thánh được áp dụng cho chúng ta ngày nay?

Trả lời


Có nhiều hiểu lầm xảy ra khi chúng ta xem những mạng lệnh mà đáng lẽ chúng ta nên làm theo thì lại biến nó trở thành “thời kỳ cố định”, nghĩa là chỉ áp dụng cho đối tượng nghe ban đầu, hoặc là chúng ta mắc sai lầm khi xem những mạng lệnh mà đáng lẽ chỉ dành riêng cho đối tượng cụ thể thì lại biến nó trở thành một sự thật luôn đúng trong mọi thời kỳ. Vậy làm sao chúng ta phân biệt được sự khác nhau đó? Điều đầu tiên cần lưu ý là các sách trong Kinh Thánh được viết kết thúc vào cuối thế kỷ 1 sau Công Nguyên. Điều đó có nghĩa là phần lớn Kinh Thánh, nếu không phải là tất cả, ban đầu không được viết cho chúng ta. Trong tâm trí thì các tác giả đã biết được đối tượng nghe cụ thể là ai vào thời bấy giờ và có thể không biết trước được những câu chữ của họ sẽ được đọc bởi tất cả mọi người trên toàn thế giới ở nhiều thế kỷ sau đó. Điều này khiến chúng ta phải hết sức cẩn trọng trong việc giải thích Kinh Thánh cho Cơ Đốc Nhân ngày nay. Dường như nhiều bài giảng đương thời ngày nay rất quan tâm đến sự liên quan này mà từ đó chúng ta xem Kinh Thánh như là một cái hồ để chúng ta đi câu những áp dụng cho Cơ Đốc Nhân ngày nay. Điều này được thực hiện mà bỏ đi việc giải kinh và giải thích đúng đắn.

Ba quy tắc hàng đầu của việc chú giải văn bản (nghệ thuật và khoa học trong giải thích Kinh Thánh) là 1) ngữ cảnh; 2) ngữ cảnh; 3) ngữ cảnh. Trước khi chúng ta nói về việc Kinh Thánh được áp dụng như thế nào cho Cơ Đốc Nhân thế kỷ 21, chúng ta đầu tiên phải đến với cách hiểu khả thi nhất về điều mà Kinh Thánh muốn nói cho đối tượng ban đầu. Nếu chúng ta đi ngay vào phần áp dụng mà nó lại xa lạ với đối tượng ban đầu thì rất nhiều khả năng chúng ta không giải thích đúng văn bản. Nếu chúng ta tự tin trong việc hiểu ý nghĩa của văn bản dành cho đối tượng ban đầu thì tiếp theo chúng ta có thể cân nhắc sự khác nhau giữa chúng ta và họ. Đâu là sự khác nhau trong ngôn ngữ, thờ gian, văn hóa, địa lý, phong tục và hoàn cảnh? Tất cả những điều này phải được cân nhắc trước khi phần áp dụng được đề cập. Khi chúng ta hiểu được sự khác nhau về văn hóa, chúng ta có thể tìm thấy những điểm tương đồng giữa chúng ta với họ. Cuối cùng, chúng ta có thể tìm được phần áp dụng cho chúng ta trong thời gian và hoàn cảnh hiện tại.

Điều cũng quan trọng khác là mỗi đoạn chỉ có một cách giải thích đúng. Có thể có nhiều áp dụng, nhưng chỉ có một cách giải thích. Điều này có nghĩa là một vài áp dụng này tốt hơn cái khác. Nếu một áp dụng nào đó gần với cách giải thích đúng so với các áp dụng khác thì đó là phần áp dụng tốt hơn cho đoạn văn đó. Ví dụ, nhiều bài giảng đã được giảng trong I Sa-mu-ên 17 (Câu chuyện về Đa-vít và Gô-li-át) liên quan đến “đánh bại những gã khổng lồ trong cuộc sống của bạn”. Họ lướt qua chi tiết của đoạn văn và đi thẳng vào phần áp dụng, áp dụng này thường được ví Gô-li-át với hoàn cảnh khó khăn đầy đe dọa mà phải nhờ đến đức tin để vượt qua. Họ cũng có ví 5 viên đá sỏi mà Đa-vít đã nhặt. Các bài giảng này thường kết thúc bằng sự kêu gọi chúng ta hãy tin cậy như Đa-vít.

Mặc dù những lời giải thích này tạo nên những bài giảng hấp dẫn, tuy nhiên khá là nghi ngờ liệu đối tượng ban đầu nhận được cùng thông điệp từ câu chuyện này. Trước khi chúng ta có thể áp dụng chân lý trong I Sa-mu-ên 17, chúng ta phải biết những người nghe ban đầu hiểu câu chuyện như thế nào, và điều đó nghĩa là xác định được mục đích tổng thể của cả sách I Sa-mu-ên. Không đi vào giải kinh cụ thể, cứ cho rằng ở đây không đề cập đến việc đánh bại những gã khổng lồ trong cuộc sống của bạn. Nó có thể là phần áp dụng xa xôi của đoạn văn, tuy nhiên nó lại hoàn toàn xa lạ với phần giải thích. Đức Chúa Trời là trọng tâm của câu chuyện và Đa-vít là phương tiện được Chúa chọn để đem sự giải cứu cho dân sự của Ngài. Câu chuyện làm tương phản một bên là vua của con người chọn (Sau-lơ) với một bên là vua của Chúa chọn (Đa-vít), và nó cũng báo trước Đấng Christ (dòng dõi của Đa-vít) sẽ làm để đem đến sự cứu chuộc cho chúng ta.

Một ví dụ thông thường khác trong việc giải thích không dựa vào ngữ cảnh là trong Giăng 14:13-14. Đọc câu này không có ngữ cảnh dường như bày tỏ rằng nếu chúng ta cầu xin Chúa bất cứ điều gì, chúng ta sẽ được nhận miễn là chúng ta sử dụng công thức “trong danh Chúa Giê-xu”. Áp dụng những quy tắc của việc chú giải đúng đắn cho phân đoạn này, chúng ta thấy Chúa Giê-xu nói cho các môn đồ trong phòng cao trong đêm Ngài bị phản bội. Đối tượng nghe bây giờ là các sứ đồ. Đây là lời hứa cần thiết cho các môn đồ của Chúa Giê-xu rằng Chúa sẽ cung cấp những thứ cần thiết để họ hoàn thành công việc của họ. Đây là phân đoạn của sự an ủi bởi vì Chúa sẽ sớm rời họ sau đó. Liệu có bài học áp dụng cho Cơ Đốc Nhân thế kỷ 21? Tất nhiên là có! Nếu cầu nguyện dựa trên ý muốn của Đức Chúa Trời (trong danh Chúa Giê-xu), Chúa sẽ ban cho chúng ta những thứ cần thiết để hoàn thành ý muốn của Chúa thông qua chúng ta. Hơn nữa, kết quả chúng ta nhận được luôn làm sáng danh Chúa. Ngoài việc ban cho chúng ta những điều chúng ta muốn, phân đoạn này dạy chúng ta đầu phục ý muốn của Chúa trong lời cầu nguyện, và từ đó Chúa sẽ luôn cung cấp những điều chúng ta cần để hoàn thành ý muốn của Ngài.

Sự giả thích Kinh Thánh đúng đắn được xây dựng dựa trên những nguyên tắc sau:

1. Ngữ cảnh. Để hoàn toàn hiểu, bắt đầu từ nhỏ và mở rộng ra ngoài: câu, phân đoạn, đoạn, sách, tác giả và tân/cựu ước.

2. Cố gắng hiểu những người nghe ban đầu hiểu đoạn văn này như thế nào.

3. Cân nhắc đến những điểm khác nhau giữa văn hóa của mình với văn hóa của đối tượng nghe ban đầu.

4. Nếu là mạng lệnh đạo đức từ Cựu Ước được lặp lại trong Tân Ước thì nó được coi là “lẽ thật không bị giới hạn thời gian”

5. Luôn nhớ rằng mỗi phân đoạn chỉ có một các giải thích đúng, nhưng có thể có nhiều phần áp dụng (một vài áp dụng tốt hơn những áp dụng khác).

Luôn khiêm nhường và không quên vai trò của Đức Thánh Linh trong việc giải thích. Ngài đã hứa dẫn dắt chúng ta vào mọi lẽ thật (Giăng 16:13)

Như đã đề cập trước đó, việc giải thích Kinh Thánh là cả nghệ thuật lẫn khoa học. Có những quy tắc và nguyên tắc, và một vài những phân đoạn khó thì cần nhiều nỗ lực hơn những phân đoạn khác. Chúng ta nên luôn rộng mở để thay đổi sự giải thích nếu Đức Thánh Linh bắt phục chúng ta và được những bằng chứng hỗ trợ.

English



Trở lại trang chủ tiếng Việt

Làm sao chúng ta biết được phần nào trong Kinh Thánh được áp dụng cho chúng ta ngày nay?
Chia sẻ trang này: Facebook icon Twitter icon YouTube icon Pinterest icon Email icon
© Copyright Got Questions Ministries