settings icon
share icon
Câu hỏi

Ngợi khen Chúa có nghĩa là gì?

Trả lời


Các Cơ Đốc nhân thường nói "ngợi khen Đức Chúa Trời" và Kinh Thánh ra lệnh cho tất cả các sinh vật sống ngợi khen Chúa (Thi thiên 150:6). Chữ Hê-bơ-rơ thứ nhất cho "sự ngợi khen" là yadah, có nghĩa là "khen ngợi, cảm ơn, hay công nhận". Chữ thứ hai thường được dịch là "ngợi khen" trong Cựu Ước là zamar nghĩa là "ca ngợi". Chữ thứ ba được dịch "ngợi khen" là halal (nguồn gốc của chữ hallelujah), có nghĩa là "ngợi khen, tôn vinh, hoặc tán dương." Tất cả ba thuật ngữ đều chứa đựng ý tưởng dâng lời cảm ơn và tôn vinh một người xứng đáng được khen ngợi.

Sách Thi thiên là một bộ sưu tập các bài hát chứa đầy những lời ngợi khen Chúa. Trong số đó có Thi thiên đoạn 9 nói rằng, "Lạy Đấng Chí Cao, con sẽ vui vẻ và hớn hở trong Ngài. Con sẽ ca tụng danh của Ngài"(câu 2). Thi thiên 18:3 nói Đức Chúa Trời là "đáng được khen ngợi". Thi thiên 21:13 ca ngợi Đức Chúa Trời vì Ngài là ai và vì quyền năng vĩ đại của Ngài: "Lạy Đức Giê-hô-va, nguyện Ngài được tôn cao trong sức mạnh Ngài! Chúng con sẽ hát xướng và ngợi ca quyền năng của Ngài".

Thi thiên 150 sử dụng từ ngợi khen mười ba lần trong sáu câu. Câu đầu tiên cho biết "nơi" ngợi khen – ở khắp mọi nơi! "Hãy ca ngợi Đức Giê-hô-va trong nơi thánh Ngài! Hãy ca ngợi Ngài trên bầu trời kỳ vĩ của Ngài".

- Câu tiếp theo dạy "tại sao" ngợi khen Chúa: "Hãy ca ngợi Ngài về các việc quyền năng Ngài! Hãy ca ngợi Ngài theo sự oai nghi vĩ đại của Ngài!".

- Các câu 3–5 lưu ý "cách" ngợi khen Chúa – với nhiều loại nhạc cụ và vũ điệu. Sự ấn tượng ở đây là mọi phương tiện chúng ta phải tạo ra âm thanh đều được dùng để ca ngợi Chúa.

- Câu 6 cho chúng ta biết "ai" ngợi khen Chúa: "Mọi sinh vật có hơi thở,

Hãy ca ngợi Đức Giê-hô-va!". Mọi sinh vật sống đều phải ngợi khen Chúa.

Trong Tân Ước, có những ví dụ về sự ngợi khen được dành cho Chúa Giê-xu. Ma-thi-ơ 21:16 nói đến những người ngợi khen Chúa Giê-xu khi Ngài cưỡi một con lừa vào thành Giê-ru-sa-lem. Ma-thi-ơ 8:2 ghi chép một người phung cúi đầu trước mặt Chúa Giê-xu. Trong Ma-thi-ơ 28:17, các môn đệ của Chúa Giê-xu được nói đến thờ phượng Ngài sau khi Ngài sống lại. Chúa Giê-xu chấp nhận lời ngợi khen như Đức Chúa Trời.

Hội Thánh đầu tiên thường được chia sẻ trong thời gian ngợi khen. Ví dụ, Hội Thánh đầu tiên ở Giê-ru-sa-lem gồm có sự tập trung vào sự thờ phượng (Công vụ 2:42–43). Những người lãnh đạo Hội Thánh tại An-ti-ốt đã cầu nguyện, thờ phượng, và kiêng ăn trong thời gian Phao-lô và Ba-na-ba được gọi vào công việc truyền giáo (Công vụ 13:1–5). Nhiều lá thư của Phao-lô bao gồm những phần ngợi khen dành cho Chúa (I Ti-mô-thê 3:14–16; Phi-líp 1:3–11).

Vào thời kỳ cuối cùng, tất cả dân sự của Đức Chúa Trời sẽ tham gia vào sự ngợi khen đời đời dành cho Đức Chúa Trời. "Sẽ chẳng còn có sự nguyền rủa nữa. Ngai của Đức Chúa Trời và ngai Chiên Con sẽ ở trong thành, và các đầy tớ Ngài sẽ phục vụ Ngài" (Khải Huyền 22:3). Bởi vì lời rủa sả của tội lỗi đã bị xóa bỏ, nên những người ở với Chúa sẽ mãi mãi ngợi khen Vua của muôn vua trong sự hoàn hảo. Người ta nói rằng sự thờ phượng Chúa của chúng ta trên trái đất chỉ đơn giản là sự chuẩn bị cho sự ngợi khen sẽ diễn ra trong cõi đời đời với Chúa.

Nhưng tại sao Đức Chúa Trời yêu cầu chúng ta ngợi khen Ngài? Câu hỏi này đã được trả lời rất rõ bởi C.S. Lewis, tác giả người Anh và là Cơ Đốc nhân (1898-1963), là người ban đầu gặp rắc rối bởi câu hỏi tại sao một Đức Chúa Trời tốt đẹp và hoàn hảo lại đòi hỏi sự ca ngợi. Có phải Đức Chúa Trời là một Đấng thiếu thốn, hay hờn dỗi nên đòi hỏi sự ngợi khen từ các sinh vật của Ngài để làm hài lòng tính trẻ con của chính Ngài không? Không! Khi Lewis càng nghĩ về việc Chúa đòi hỏi sự khen ngợi, thì ông càng nhận ra đó là vì lợi ích cho chính chúng ta! Đức Chúa Trời liên tục kêu gọi chúng ta ca ngợi Ngài, bởi vì sự ngưỡng mộ (sinh ra lời khen ngợi) là sự hưởng thụ lớn nhất, và Ngài là Đấng đáng được ngưỡng mộ nhất!

"Nhưng thực tế rõ ràng nhất về sự ca ngợi – dù là Chúa hay bất cứ điều gì — đã trốn khỏi tôi một cách kỳ lạ. Tôi đã nghĩ về nó trong những thuật ngữ của lời khen ngợi, sự tán thành, hoặc sự dâng lời tôn vinh. Tôi chưa bao giờ nhận thấy rằng tất cả sự hưởng thụ một cách tự nhiên tràn vào trong lời khen ngợi trừ khi. . . sự nhút nhát hoặc nỗi sợ hãi làm phiền người khác được cố tình đưa vào để kiểm tra nó.

Thế giới ngân vang lời ngợi khen – những người yêu nhau ca ngợi những người tình của họ [Romeo ca ngợi Juliet và ngược lại], độc giả ca ngợi nhà thơ yêu thích của họ, người đi bộ khen ngợi vùng nông thôn, người chơi khen ngợi trò chơi yêu thích của họ — khen ngợi thời tiết, rượu vang, món ăn, diễn viên, xe ô tô, ngựa, cao đẳng, quốc gia, nhân vật lịch sử, trẻ em, hoa, núi, tem quý hiếm, bọ cánh cứng quý hiếm, thậm chí đôi khi các chính khách hay học giả. . . . Ngoại trừ những trường hợp bất lợi không thể chấp nhận được thì lời khen ngợi gần như có vẻ là thể chất bên trong phát ra tiếng. . . . Tôi đã không nhận thấy một trong hai điều đó giống như con người tự nhiên ca ngợi bất cứ điều gì họ đánh giá cao, vì vậy họ tự nhiên thúc giục chúng ta tham gia với họ trong sự ca ngợi nó: "Cô ấy đáng yêu phải không? Không phải là vinh quang phải không? Bạn nghĩ điều đó thật tuyệt vời phải không?" Các tác giả Thi thiên kêu gọi mọi người ngợi khen Đức Chúa Trời đang làm điều mà mọi người làm khi họ nói về những gì họ quan tâm đến.

Mọi thứ của tôi, tổng quát hơn là sự khó khăn về sự ngợi khen Chúa của tôi phụ thuộc vào sự phủ nhận vô lý của tôi đối với chúng, về giá trị tột bực, điều chúng ta thích làm, điều thật sự chúng ta không thể làm, về mọi thứ khác chúng ta coi trọng ". C.S. Lewis, Những lời nhận xét về sách Thi thiên, trang 90-95.

English



Trở lại trang chủ tiếng Việt

Ngợi khen Chúa có nghĩa là gì?
Chia sẻ trang này: Facebook icon Twitter icon YouTube icon Pinterest icon Email icon
© Copyright Got Questions Ministries