settings icon
share icon
Câu hỏi

Đức Chúa Trời có thật không?

Trả lời


Chúng ta biết Đức Chúa Trời có thật vì Ngài bày tỏ chính mình cho chúng ta bằng ba cách: Sự sáng tạo, Lời của Ngài, và con Ngài là Chúa Giê-xu Christ.


Những gì mà Đức Chúa Trời đã làm là bằng chứng căn bản nhất về sự hiện hữu của Ngài. “Bởi những sự trọn lành của Ngài mắt không thấy được, tức là quyền phép đời đời và bổn tánh Ngài, thì từ buổi sáng thế vẫn sờ sờ như mắt xem thấy, khi người ta xem xét công việc của Ngài. Cho nên họ không thể chữa mình được” (Rô-ma 1:20). “Các từng trời rao truyền sự vinh hiển của Đức Chúa Trời. Bầu trời giải tỏ công việc tay Ngài làm” (Thi Thiên 19:1).

Nếu tôi tìm một đồng hồ đeo tay giữa một cánh đồng. Tôi không thể giả định rằng nó chỉ tự nhiên “hiện ra” từ hư không, hay nó đã luôn luôn ở đó. Dựa trên cấu tạo của chiếc đồng hồ, thì bạn có thể giả định rằng có một người thiết kế nên nó. Nhưng có một bản thiết kế và độ tinh vi vĩ đại hơn trong thế giới quanh chúng ta, sự đo lường thời gian không dựa trên chiếc đồng hồ đeo tay nhưng do công trình của Đức Chúa Trời – Vòng quay đều đặn của quả đất. (như những thuộc tính hóa học trong 133 nguyên tử phóng xạ). Vũ trụ cho thấy nó là một bản thiết kế vĩ đại, và do đó, phải có một Nhà Thiết Kế Vĩ Đại.

Nếu bạn tìm một thông điệp đã được mã hóa, bạn sẽ nỗ lực để mở khóa. Bạn sẽ giả định rằng một người có trí tuệ đã gửi đi thông điệp đó, có một người tạo ra mật mã này. Mật mã DNA mà trong mỗi tế bào của cơ thể chúng ta còn phức tạp thể nào? Phải chăng sự phức tạp và mục đích của mã DNA lập luận cho chúng ta về một Người Lập Trình Thông Minh đã viết ra mã đó?

Không những Đức Chúa Trời tạo ra một thế giới vật chất tốt đẹp hòa hợp và tinh vi, nhưng Ngài còn đặt để trong chúng ta một ý thức về cõi đời đời (Truyền đạo 3:11). Con người có tri giác bẩm sinh rằng cuộc sống này còn có nhiều điều hơn những gì mà mắt thấy. Có một sự hiện hữu cao hơn những thường lệ của Trái Đất này. Ý thức của chúng ta về cõi đời đời hiển nhiên chính nó trong ít nhất hai cách: Sự làm luật và sự thờ phượng.

Mỗi nền văn minh qua lịch sử có giá trị bằng những luật đạo đức chắc chắn. Những luật này giống nhau cách đáng ngạc nhiên từ nền văn hóa này đến nền văn hóa khác. Thí dụ: Lý tưởng tình yêu được kính trọng phổ biến trong khi sự dối trá bị lên án khắp mọi nơi. Tính chất đạo đức phổ thông này được phổ biến toàn cầu hiểu là đúng hoặc sai. Những điểm tối cao về đạo đức là người cho chúng ta những sự thận trọng.

Tương tự như vậy, tất cả mọi người trên thế giới khi xem xét nền văn hóa đều có một hệ thống thờ phượng tu dưỡng. Những đối tượng thờ phượng có thể khác biệt nhưng ý thức về “quyền năng cao cả” là phần không thể phủ nhận của con người. Xu hướng thờ phượng của chúng ta hòa hợp với sự kiện Đức Chúa Trời tạo dựng chúng ta: “Giống như hình ảnh Ngài” (Sáng thế ký 1:27).

Đức Chúa Trời cũng bày tỏ chính Ngài cho chúng ta qua Kinh Thánh là lời của Ngài. Qua lời Kinh Thánh sự hiện hữu của Đức Chúa Trời được xem là sự kiện tự hữu (Sáng thế ký 1:1; Xuất Ê-díp-tô ký 3:14). Khi Benjamin Franklin viết tự truyện của ông, ông không có đủ thời giờ rảnh để cố gắng chứng minh sự hiện diện của chính ông. Cũng vậy Đức Chúa Trời không để ra nhiều thời gian để chứng minh sự hiện hữu của Ngài trong sách của Ngài. Đời sống thay đổi tự nhiên nhờ Kinh Thánh, tính trung thực, và những phép lạ là những điều đồng hành trong Kinh Thánh đủ để đảm bảo xem như sách gối đầu giường.

Cách thứ ba Đức Chúa Trời bày tỏ chính Ngài là qua con Ngài: Chúa Giê-xu Christ (Giăng 14:6-11). “Ban đầu có Ngôi lời, Ngôi lời ở cùng Đức Chúa Trời, và Ngôi lời là Đức Chúa Trời… Ngôi lời đã trở nên xác thịt, ở giữa chúng ta.” (Giăng 1:1;14). Trong Chúa Giê-xu Christ “Vì sự đầy dẫy của bổn tánh Đức Chúa Trời thảy đều ở trong Đấng ấy như có hình.” (Cô-lô-se 2:9).

Trong đời sống lạ lùng của Chúa Giê-xu Ngài đã giữ hoàn toàn luật pháp Cựu ước và được ứng nghiệm những lời tiên tri về Đấng Mê-si (Ma-thi-ơ 5:17). Ngài đã thi hành vô số công việc của tình yêu thương và những phép lạ công khai để xác nhận sứ điệp của Ngài và làm chứng về thần tánh của Ngài (Giăng 21:24-25). Rồi ba ngày sau khi bị đóng đinh trên thập tự giá Ngài đã sống lại từ trong sự chết, một sự kiện được hàng trăm nhân chứng xác nhận (1 Cô-rinh-tô 15:6). Những ghi chép lịch sử đầy dẫy bằng chứng về con người Giê-xu như lời sứ đồ Phao Lô đã nói: “Những việc này không phải làm ra trong góc nhà.” (Công vụ các sứ đồ 26:26).

Chúng tôi nhận thấy rằng sẽ luôn luôn có những người dùng ý nghĩ riêng hoài nghi xem xét Đức Chúa Trời, họ đọc thấy những bằng chứng phù hợp và dầu có nhiều bằng chứng họ vẫn không tin. (Thi Thiên 14:1). Tất cả đều đến từ đức tin (Hê-bơ-rơ 11:6).

English



Trở lại trang chủ tiếng Việt

Đức Chúa Trời có thật không?
Chia sẻ trang này: Facebook icon Twitter icon YouTube icon Pinterest icon Email icon
© Copyright Got Questions Ministries