settings icon
share icon
Câu hỏi

Độc thần có thể chứng minh được?

Trả lời


Từ "độc thần" xuất phát từ hai từ "mono" có nghĩa là "duy nhất" và "theism" có nghĩa là "niềm tin vào Đức Chúa Trời." Đặc biệt độc thần là niềm tin vào một Đức Chúa Trời chân thật là Đấng duy nhất sáng tạo, bảo tồn, và phán xét tất cả tạo vật. Độc thần khác với "henotheism", đó là niềm tin vào nhiều thần với một Đức Chúa Trời tối cao trên tất cả. Nó cũng trái ngược với đa thần giáo là niềm tin vào sự tồn tại của nhiều vị thần.

Có nhiều tranh luận về độc thần, bao gồm cả những người từ mặc khải đặc biệt (Kinh Thánh), mặc khải tự nhiên (triết học), cũng như nhân học lịch sử. Những điều này sẽ chỉ có thể được giải thích ngắn gọn dưới đây, và điều này không nên xem như một bản liệt kê toàn diện bất kỳ cách nào.

Những luận lý theo Kinh Thánh về độc thần trong Phục -truyền 4:35 “Ngươi đã chứng kiến mọi điều đó, để nhìn biết rằng Giê-hô-va, ấy là Đức Chúa Trời, chớ không ai khác hơn Ngài.” Phục -truyền 6:4 “Hỡi Y-sơ-ra-ên! hãy nghe: Giê-hô-va Đức Chúa Trời chúng ta là Giê-hô-va có một không hai”. Ma-la-chi 2:10a “Hết thảy chúng ta chẳng phải là có chung một cha sao? Chẳng phải chỉ có một Đức Chúa Trời đã dựng nên chúng ta sao?” 1 Cô 8: 6 “Về phần chúng ta, chỉ có một Đức Chúa Trời mà thôi, là Đức Chúa Cha, muôn vật bởi Ngài mà ra, và chúng ta hướng về Ngài; lại chỉ có một Chúa mà thôi, là Đức Chúa Jêsus Christ, muôn vật đều nhờ Ngài mà có, và chúng ta cũng vậy.” Ê-phê-sô 4: 6 “Chỉ có một Đức Chúa Trời và một Cha của mọi người, Ngài là trên cả mọi người, giữa mọi người và ở trong mọi người.” 1 Ti-mô-thê 2: 5 “Vì chỉ có một Đức Chúa Trời, và chỉ có một Đấng Trung bảo ở giữa Đức Chúa Trời và loài người, tức là Đức Chúa Jêsus Christ, là người.” Gia cơ 2: 19 “Ngươi tin rằng chỉ có một Đức Chúa Trời mà thôi, ngươi tin phải; ma quỉ cũng tin như vậy và run sợ.”

Hiển nhiên đối với nhiều người, nó sẽ không đủ để đơn giản nói rằng chỉ có một Đức Chúa Trời vì Kinh Thánh nói như vậy. Điều này là bởi vì không có Thần nào có đường lối chứng minh rằng Kinh Thánh là Lời của Thần ấy từ nơi đầu tiên. Tuy nhiên, người ta có thể lập luận rằng vì Kinh Thánh có bằng chứng siêu nhiên đáng tin cậy nhất, khẳng định những gì trong đó dạy, chủ nghĩa độc thần có thể được xác định trên những nền tảng này. Lập luận tương tự là niềm tin và lời dạy của Chúa Giê Su Christ, người ta đã chứng minh rằng Ngài là Đức Chúa Trời (hoặc ít nhất cũng đã được chấp thuận bởi Đức Chúa Trời) bởi sự sinh ra thật lạ lùng, cuộc sống của Ngài, và các phép lạ về sự phục sinh của Ngài. Đức Chúa Trời không thể nói dối hay bị lừa gạt; Vì vậy, những gì Chúa Giê Su đã tin tưởng và giảng dạy là đúng. Do đó độc thần, mà Chúa Giê Su đã tin và đã dạy là sự thật. Lập luận này có thể không được ấn tượng lắm với những người không quen với những trường hợp thuộc về xác nhận siêu nhiên của Kinh Thánh và Đấng Christ, nhưng đây là một nơi để bắt đầu tốt cho một người làm quen với sức mạnh trong đó.

Lý luận có tính lịch sử cho thuyết độc thần - Lập luận phổ thông dựa vào sự nghi ngờ được nhiều người biết đến, nhưng nó là điều hấp dẫn ngay các tôn giáo trên thế giới đã chịu ảnh hưởng độc thần hơn hết. Lý thuyết tiến hóa phổ biến của sự phát triển tôn giáo xuất phát từ một quan điểm tiến hóa của thực tế nói chung, và các giả định về nhân loại học tiến hóa mà thấy nền văn hóa "nguyên thủy" là đại diện cho các giai đoạn phát triển tôn giáo. Theo thuyết tiến hóa phổ thông, ngồn gốc phát triển tôn giáo từ quan điểm tiến hóa thực tế nói chung. và tiền giả định của nhân chủng học tiến hóa cho thấy nền văn hóa "nguyên thủy" là tiêu biểu cho các giai đoạn rất sớm của sự phát triển tôn giáo.

Nhưng những vấn đề với thuyết tiến hóa này có một số điều 1) Các loại phát triển thuyết này mô tả chưa bao giờ được quan sát; trong thực tế, có vẻ là không có sự phát triển tiến dần về độc thần trong bất kỳ nền văn hóa thực sự - trên thực tế dường như là ngược lại với trường hợp này. 2) Định nghĩa của phương pháp nhân học về "nguyên thủy" tương đương với sự phát triển công nghệ, nhưng điều này là khó có tiêu chí đạt yêu cầu, như có rất nhiều thành phần hướng đến một nền văn hóa nhất định. 3) Các giai đoạn được viện dẫn thường thiếu hoặc bị bỏ qua. 4) Cuối cùng, hầu hết các nền văn hóa đa thần cho thấy dấu tích của độc thần trong sự phát triển đầu tiên của họ.

Những gì chúng ta tìm thấy là Đức Chúa Trời độc thần, Đấng hữu thể, nam tính, sống trong bầu trời, có kiến thức rộng lớn và quyền năng tạo ra thế giới, là tác giả của một nền đạo đức mà chúng ta có thể giải thích, là người mà chúng ta đã không vâng lời và do đó bị xa cách, nhưng cũng là người đã cung cấp phương cách để hòa giải. Hầu như tất cả các tôn giáo mang một biến thể của Đức Chúa Trời tại một số điểm trong quá khứ của nó trước khi phân cấp vào sự hỗn loạn của đa thần giáo. Như vậy, có vẻ như hầu hết các tôn giáo đã bắt đầu trong thuyết độc thần và "phân cấp" vào tín ngưỡng đa thần, vạn vật hữu linh, và pháp thuật - không quay ngược lại. (Hồi giáo là một trường hợp rất hiếm, có vòng quay trở lại hoàn toàn thành một niềm tin độc thần.) Ngay cả với phong trào này, đa thần giáo thường có chức năng độc thần hoặc vừa đa thần vừa độc thần. Nó là một tôn giáo đa thần hiếm mà không giữ một trong những vị thần cai trị đối với phần còn lại, với các vị thần thấp hơn chỉ có chức năng trung gian.

Lý luận của Triết học / Thần học về thuyết độc thần - Có rất nhiều tranh luận triết học cho việc không thể có sự tồn tại nhiều hơn một Đức Chúa Trời. Nhiều người trong số này dựa vào mối liên quan vĩ đại trên một vai trò trừu tượng xem xét bản chất thực tại. Thật không may, trong bài viết ngắn này, không thể tranh cãi đối với các vị trí siêu hình cơ bản và sau đó đi vào để hiển thị những gì nó chỉ ra liên quan đến độc thần, nhưng phần còn lại bảo đãm rằng có nền tảng triết học và thần học rõ ràng cho những lẽ thật này, quay lại hàng thiên niên kỷ (và hầu hết đều khá hiển nhiên). Tóm lại, sau đây là ba lý luận người ta có thể lựa chọn để khám phá:

1. Nếu có nhiều vị thần, vũ trụ sẽ rối loạn do nhiều người sáng tạo và nhiều người cầm quyền, nhưng nó không bị rối loạn; Do đó, chỉ có một Đức Chúa Trời.

2. Vì Đức Chúa Trời là một hữu thể hoàn hảo trọn vẹn, không thể có một Chúa thứ hai, vì họ sẽ có sự khác biệt trong một số đường lối, và sự khác biệt từ sự hoàn hảo trọn vẹn làm giảm bớt sự trọn vẹn, đó không phải là Đức Chúa Trời.

3. Vì Đức Chúa Trời là vô hạn trong sự hiện hữu của Ngài, Ngài không thể có các phần ( các phần không thể được thêm vào để đạt được vô cùng). Nếu sự hiện hữu của Đức Chúa Trời không chỉ là một phần của Ngài (mà nó dành cho tất cả mọi thứ mà có thể có hiện hữu hay không), như thế Ngài phải có sự tồn tại vô hạn. Vì vậy, không thể có hai hữu thể vô hạn, làm cho thần này sẽ có sự khác biệt với thần khác.

Một người nào đó có thể muốn lập luận rằng có nhiều trong số này sẽ không loại trừ một lớp các thần phụ, và điều đó là tốt. Mặc dù chúng ta biết điều này là không có thật trong Kinh Thánh, về lý thuyết không có gì sai. Nói cách khác, Đức Chúa Trời có thể tạo ra một lớp thần phụ giúp, nhưng nó chỉ xảy ra trong trường hợp Đức Chúa Trời đã không làm. Nếu Ngài có làm, những "vị thần" sẽ được giới hạn, những vật được tạo ra - có lẽ rất nhiều như các thiên thần (Thi Thiên 82). Điều này không làm tổn thương cho trường hợp độc thần, mà điều này không nói rằng không thể có bất kỳ linh nào khác - Nhưng duy nhất chỉ có một Đức Chúa Trời.

English



Trở lại trang chủ tiếng Việt

Độc thần có thể chứng minh được?
Chia sẻ trang này: Facebook icon Twitter icon YouTube icon Pinterest icon Email icon
© Copyright Got Questions Ministries