settings icon
share icon
Câu hỏi

Kinh Thánh nói gì về việc phục vụ trong quân đội?

Trả lời


Có rất nhiều nơi trong Kinh Thánh đề cập gián tiếp và trực tiếp đến việc phục vụ trong quân đội. Kinh Thánh tuy không trả lời trực tiếp rằng phục vụ trong quân đội là nên hay không, nhưng có những luận cứ trong Kinh Thánh cho thấy rằng quân nhân là những người được tôn trọng và việc phục vụ trong quân đội không hề trái với quan điểm trong Kinh Thánh.

Phục vụ trong quân đội được nhắc đến đầu tiên trong Sáng thế ký 14 Cựu Ước, khi cháu của Áp-ra-ham là Lót bị bắt cóc bởi Kết-rô-lao-me, vua của Ê-lam, và các đồng minh. Áp-ra-ham đã tập hợp quân đội gồm 318 người đàn ông tinh nhuệ trong nhà ông để phục kích và đánh bại Ê-la-mít.

Vào giai đoạn sau của lịch sử Y-xơ-ra-ên, dân tộc Y-xơ-ra-ên đã phát triển 1 quân đội chính quy. Tuy nhiên, Y-xơ-ra-ên khá chậm chạp trong việc phát triển quân đội của mình vì họ luôn có ý thức rằng dù cho sức mạnh quân đội của họ thế nào thì Chúa, vị thần bảo hộ của dân tộc họ, vẫn luôn bên cạnh che chở cho dân Ngài. Chỉ cho đến khi những hệ thống chính trị tập trung được thực hiện bởi Sau-lơ, Đa-vít và Sô-lô-môn, hệ thống quân đội thường trực của Y-xơ-ra-ên mới thật sự được chú trọng phát triển. Sau-lơ là người đầu tiên thành lập một quân đội cố định (1 Sa-mu-ên 13:2, 24:2, 26:2).

Đa-vít tiếp tục hệ thống quân đội của Sau-lơ. Ông đẩy mạnh quân đội, đưa vào nhiều quân đoàn trung thành với ông từ những vùng lãnh thổ khác nhau (2 Sa-mu-ên 15:19-22) và giao quyền lãnh đạo quân đội cho 1 chỉ huy trưởng là Giô-áp. Dưới thời của Đa-vít, Y-xơ-ra-ên cũng trở nên hiếu chiến hơn trong các hoạt động quân sự đánh chiếm các vùng lân cận như Am-môn (2 Sa-mu-ên 11:1, 1 Sử ký 20:1-3). Đa-vít cũng thành lập 1 quân đoàn đặc biệt gồm 12 nhóm, mỗi nhóm gồm 24000 người, luân phiên phục vụ 12 tháng của năm (1 Sử ký 27). Trong thời vua Sô-lô-môn, dù chính sách cai trị của ông khá ôn hoà, quân đội vẫn tiếp tục được mở rộng bằng việc bổ sung thêm các chiến xa (xe ngựa) và kỵ binh (1 Các vua 10:26). Quân đội chính quy được duy trì (mặc dù có bị chia rẽ bởi sự chia cắt của đất nước sau cái chết của Sô-lô-môn) cho tới những năm 586 trước công nguyên, khi Y-xơ-ra-ên (chi tộc Giu-đa) đánh mất thể chế chính trị của mình vào tay ngoại bang.

Trong Tân Ước, Chúa Giê-xu lấy làm lạ khi 1 sĩ quan La Mã đến gặp Ngài (một đại đội trưởng chỉ huy 100 lính ở La Mã thời bấy giờ). Qua cách nói của viên đội trưởng thể thiện sự hiểu biết của ông về thẩm quyền của Chúa Giê-xu cũng như đức tin của ông vào Chúa Giê-xu (Ma-thi-ơ 8:5-13). Trong phân đoạn Kinh Thánh này cũng như vài nơi khác, chúng ta có thể thấy rằng Chúa Giê-xu không hề phản đối hay chê trách nghiệp quân đội. Rất nhiều đội trưởng quân đội được ngợi khen như những Cơ Đốc nhân thành tín, kính sợ Chúa, những người có những đức tính tốt (Ma-thi-ơ 8:5, 27:54; Mác 15:39-45; Lu-ca 7-2; 23:47; Công vụ các sứ đồ 10:1; 21:32; 28:16).

Dù ở nhiều nơi và chức vụ khác nhau, những người phục vụ trong quân đội luôn có thể là những Cơ Đốc nhân đáng được kính trọng như những viên đội trưởng được nhắc đến trong Kinh Thánh. Kinh Thánh cũng sử dụng những thuật ngữ quân đội để miêu tả cuộc chiến thuộc linh. Một trong những ví dụ là khi Phao-lô nói về Ép-ba-phô-đích, 1 người anh em trong Chúa, như 1 người “đồng đội” (Phi-líp 2:25). Kinh Thánh dùng từ “quân đội” để miêu tả sự mạnh mẽ trong Chúa bằng việc mang lấy toàn bộ những khí giới của Đức Chúa trời (Ê-phê-sô 6:10-20), những “mũ sắt”, “khiên”, và “gươm”.

Như vậy, ta đã thấy nhiều nơi trong Kinh Thánh đề cập trực tiếp và gián tiếp đến việc phục vụ trong quân đội. Những Cơ Đốc nhân phục vụ trong quân đội có thể yên tâm rằng nghĩa vụ quân sự mà học thực hiện được chấp thuận và coi trọng bởi Chúa toàn năng của chúng ta. Họ là những người xứng đáng nhận được sự kính trọng và biệt ơn của chúng ta.

English



Trở lại trang chủ tiếng Việt

Kinh Thánh nói gì về việc phục vụ trong quân đội?
Chia sẻ trang này: Facebook icon Twitter icon YouTube icon Pinterest icon Email icon
© Copyright Got Questions Ministries