settings icon
share icon
Câu hỏi

Chủ nghĩa cơ yếu (căn bản thuyết) là gì?

Trả lời


Từ fundamental (nguyên tắc cơ bản) có thể miêu tả bất cứ ảnh hưởng tôn giáo nào gắn bó với giáo lý căn bản của nó. Chủ nghĩa Cơ yếu, trong mục đích của bài này, là một phong trào trong hội thánh Mỹ gắn chặt với những thuộc yếu của niềm tin Cơ Đốc. Trong thời hiện đại từ fundamentalist (người theo Chủ nghĩa Cơ yếu) thường được dùng với nghĩa miệt thị.

Phong trào Chủ nghĩa Cơ yếu khởi nguồn từ Trường Đạo Thần học Princeton vì tổ chức này liên hiệp với những học sinh tốt nghiệp từ học viện này. Giáo dân từ hai nhà thờ giàu có uỷ nhiệm 97 nhà lãnh đạo của những nhà thờ thủ cựu đến từ khắp các nước phương Tây để viết nên 12 tập về giáo lý căn bản của niềm tin Cơ Đốc. Họ sau đó xuất bản những bài viết này và phân phát hơn 300,000 bản in miễn phí cho các mục sư và những người điều hành nhà thờ. Những quyển sách này được đặt tên là Những nguyên tắc cơ bản, hiện nay chúng vẫn được lưu hành dưới dạng bộ hai tập.

Chủ nghĩa cơ yếu được chính thức hoá vào cuối thế kỉ 19 và đầu thế kỉ 20 bời những nhà Cơ Đốc bảo thủ- John Nelson Darby, Dwight L. Moody, B. B. Warfield, Billy Sunday, và một số khác- những người này lo ngại rằng những giá trị đạo đức bị bào mòn bởi chủ nghĩa Hiện đại- với niềm tin con người (hơn là Chúa) sáng tạo, cải thiện, và biến đổi môi trường sống với sự trợ giúp của kiến thức khoa học, công nghệ và thí nghiệm thực hành. Thêm vào việc chiến đấu với sự ảnh hưởng của chủ nghĩa hiện đại, hội thánh vật lộn với phong trào Thượng Phê Bình của các học giả Đức, tìm kiếm để phế bỏ sự đúng đắn của Phúc Âm.

Chủ nghĩa cơ yếu được xây dựng dựa trên năm giáo lý căn bản của niềm tin Cơ Đốc, mặc dù phòng trào này bao gồm nhiều hơn là chỉ bám chặt vào các giáo lý:

1) Kinh Thánh thực sự đúng đắn (theo nghĩa đen). Liên kết với giáo lý này là niềm tin rằng Kinh Thánh là không thể sai lầm, rằng, không có bất cứ lỗi sai và mâu thuẫn nào.

2) Mẹ đồng trinh sinh ra Chúa và Christ là Chúa. Người theo Chủ nghĩa Cơ yếu tin rằng Jesus được sinh ra bởi mẹ đồng trinh Mary và được thụ thai bởi Đức Thánh Linh và Ngài đã và đang là Con của Đức Chúa Trời, đầy nhân tính và thần tính.

3) Sự chuộc tội thay của Jesus Christ trên cây thập tự. Chủ nghĩa Cơ yếu dạy rằng sự cứu chuộc được nhận bởi duy nhất qua ân điển của Chúa và niềm tin của con người vào sự đóng đinh trên cây thập tự của Christ cho tội lỗi của nhân loại.

4) Sự phục sinh thực thể của Jesus (Lu-ca 24:36-43). Vào ngày thứ ba sau khi Ngài bị đóng đinh, Chúa Jesus dựng dậy từ mộ và giờ đang ngồi bên tay phải của Chúa Cha (Hê-bơ-rơ 1:3).

5) Tính xác thực của những phép màu từ Chúa Jesus được ghi chép lại trong Kinh Thánh và sự thật về việc Chúa sẽ quay lại trên đất lần thứ hai và trị vì thế giới trong 1000 năm.

Những điểm khác trong học thuyết những người theo Chủ nghĩa cơ yếu tin rằng Môi-se viết 5 sách đầu tiên trong Kinh Thánh và nhà thờ sẽ được cất đi trước sự cực khổ của thời kì cuối. Đa phần những người theo Chủ nghĩa Cơ yếu cũng là những người theo thuyết Thời kì (“Dispensationalism” - giai đoạn thần thị thuyết).

Phong trào Chủ nghĩa cơ yếu thường có tính chiến đấu cho lẽ thật, điều này dẫn đến sự tranh cãi. Rất nhiều những giáo phái mới và nhóm thông công xuất hiện, ví dụ như mọi người rời nhà thờ nhân danh học thuyết thánh sạch. Một trong những đặc điểm thiết yếu Chủ nghĩa Cơ yếu tự nhìn chính mình là kẻ bảo vệ lẽ thật, thường để loại bỏ những ý kiến giải thích kinh thánh khác. Tai thời điểm Chủ nghĩa Cơ yếu đang lên, thế giới đã đi theo chủ nghĩa giải phóng, hiện đại và thuyết Đác-uyn, nhà thờ bị xâm lấn bởi các giáo sư giả. Chủ nghĩa Cơ yếu là một phản ứng lại với những mất mát của điều Kinh Thánh dạy.

Phong trào này bị tấn công mạnh mẽ vào năm 1925 bởi sự quảng bá rộng khắp của phiên toà huyền thoại Scopes. Mặc dù những người theo Chủ nghĩa Cơ yếu thắng phiên toà, họ bị cộng đồng chế giễu. Sau đó, Chủ nghĩa Cơ yếu bắt đầu tách ra thành các nhóm nhỏ và tái tập trung. Nhóm mạnh mẽ và có tiếng nói nhất nước Mỹ là nhóm Cơ Đốc nhân Cánh Hữu. Nhóm tự mô tả là những người theo Chủ nghĩa Cơ yếu, có những liên quan đến các phong trào chính trị khác hơn tất thảy các nhóm tôn giáo khác. Đến những năm 90, các nhóm như Liên hiệp Cơ Đốc nhân và Hội đồng nghiên cứu Gia đình có ảnh hưởng tới những vấn đề tôn giáo và văn hóa. Ngày nay, Chủ nghĩa Cơ yếu tồn tại dựa vào các nhóm truyền giảng như Hội nghị Báp-tít phía Nam. Cùng nhau, những nhóm này tuyên bố có khoảng 30 triệu tín đồ.

Như tất cả các phong trào, Chủ nghĩa Cơ yếu có cả thành công và thất bại. Những thất bại lớn nhất có lẽ là để những kẻ phỉ báng Chủ nghĩa Cơ yếu định nghĩa thế nào là người theo Chủ nghĩa Cơ yếu. Do đó, rất nhiều người ngày nay nhìn những người theo Chủ nghĩa Cơ yếu là phần tử cấp tiến, những kẻ “truyền rắn” cực đoan, muốn thiết lập một tổ chức tôn giáo và ép buộc niềm tin của họ lên những người khác. Điều này là sai lầm. Những người theo chủ nghĩa Cơ yếu mong muốn bảo vệ sự đúng đắn của Kinh Thánh và bảo vệ niềm tin Cơ Đốc, đã được “uỷ thác cho các thánh đồ một lần đủ cả” (Giu-đe 1:3).

Hội Thánh ngày nay đang vật lộn với thời kì hậu Hiện đại, văn hoá thế tục và cần những người không xấu hổ công bố Phúc Âm của Christ. Sự thật không thay đổi, và việc gắn chặt với học thuyết của những nguyên tắc cơ bản là cần thiết. Những nguyên tắc này là nền đá cho niềm tin Cơ Đốc cất lên, và, như Jesus đã dạy, ngôi nhà cất trên Vầng Đá sẽ chẳng sập dù mưa sa, lụt đến, bão thổi và đập vào (Ma-thi-ơ 7:24-25).

English



Trở lại trang chủ tiếng Việt

Chủ nghĩa cơ yếu (căn bản thuyết) là gì?
Chia sẻ trang này: Facebook icon Twitter icon YouTube icon Pinterest icon Email icon
© Copyright Got Questions Ministries