settings icon
share icon
Câu hỏi

Kinh Thánh nói gì về việc xưng tội với linh mục?

Trả lời


Khái niệm xưng tội với thầy tế lễ không được dạy ở đâu trong Kinh Thánh cả. Thứ nhất, Tân ước không dạy rằng phải có các linh mục trong Giao ước mới. Thay vào đó, Tân ước dạy rằng tất cả những người tin Chúa đều là vị tế lễ của hoàng gia. I Phi-e-rơ 2:5-9 mô tả các tín hữu là vị tế lễ thánh" và là một "vị tế lễ nhà vua". Khải Huyền 1:6 và 5:10 đều mô tả các tín hữu là "vương quốc của thầy tế lễ" . Trong Giao ước cũ, dân Chúa đến với Ngài qua thầy tế lễ. Thầy tế lễ là những người trung gian giữa Chúa và con dân Ngài. Thầy tế lễ dâng của lễ thay cho dân Chúa. Và điều đó đã không cần thiết nữa. Bởi vì sự chết của Chúa Giê-xu, chúng ta có thể mạnh dạn đến gần ngôi vinh hiển của Đức Chúa Trời (Hê-bơ-rơ 4:16). Bức màn của đền thờ đã xé ra làm hai khi Chúa Giê-xu chết tượng trưng cho bức tường ngăn cách giữa Đức Chúa Trời và con người đã bị phá hủy. Chúng ta có thể trực tiếp đến với Đức Chúa Trời, chính chúng ta, mà không cần dùng một người trung gian. Vì sao? Bởi vì Đức Chúa Giê-xu Christ là thầy tế lễ thượng phẩm lớn (Hê-bơ-rơ 4:14-15; 10:21) và là Đấng trung bảo duy nhất giữa chúng ta và Đức Chúa Trời (1 Ti-mô-thê 2:5). Tân ước dạy rằng phải có trưởng lão (1 Ti-mô-thê 3:1-7; Tít 1:6-9), chấp sự (1 Ti-mô-thê 3:8-13), và mục sư (Ê-phê-sô 4:11)- nhưng không có thầy tế lễ.

Khi nói đến việc xưng tội, các tín hữu được dạy trong I Giăng 1:9 là hãy xưng tội với Đức Chúa Trời. Chúa là thành tín và sẽ tha tội cho chúng ta khi chúng ta đến xưng tội với Ngài. Gia-cơ 5:16 nói về việc xưng tội "với người khác", nhưng nó không giống với việc xưng tội với linh mục như cách mà Công giáo La Mã dạy dỗ. Linh mục/ Những người lãnh đạo Hội Thánh không được đề cập đến bối cảnh của Gia-cơ 5:16. Do đó, Gia-cơ 5:16 không liên kết việc tha thứ tội với việc xưng nhận tội với "người khác" .

Giáo hội Công giáo La Mã lấy cơ sở thực hành việc xưng tội của họ với một linh mục dựa trên truyền thống Công Giáo. Công Giáo dựa vào Giăng 20:23, "Kẻ nào mà các ngươi tha tội cho, thì tội sẽ được tha; còn kẻ nào các ngươi cầm tội lại, thì sẽ bị cầm cho kẻ đó." Từ câu Kinh Thánh này, Công Giáo khẳng định rằng Chúa ban cho các sứ đồ thẩm quyền để tha tội và thẩm quyền đó được truyền lại cho những người kế vị của họ, tức là các giám mục và linh mục của Giáo hội công giáo La Mã. Có một vài vấn đề về cách giải nghĩa này. (1) Giăng 20:23 không chỗ nào đề cập đến sự xưng tội. (2) Giăng 20:23 không chỗ nào hứa hoặc thậm chí gợi ý rằng bất kì thẩm quyền nào của các sứ đồ sẽ được truyền lại cho những người kế vị. (3) Các sứ đồ chưa bao giờ hành động như thể là họ có thẩm quyền để tha tội cho người khác. Tương tự, Công Giáo đưa ra Ma-thi-ơ 16:19 và 18:18 (việc buộc và mở) là bằng chứng cho thẩm quyền Giáo hội công giáo để tha tội. Ba luận điểm trên áp dụng như nhau cho các câu Kinh Thánh này.

Quyền năng tha tội là của Chúa và chỉ một mình Ngài mà thôi (Ê-sai 43:25; Công vụ 10:43). Hiểu rõ hơn về Giăng 20:23 đó là các sứ đồ được giao cho trách nhiệm tuyên bố những điều kiện vô cùng chắc chắn để được Chúa tha thứ. Bởi vì hội thánh đã được thành lập, các sứ đồ đã tuyên bố rằng những ai tin vào phúc âm được ban cho (Công vụ 16:31) và những ai từ chối phúc âm phải đối mặt với sự phán xét ( 2 Tê-sa-lô-ni-ca 1:8; 1 Phi-e-rơ 4:17). Khi các sứ đồ công bố sứ điệp cứu rỗi trong Đấng Christ (Công vụ 10:43) và thực hiện kỷ luật hội thánh ( 1 Cô-rinh-tô 5:4-5), đó là lúc họ sử dụng thẩm quyền Chúa ban.

Một lần nữa, khái niệm xưng tội với linh mục trong Kinh Thánh không chỗ nào dạy cả. Chúng ta chỉ xưng tội với Đức Chúa Trời (1 Giăng 1:9). Là những tín hữu trong giao ước mới, chúng ta không cần những người trung gian giữa chúng ta với Đức Chúa Trời. Chúng ta có thể đến với Chúa một cách trực tiếp bởi vì sự hy sinh của Chúa Giê-xu cho chúng ta. 1 Ti-mô-thê 2:5 chép rằng: "Vì chỉ có một Đức Chúa Trời, và chỉ có một Đấng Trung bảo ở giữa Đức Chúa Trời và loài người, tức là Đức Chúa Jêsus Christ, là người."

English



Trở lại trang chủ tiếng Việt

Kinh Thánh nói gì về việc xưng tội với linh mục?
Chia sẻ trang này: Facebook icon Twitter icon YouTube icon Pinterest icon Email icon
© Copyright Got Questions Ministries