settings icon
share icon
Câu hỏi

Tại sao chúng ta cần phải xưng ra tội của mình dù những tội đó đã được Chúa tha thứ rồi? (1 Giăng 1:9)?

Trả lời


Sứ đồ Phao-lô viết: “để ca ngợi ân điển vinh quang mà Ngài đã ban tặng cho chúng ta trong Con yêu dấu của Ngài! Vì trong Đấng Christ, chúng ta được cứu chuộc bởi huyết Ngài, được tha tội theo sự phong phú của ân điển Ngài, là ân điển mà Ngài ban cho chúng ta một cách dư dật. Với tất cả sự khôn ngoan thông hiểu” (Ê-phê-sô 1:6-8). Sự tha thứ ở đây liên quan đến sự cứu rỗi, thông qua sự cứu rỗi Chúa xoá bôi tội lỗi chúng ta và đem tội lỗi đi xa khỏi chúng ta như “phương đông xa cách phương tây” (Thi Thiên 103:12). Đây chính là được tha thứ về mặt luật pháp, sự tha thứ này được công nhận bằng việc Đức Chúa Trời cho chúng ta cơ hội được nhận Chúa Giê-xu làm Cứu Chúa của đời mình. Tất cả tội lỗi của chúng ta trong quá khứ, hiện tại, và tương lai được tha thứ dựa trên nền tảng luật pháp, nghĩa là chúng ta sẽ không phải trải qua sự xét xử đời đời cho tội lỗi của chúng ta. Tuy nhiên, chúng ta vẫn thường phải gánh chịu hậu quả do tội lỗi gây nên trong suốt thời gian chúng ta còn ở trên đất, điều này đem chúng ta đến câu hỏi tiếp theo.

Sự khác nhau giữa Ê-phê-sô 1:6-8 và 1 Giăng 1:9 là Giăng đang đề cập đến “mối liên hệ”, nói cách khác, chúng ta có thể gọi là “mối liên hệ trong gia đình,” sự tha thứ được hiểu như là mối liên hệ giữa cha và con. Ví dụ, nếu đứa con làm điều gì sai đối với cha nó – nghĩa là nó đã không làm đúng những gì cha nó mong đợi hay đề ra – chính đứa con đã gây nên sự cản trở trong mối liên hệ với cha mình. Đứa con đó vẫn là con của cha, nhưng mối liên hệ giữa cha và con đã bị “tổn thương” Mối liên hệ đó vẫn sẽ tiếp tục bị đình trệ cho đến khi nó chịu thừa nhận với cha nó rằng nó đã sai. Tương tự như vậy, mối liên hệ của chúng ta với Chúa sẽ còn bị trở ngại cho đến khi chúng ta chịu nhận lỗi của mình. Khi chúng ta xưng tội mình với Chúa, mối liên hệ sẽ lại tốt đẹp như trước. Đây chính là được tha thứ về mối liên hệ.

Những người tin vào Chúa Cứu Thế sẽ nhận được sự tha thứ về mặt “địa vị”, hay còn gọi là tha thứ về mặt luật pháp. Với địa vị là chi thể trong thân của Đấng Christ, tội lỗi của chúng ta đã được tha dù tội lỗi đó chúng ta đã phạm hay sẽ phạm trong tương lai. Giá chuộc tội đã được trả bởi sự chết của Chúa Giê-xu trên thập tự giá, sự chết của Ngài là để gánh thay cơn phẫn nộ của Đức Chúa Trời vì tội lỗi chúng ta, và không còn cần bất kỳ sự hy sinh hay trả giá nào nữa. Khi Chúa Giê-xu nói, “Mọi sự đã hoàn tất”, Ngài đang nhấn mạnh rằng sự cứu chuộc đã được thực hiện. Chính tại nơi thập tự giá, chính ngay lúc đó, sự tha thứ về địa vị đã được hoàn tất.

Việc xưng nhận tội lỗi sẽ giúp chúng ta tránh khỏi việc chịu sự thi hành kỷ luật của Chúa. Nếu chúng ta thất bại trong việc xưng nhận tội lỗi, những luật lệ của Chúa chắc chắn sẽ được thi hành cho đến khi chúng ta chịu nhận tội. Như những gì đã nói trước đó, tội lỗi của chúng ta được tha nhờ vào sự cứu rỗi (tha thứ địa vị), nhưng mối liên hệ mỗi ngày của chúng ta với Chúa cần phải luôn trong trạng thái tốt đẹp (tha thứ mối liên hệ). Mối liên hệ trọn vẹn giữa chúng ta với Chúa không thể xảy ra khi những tội lỗi vẫn chưa được xưng nhận trong đời sống của chúng ta. Vì thế, chúng ta cần phải xưng tội của mình với Chúa ngay khi chúng ta nhận biết chúng ta phạm tội, để chúng ta có thể duy trì mối liên hệ mật thiết với Chúa.

English



Trở lại trang chủ tiếng Việt

Tại sao chúng ta cần phải xưng ra tội của mình dù những tội đó đã được Chúa tha thứ rồi? (1 Giăng 1:9)?
Chia sẻ trang này: Facebook icon Twitter icon YouTube icon Pinterest icon Email icon
© Copyright Got Questions Ministries