settings icon
share icon
Câu hỏi

Có phải vua của Ty-rơ được tiên tri trong Ê-xê-chi-ên 28 nhằm ám chỉ về Sa-tan?

Trả lời


Trong lần lướt qua ban đầu, lời tiên tri trong Ê-xê-chi-ên 28:11-19 dường như chỉ vị vua là con người. Thành Ty-rơ là nơi chịu lời tiên tri chỉ trích mạnh nhất trong Kinh Thánh (Ê-sai 23:1-18; Giê-rê-mi 25:22; 27:1-11; Ê-xê-chi-ên 26:1 – 28:19; Giô-ên 3:4-8; A-mốt 1:9,10). Ty-rơ được biết đến về việc dựng xây sự giàu có của nó bằng cách bóc lột những nước láng giềng của nó. Các tác giả cổ ám chỉ thành phố Ty-rơ là thành phố đầy ắp những nhà buôn vô lương tâm. Ty-rơ là trung tâm của việc thờ hình tượng và phạm tội tà dâm. Các nhà tiên tri trong Kinh Thánh chỉ trích tính kiêu ngạo của Ty-rơ vì được mang lại do sự giàu có cực lớn và vị trí chiến lược của nó. Dường như Ê-xê-chi-ên 28:11-19 là bảng buộc tội đặc biệt mạnh mẽ nhằm chống lại vua của Ty-rơ trong đời của tiên tri Ê-xê-chi-ên, đã chỉ trích tính kiêu hãnh và tham lam quá độ của vị vua này.

Tuy nhiên, một vài mô tả trong Ê-xê-chi-ên 28:11-19 vượt ra ngoài mô tả về một vị vua là con người đúng nghĩa. Không có tư tưởng của một vị vua nào trên đất này tuyên bố về việc “ở trong Ê-đen” hay là “một chê-ru-bim được xức dầu để làm nhiệm vụ che phủ” hay là “được ở trên núi thánh của Đức Chúa Trời”. Vì thế, hầu hết các nhà giải kinh tin rằng Ê-xê-chi-ên 28:11-19 là lời tiên tri kép, so sánh sự kiêu ngạo của vua Ty-rơ với sự kiêu ngạo của Sa-tan. Một vài người đề xuất rằng vua của Ty-rơ thật sự bị Sa-tan điều khiển, làm cho mối liên kết giữa cả hai càng trở nên mạnh mẽ và thích hợp hơn.

Trước khi sa ngã, Sa-tan quả thật là một vật thọ tạo tuyệt đẹp (Ê-xê-chi-ên 28:12-13). Có lẽ nó là thiên sứ đẹp nhất và có quyền năng nhất trong tất cả các thiên sứ. Cụm từ “chê-ru-bim (đang che phủ, TTHD) hộ vệ (DNB, câu 14)” có thể chỉ rõ rằng Sa-tan đã từng là thiên sứ “hộ vệ” sự hiện diện của Đức Chúa Trời. Sự kiêu hãnh đã khiến Sa-tan sa ngã. Sa-tan tự tôn cao chính mình hơn là tôn cao Đức Chúa Trời là Đấng đã ban cho nó sự đẹp đẽ, và nghĩ rằng tự nó có thể chịu trách nhiệm để nâng cao địa vị của chính nó. Kết quả cuộc nổi loạn của Sa-tan là nó bị Chúa ném ra khỏi sự hiện diện của Ngài và hình phạt cuối cùng sẽ là khi Chúa kết án Sa-tan trong hồ lửa đời đời (Khải Huyền 20:10)

Cũng như Sa-tan, vua của Ty-rơ cũng rất kiêu hãnh. Hơn là nhận biết sự quyền năng của Chúa, vua Ty-rơ cho rằng sự giàu có của Ty-rơ là nhờ vào chính sự khôn ngoan và sức mạnh của mình. Không hài lòng với địa vị cao trọng của mình, vua Ty-rơ muốn tìm kiếm nhiều hơn nữa, kết quả là Ty-rơ đã chiếm lấy những tài nguyên của những quốc gia khác, bành trướng sự giàu có của nó bằng việc làm tổn hại đến người khác. Nhưng cũng như sự kiêu ngạo của Sa-tan dẫn nó đến sa ngã và rồi cuối cùng cũng dẫn đến sự hủy diệt đời đời, thì thành phố Ty-rơ cũng sẽ đánh mất sự giàu có, sức mạnh và vị thế của nó. Lời tiên tri của Ê-xê-chi-ên về sự hủy diệt toàn bộ thành Ty-rơ đã được hoàn tất bởi Nê-bu-cát-nết-sa (Ê-xê-chi-ên 29:17-21, khoảng 573TCN) và cuối cùng là bởi A-lếch-xan-đơ Đại đế (334-323TCN).

English



Trở lại trang chủ tiếng Việt

Có phải vua của Ty-rơ được tiên tri trong Ê-xê-chi-ên 28 nhằm ám chỉ về Sa-tan?
Chia sẻ trang này: Facebook icon Twitter icon YouTube icon Pinterest icon Email icon
© Copyright Got Questions Ministries