settings icon
share icon
Câu hỏi

Bảo vệ có điều kiện là gì?

Trả lời


"Bảo vệ có điều kiện" là một thuật ngữ thần học được dùng để nói đến sự cứu rỗi linh hồn của những kẻ tin trong Đấng Christ. Nó mô tả đặc tính lâu dài sự cứu rỗi linh hồn của người Tin lành. Nói theo cách khác, sự chuộc tội của người Tin Lành là "Bảo vệ có điều kiện". Nó gợi nhắc đến câu hỏi: Sự cứu rỗi linh hồn được bảo đảm nhờ vào điều kiện nào? Những người đề xuất của việc bảo vệ có điều kiện khẳng định chắc chắn rằng việc cứu rỗi phụ thuộc vào việc giữ đức tin cho đến cuối cùng. Hãy dùng một ví dụ so sánh mà kinh thánh dùng, những vận động viện phải kết thúc cuộc chạy để nhận được giải. Những người mà bám theo học thuyết bảo đảm có điều kiện dùng những câu kinh thánh sau như một sự xác nhận:

" Nhiều tiên tri giả sẽ nổi lên và dỗ dành lắm kẻ. Lại vì cớ tội ác sẽ thêm nhiều, thì lòng yêu mến của phần nhiều người sẽ nguội lần. Nhưng kẻ nào bền chí cho đến cuối cùng, thì sẽ được cứu" (Ma-thi-ơ 24:11-13).

"Vậy, hỡi anh em, chúng ta chẳng mắc nợ xác thịt đâu, đặng sống theo xác thịt. Thật thế, nếu anh em sống theo xác thịt thì phải chết; song nếu nhờ Thánh Linh, làm cho chết các việc của thân thể, thì anh em sẽ sống" (Ro-ma 8:12-14).

"Hỡi anh em, tôi nhắc lại cho anh em Tin lành mà tôi đã rao giảng và anh em đã nhận lấy, cùng đứng vững vàng trong đạo ấy, và nhờ đạo ấy, anh em được cứu rỗi, miễn là anh em giữ lấy y như tôi đã giảng cho; bằng không, thì anh em có tin cũng vô ích" (1 Cô-rinh-tô 15:1-2).

"Chớ hề dối mình; Đức Chúa Trời không chịu khinh dể đâu; vì ai gieo giống chi, lại gặp giống ấy. Kẻ gieo cho xác thịt, sẽ bởi xác thịt mà gặt sự hư nát; song kẻ gieo cho Thánh Linh, sẽ bởi Thánh Linh mà gặt sự sống đời đời" Ga-la-ti 6:7-9)."

Những phân đoạn và những điểm chú ý đối với tính chất điều kiện của việc cứu rỗi linh hồn kẻ tin. Trong mỗi phân đoạn, tác giả thánh kinh (dưới quyền năng của Đức Thánh Linh) dùng cách nói điều kiện (ví dụ, nếu kẻ nào đứng vững thì sẽ được cứu) để làm nổi bật bản chất của việc bảo đảm kẻ tin trong Đấng Christ. Để đảm bảo việc được cứu rỗi linh hồn của chúng ta, kẻ tin phải 1) Bền chí cho đến cuối cùng; 2) Sống trong T hánh linh; 3) Giữ vững đối với Lời giảng . 4) Gieo trong Thánh Linh. Đây không phải là món của của sự cứu rỗi đang thiếu theo một cách nào đó, nhưng cá nhân kẻ tin phải vững lòng để giữ vững niềm tin. Theo cách nói của Phao lô, "mà lấy lòng sợ sệt run rẩy làm nên sự cứu chuộc mình" (Phi líp 2:12)

Nhận ra sự quan trọng của những căn cứ Kinh thánh, dường như là cách nhìn của việc bảo đảm có điều kiện thì dường như không thể bác bỏ. Làm sao mà bất kì ai có thể tranh cãi với khái niệm rằng những kẻ tin phải giữ niềm tin cho tới đời đời để bảo vệ sự cứu rỗi của Chúa? Tuy nhiên, có một mặt khác về vấn đề tranh luận này. Đây là một thuyết lâu đời tranh luận giữa Người Arminian (Những người mà theo bảo vệ có điều kiện) và Calvinist (Những người mà theo điều được gọi là sự bảo vệ "đời đời" hoặc là kiên trì của các thánh đồ). Những điều mà người Arminian có thể chỉ ra hàng tá phân đoạn Kinh thánh để chỉ đến việc cứu rỗi linh hồn có điều kiện của kẻ tin, thì người Calvinist có thể đưa ra dẫn chứng là một danh sách lớn cách công bằng của các phân đoạn Kinh thánh để hỗ trợ góc nhìn của việc đảm bảo đời đời, như là

" Vì nhiều christ giả và tiên tri giả sẽ dấy lên, làm những dấu lớn, phép lạ, nếu có thể được thì họ cũng đến dỗ dành chính những người được chọn" ( Ma-thi-ơ 24:24)

" Vì tôi chắc rằng bất kỳ sự chết, sự sống, các thiên sứ, các kẻ cầm quyền, việc bây giờ, việc hầu đến, quyền phép, bề cao, hay là bề sâu, hoặc một vật nào, chẳng có thể phân rẽ chúng ta khỏi sự yêu thương mà Đức Chúa Trời đã chứng cho chúng ta trong Đức CHúa Jêsus Christ, là Chúa chúng ta" (Rô-ma 8:38-39).

" Ta ban cho nó sự sống đời đời; nó chẳng chết mất bao giờ, và chẳng ai cướp nó khỏi tay ta. Cha ta là Đấng lớn hơn hết đã cho ta chiên đó, và chẳng ai cướp nó khỏi tay ta" (Giăng 10:28-29)."

"Ấy lại cũng trong Ngài mà anh em sau khi đã nghe đạo chân thật, là đạo Tin lành về sự cứu rỗi anh em, ấy là trong Ngài mà anh em đã tin và được ấn chứng bằng Đức Thánh Linh là Đấng Chúa đã hứa, Đấng ấy là bảo chứng về cơ nghiệp chúng ta, cho đến kỳ chuộc lấy những kẻ mà Ngài đã được để khen ngợi sự vinh hiển Ngài" (Ê-phê-sô 1:13-14).

Nhiều phân đoạn có thể được liệt kê chi tiết việc đảm bảo sự sống đời đời của kẻ theo thật sự trong Chúa. Trong mỗi phân đoạn ở trên, một điều nổi lên đó là — Bảo đảm sự sống đời đời của những kẻ tin thì không phải làm điều chi hết với nỗ lực cá nhân của kẻ tin, nhưng trong ân điển của Chúa, ngược lại những phân đoạn mà ủng hộ việc bảo đảm có điều kiện thì dường như tập chung vào khả năng của người tin để giữ lại niềm tin đó.

Điều gì khiến chúng ta làm nên tất cả điều đó? Kinh thánh có dạy cả hai loại là bảo đảm có điều kiện và bảo đảm đời đời không? Câu trả lời là " không". Tuy vậy, chúng ta phải có khả năng hiểu những phân đoạn mà bảo rằng kẻ tin giữ niềm tin, với những phân đoạn nói Chúa bảo vệ kẻ tin cho đến đời đời. Câu trả lời là nhìn vào cái mà những nhà thần học đã gọi là Những Học Thuyết Ân Điển. Học Thuyết Ân Điển được lần lượt gọi là 5 ĐIỂM CỦA THUYẾT CALVIN (một cách dùng thuật ngữ sai, bởi vì Calvin không bao giờ được phát âm rõ ràng "năm điểm"). Trong bản vắn tắc này là Học Thuyết Ân Điển:

Hoàn toàn bại hoại: Bởi vì nguyên tội, con người được sinh ra trong tội lỗi và không có thể làm gì để làm vui lòng Chúa, và con người cũng không thể tìm kiếm Chúa.

Việc lựa chọn không điều kiện: Bởi vì tội lỗi của con người, Chúa đành phải bước vào nhằm để cứu rỗi linh hồn của kẻ tin. Ngài làm điều đó bởi sự chọn lựa của Chúa không có điều kiện (ví dụ như con người không cần phải đóng góp bất cứ điều gì để được cứu rỗi.

Cứu chuộc cách hạn chế (có giới hạn): Để nhận được những điều mà Chúa đã lựa chọn để cứu rỗi linh hồn, sự cứu chuộc phải được trình ra để đáp ứng sự phán xét công bình của Chúa trên tội lỗi của họ. Chúa cứu chuộc bằng chính việc hi sinh Con Ngài, chính là Chúa Giê-xu.

Ân điển bất khả kháng cự: Chúa đã đưa những phần thưởng ấy sự chuộc tội trong " thời gian thực" bằng cách đưa ra sự chọn lựa của Ngài một cách bất khả kháng cự đối với Chúa bởi quyền năng tái sinh của Đức Thánh Linh. Sự ấy được làm trọn nhờ những phương tiện Phúc Âm.

Sự nhẫn nhục của các thánh đồ : Sự cứu chuộc của Chúa được làm cho những kẻ tin được thấy cho đến tận cùng như Chúa nhẫn nhục và thánh hóa dân sự mà Ngài đã chọn cho đến cuối cùng

Để đánh giá xem liệu rằng có hay không sự cứu rỗi linh hồn kẻ tin là sự bảo đảm có điều kiện hay là bảo đảm đời đời, đầu tiên phải giả quyết với sự có trước năm luận điểm của Những Học thuyết Ân Điển. Sự kiên nhẫn của các thánh đồ thì không phải là một thuyết chủ nghĩa đơn độc, lô gic căn cứ vào cả bốn luận đề khác. Sự thiết lập của thuyết Ân Điển là luận điểm đầu tiên, tất cả tội lỗi mà nếu đúng thì bốn luận điểm kia cần thiết phải theo. Kinh thánh một cách rõ ràng dạy rằng loài người (một mình họ) không thể mà đến với Chúa trong sự cứu rỗi của Ngài (Ma-thi-ơ 19:25-26, Giăng 6:44, Rô-ma 3:10-18).

Những nhà phê bình của Cal-vin và Những Thuyết Ân Điển sẽ khẳng định rằng nếu chúng ta dạy những thuyết, thì sự thiêng và sự thành tâm sẽ bị mất. Nói cách khác, nếu sự cứu rỗi là sự bảo đảm đời đời, thì cái gì ngăn trở một kẻ tin khỏi tội lỗi theo ý muốn đó? Tín đồ Phao-lô đã hỏi cùng câu hỏi trong Rô-ma 6:1. Câu trả lời của Phao-lô đó là tội lỗi không đồng nghĩ với cuộc sống mới trong Đấng Christ. (Rô-ma 6:2-4). Từ việc biện hộ một chứng minh đến tội lỗi, Những Thuyết Ân Điển thì hoàn toàn làm nhiều hơn để làm rõ sự yêu kính của mình Tin Lành hơn là Thuyết bảo đảm có điều kiện. Người Thanh Giáo được biết đến với lòng mộ đạo của họ và sự hiến dâng hoàn toàn để sống một đời sống thánh khiết phần lớn là người theo thuyết Cal-vin. Trong Những Thuyết Ân Điển, mộ đạo được xem như là sự đáp lại một cách biết ơn của kẻ tin của ân điển diệu kì của Chúa trong sự cứu rỗi (Rô-ma 12:1-2). Những học thuyết này, nếu được xem xét và tin một cách chính xác, thì việc tạo ra như chúng ta làm một sự hồi đáp của tình yêu thật đến với Chúa đầy nhân từ của chúng ta, Đấng đã yêu chúng ta đến nỗi Ngài đã cứu chúng ta ra khỏi tội lỗi và sự khốn cùng của mình. Sách giao lý của Heidelberg (một trong những tài liệu nội bộ đầu tiên của Cải cách Giáo hội và một công cụ giảng dạy cho trẻ em và người mới tin) thì được chia ra làm ba phần: sự khốn cùng của loài người (phần đầy tội lỗi của chúng ta); sự giải thoát của con người (hành động ân điển của Chúa về việc cứu linh hồn nhờ vào Chúa Giê-xu Christ); và Lòng biết ơn (việc đáp lại ân điển của Chúa, mà cũng là nền tảng và trách nhiệm khi là người Tin lành.

Vậy nếu chúng ta đồng ý với giả thuyết là Những Thuyết Ân Điển là đúng (tức là theo Kinh thánh), sau đó làm cách nào chúng ta đồng thuận rằng những phân đoạn thì dường như đẩy mạnh việc bảo đảm có điều kiện. Câu trả lời ngắn gọn đó là chúng ta (những kẻ tin) bảo đảm (giữ đức tin cho đến đời đời) bởi vì Chúa đã bảo vệ chúng ta vậy. Để đặt trong một cách khác, nếu chúng ta không làm gì cả để giữ và giành được sự cứu rỗi (sự cứu rỗi là một món quà tặng miễn phí từ ân điển của Chúa), thì làm cách nào để chúng ta có thể góp phần vào sự cứu rỗi của họ trong sự đầu tiên (Điều mà Thuyết Arminian đã ám chỉ một cách khoa học). Nhưng mâu thuẫn này như những phân đoạn trong Ê-phê-sô 2:8-9: "Vả, ấy là nhờ ân điển, bởi đức tin, mà anh em được cứu, điều đó không phải đến từ anh em, bèn là sự ban cho của Đức Chúa Trời. Âý chẳng phải bởi việc làm đâu, hầu cho không ai khoe mình," khẳng định một cách rõ ràng chúng ta hoàn toàn không làm gì để được sự cứu rỗi, thậm chí đức tin cần thiết để nhận món quà ân điển chính là một món quà của Chúa.

Thuyết thần học Arminius đưa con người một lý do để tự khoe vào sự cuối cùng. Nếu bởi nhờ Thánh Linh mà tôi giữ trọn đức tin cho đến cuối cùng, tôi có thể khoe (một ít) về việc tôi có thể ở lại và hoàn tất đường đua như thế nào. Tuy nhiên, sẽ có không sự khoe khoang nào trên thiên đường ngoại trừ việc khoe mình trong Chúa (1 Cô-rinh-tô 1:31). Thuyết của việc bảo đảm có điều thì không có trong Kinh thánh, Kinh thánh thì khá rõ ràng về việc chúng ta được bảo đảm bởi vì chính Chúa bảo đảm cho chúng ta.

English



Trở lại trang chủ tiếng Việt

Bảo vệ có điều kiện là gì?
Chia sẻ trang này: Facebook icon Twitter icon YouTube icon Pinterest icon Email icon
© Copyright Got Questions Ministries