settings icon
share icon
Câu hỏi

Có phải tự do tôn giáo là một quan điểm của Kinh Thánh?

Trả lời


Theo Luật Môi-se, dân Y-sơ-ra-ên sống dưới chế độ thần quyền. Sự thành công hay thất bại của quốc gia phụ thuộc vào mức độ vâng lời của họ đối với Đức Chúa Trời (Phục Truyền Luật Lệ Ký 28:1vv). "Tự do tôn giáo" không phải là một phần trong hệ thống Cựu Ước, bởi vì Đức Chúa Trời cai trị trực tiếp trên dân Y-sơ-ra-ên. Tất nhiên, chế độ thần quyền của dân Y-sơ-ra-ên không có ý định trở thành một mô hình lãnh đạo cho phần còn lại của thế giới. Các quốc gia áp đặt một nền thần quyền tự phong, như Tây Ban Nha thời trung cổ, đã tạo ra những cơn ác mộng toàn trị (chuyên chế trị). Việc không chấp nhận các tôn giáo khác của Toà án dị giáo không phải là sản phẩm của nền thần quyền thực sự; đó là kết quả của những người con người tội lỗi, đói khát quyền lực.

Trong Tân Ước, chúng ta có một bức tranh rõ ràng hơn về vai trò quyết định quyền lãnh đạo của Đức Chúa Trời. Rô-ma 13:3-4 phân định trách nhiệm quyền lãnh đạo, đơn thuần là để trừng phạt những hành động xấu xa, khen thưởng cho những việc làm tốt và đưa ra công lý. Vì vậy, Đức Chúa Trời đã trao cho bậc cầm quyền một số nhiệm vụ nhất định, nhưng việc ép buộc thực thi một hệ thống thờ phượng cụ thể thì không nằm trong số đó.

Không có xung đột giữa các nguyên tắc Kinh Thánh và nguyên tắc công dân về tự do tôn giáo. Trên thực tế, chỉ có các chính phủ có nguồn gốc từ những tiêu chuẩn của Do Thái giáo và Cơ Đốc giáo cho phép tự do như vậy. Chính phủ Hồi giáo, Ấn Độ giáo và Phật giáo không cho phép tự do tôn giáo; do đó, các quốc gia như Pakistan, Ấn Độ và Tây Tạng, nói chung, không khoan dung (không chấp nhận) với các tôn giáo khác. Các chính phủ vô thần, như Liên Xô cũ, cũng đã chứng tỏ sự đối nghịch với hình thức tự do tôn giáo.

Khái niệm tự do tôn giáo trong Kinh thánh bởi nhiều lý do. Trước hết, chính Đức Chúa Trời mở rộng quyền "tự do tôn giáo" cho mọi người, và Kinh Thánh có một vài ví dụ. Trong Ma-thi-ơ 19:16-23, người trai trẻ giàu có đến với Chúa Giê-su. Sau một cuộc trò chuyện ngắn ngủi, chàng trai trẻ "đã rời đi với sự buồn bực", anh ta quyết định không đi theo Đấng Christ. Điểm nổi bật ở đây là Chúa Giêsu để anh ta đi. Đức Chúa Trời không "ép buộc" đặt niềm tin vào Ngài. Đức tin là mệnh lệnh nhưng không bao giờ bị ép buộc. Trong Ma-thi-ơ 23:37, Chúa Giê-su bày tỏ lòng ao ước để quy tụ con cái Giê-ru-sa-lem về với Ngài, nhưng họ đã "không sẵn lòng".

Thứ hai, tự do tôn giáo tôn trọng ảnh tượng của Đức Chúa Trời nơi con người (Sáng thế ký 1:26). Một phần trong con người giống với Đức Chúa Trời là ý chí, tức là, con người có khả năng lựa chọn. Đức Chúa Trời tôn trọng các lựa chọn của chúng ta đó là Ngài cho phép chúng ta tự do đưa ra quyết định liên quan đến tương lai của chúng ta (Sáng thế ký 13:8-12; Giô-suê 24:15), ngay cả khi chúng ta đưa ra những quyết định sai lầm. Một lần nữa, nếu Đức Chúa Trời cho phép chúng ta lựa chọn, chúng ta nên cho phép người khác được lựa chọn.

Thứ ba, tự do tôn giáo thừa nhận rằng chính Chúa Thánh Linh là Đấng làm thay đổi lòng người chứ không phải những bậc cầm quyền (Giăng 6:63). Chỉ duy Chúa Giê-su mới giải cứu. Lấy đi sự tự do tôn giáo là để thể hiện các bậc cầm quyền của con người, với những người có khuynh hướng sai lạc, có quyền lực để quyết định tôn giáo nào là đúng. Nhưng vương quốc Đấng Christ, không thuộc về thế gian này (Giăng 18:36), và không ai trở thành Cơ Đốc nhân bởi sự cho phép của các bậc cầm quyền. Chúng ta được làm Cơ Đốc nhân bởi ân sủng của Đức Chúa Trời qua đức tin vào Đấng Christ (Ê-phê-sô 2:8-9). Những gì các bậc cầm quyền làm hoặc không làm không liên quan đến một đời sống mới (Giăng 1:12-13; 3:5-8).

Thứ tư, tự do tôn giáo trong phân tích cuối cùng, thừa nhận rằng, đó không phải là về tôn giáo; Nó là một mối liên hệ. Đức Chúa Trời không mong muốn một hình thức thờ phượng bề ngoài mà là mối liên hệ cá nhân với các con cái của Ngài (Ma-thi-ơ 15:7-8). Không có sự kiểm soát nào của các bậc cầm quyền có thể tạo ra một mối liên hệ như vậy.

English

Trở lại trang chủ tiếng Việt
Có phải tự do tôn giáo là một quan điểm của Kinh Thánh?
Chia sẻ trang này: Facebook icon Twitter icon YouTube icon Pinterest icon Email icon
© Copyright Got Questions Ministries