settings icon
share icon
Câu hỏi

Có sự tranh luận về sự tồn tại của Chúa không?

Trả lời


Câu hỏi liệu rằng có sự tranh luận thuyết phục về sự tồn tại của Chúa đã được tranh luận xuyên suốt lịch sử với những con người cực kỳ thông minh trong cả hai phe của cuộc tranh luận hay không. Trong thời gian gần đây, những sự tranh luận chống lại khả năng tồn tại của Chúa đã tiến đến một tinh thần chiến đấu mà buộc tội bất kì ai tin Chúa là bị lừa và phi lý. Karl Marx cho rằng bất kì ai tin Chúa là mắc phải một sự rối loại tinh thần dẫn đến suy nghĩ không có căn cứ. Chuyên gia về tâm thần học Sigmund Freud đã viết rằng một người tin vào Đức Chúa Trời Đấng Tạo Hóa là bị lừa và chỉ giữ niềm tin đó dựa vào một nhân tố “sự đáp ứng lòng ao ước” là điều mà Freud cho là một quan điểm vô lý. Nhà triết học Frederick Nietzsche nói thẳng thừng rằng đức tin cũng giống như việc không muốn biết điều gì là sự thật. Tiếng nói của ba nhân vật này trong lịch sử (cùng với những người khác) bây giờ chỉ được nhắc lại như vẹt bởi một thế hệ mới của những người theo thuyết vô thần tuyên bố rằng đức tin nơi Chúa là không có cơ sở về mặt trí thức.

Vậy quan điểm này có đúng không? Có phải đức tin nơi Chúa là một quan điểm không thể chấp nhận được là có lý để giữ không? Có sự tranh luận hợp lý và có cơ sở về sự tồn tại của Chúa không? Ngoài sự chứng nhận của Kinh thánh thì có thể có một quan điểm về sự tồn tại của Chúa mà bác bỏ những quan điểm của những người theo thuyết vô thần trong quá khứ lẫn hiện tại cũng như đưa ra bằng chứng có thẩm quyền về đức tin nơi Đấng tạo hóa không? Câu trả lời là có thể. Hơn nữa, trong sự chứng minh giá trị của sự tranh luận về sự tồn tại của Chúa, thì quan điểm của thuyết vô thần được cho thấy là không đủ mạnh về mặt trí thức.

Để đưa ra một tranh luận về sự tồn tại của Chúa, chúng ta phải bắt đầu bằng việc hỏi những câu hỏi đúng. Chúng ta bắt đầu với câu hỏi siêu hình cơ bản nhất: “Tại sao chúng ta có một điều gì đó thì hơn là không có bất cứ điều gì?” Đây là câu hỏi cơ bản về sự tồn tại – tại sao chúng ta ở đây, tại sao trái đất ở đây, tại sao vũ trụ ở đây hơn là không có cái gì? Bình luận về quan điểm này, một nhà thần học đã nói, “Trong một ý nghĩa nào đó con người không hỏi câu hỏi về Chúa, nhưng sự tồn tại thực sự của Ngài đã dấy lên câu hỏi về Ngài.”

Trong lúc xem xét câu hỏi này, thì có bốn câu trả lời hợp lý tại sao chúng ta có một điều gì đó thì hơn là không có bất cứ điều gì:
1. Thực tại là ảo giác.
2. Thực tại là/đã tự tạo nên.
3. Thực tại là tự tồn tại (đời đời).
4. Thực tại được tạo nên bởi một điều gì đó tự tồn tại.

Vậy, giải pháp nào là hợp lý nhất? Hãy bắt đầu với thực tại chỉ là một ảo giác, là điều mà nhóm tôn giáo phương Đông tin tưởng. Sự lựa chọn này bị bác bỏ cách đây nhiều thế kỷ bởi nhà triết học Rene Descartes, là một người nổi tiếng với lời phát biểu “Tôi tư duy nên tôi tồn tại.” Descartes, cũng là một nhà toán học, tranh luận rằng nếu ông đang tư duy thì ông phải “tồn tại”. Nói cách khác, “Tôi tư duy nên tôi không phải là một ảo giác”. Ảo giác đòi hỏi một điều nào đó kinh nghiệm ảo giác và hơn nữa bạn không thể nghi ngờ sự tồn tại của chính bạn nếu không chứng minh được sự tồn tại của bạn, đó là một sự tranh luận thất sách. Vậy khả năng thực tại là một ảo giác bị loại trừ.

Tiếp theo là sự lựa chọn về thực tại là tự tạo nên. Khi chúng ta học triết học, chúng ta học về những lời phát biểu “giả phân tích” có nghĩa là chúng là giả bởi định nghĩa. Khả năng thực tại là tự tạo nên là một trong những loại phát biểu vì lý do đơn giản là một điều gì đó mà bản thân nó không thể có trước. Nếu bạn tự tạo nên chính bạn, thì khi đó bạn phải tồn tại trước khi bạn tạo nên chính mình, nhưng điều đó không thể đơn giản như vậy. Trong sự tiến hóa đây là điều mà thỉnh thoảng được ám chỉ đến như là “thế hệ tự phát” – là một điều gì đó bắt nguồn từ không có gì – là một quan điểm mà rất ít người theo nó đơn giản chỉ vì bạn không thể có một điều gì đó từ không có gì. Ngay cả người vô thần David Hume cũng nói, ““Tôi chưa bao giờ khẳng định một lời tuyên bố nào vô lý đến nỗi như là bất cứ điều gì có thể phát sinh mà không có nguyên nhân”. Vì không thể có một điều gì đó bất nguồn từ không có gì, nên khả năng thực tại là tự tạo nên bị loại trừ.

Bây giờ chúng ta chỉ còn lại hai lựa chọn – một thực tại đời đời hoặc một thực tại được tạo nên bởi một điều gì đó đời đời: một vũ trụ đời đời hoặc một Đấng sáng tạo đời đời. Nhà thần học thế kỷ 18 Jonathan Edwards tóm tắt đường giao nhau này như sau:
* Một điều gì đó tồn tại.
* Một điều gì đó không thể được tạo nên bởi không có gì.
* Vậy, “một điều gì đó” cần thiết và đời đời tồn tại.

Chú ý rằng chúng ta phải quay lại đến “một điều gì đó” đời đời. Người vô thần chế nhạo người tin Chúa vì tin vào một Đấng sáng tạo đời đời, phải thay đổi và nắm chặt một vũ trụ đời đời; nó là con đường khác duy nhất anh ta có thể chọn. Nhưng bây giờ câu hỏi là bằng chứng này dẫn đến đâu? Có phải bằng chứng này cho thấy vật chất trước tâm trí hay tâm trí trước vật chất?

Đến bây giờ, mọi bằng chứng khoa học và triết học mấu chốt đều nói đến một vũ trụ đời đời và một Đấng sáng tạo đời đời. Từ một quan điểm khoa học, những nhà khoa học thành thật thừa nhận vũ trụ có sự bắt đầu, và bất cứ điều gì có sự bất đầu thì không đời đời. Nói cách khác, bất cứ điều gì có sự bắt đầu thì có nguyên nhân, và nếu vũ trụ có sự bắt đầu thì nó có nguyên nhân. Sự thật rằng vũ trụ có sự bắt đầu được nhấn mạnh bởi những bằng chứng như là luật thứ hai của nhiệt động (lực), tiếng dội phóng xạ của vụ nỗ tạo ra vũ trụ được khám phá hồi đầu những năm 1900, sự thật rằng vũ trụ đang được mở rộng ra và có thể được truy nguyên đến sự bắt đầu phi thường, và thuyết tương đối của Einstein. Tất cả chứng minh rằng vũ trụ không đời đời.

Hơn nữa, những luật xoay quanh quan hệ nhân quả phát biểu chống lại vũ trụ là cơ bản khiến cho tất cả chúng ta biết về sự thật đơn giản này là: kết quả phải có sự tương đồng với nguyên nhân của nó. Điều này là thật vì không có người vô thần nào có thể giải thích làm thế nào một vũ trụ bâng quơ, không có mục đích, vô nghĩa, và phi luân lý tình cờ tạo nên con người (chúng ta) là những người có đầy đủ tính cách, có mục đích, ý nghĩa và đạo đức. Một điều như vậy từ một quan điểm quan hệ nhân quả thì hoàn toàn bác bỏ quan điểm về một vũ trụ tự nhiên tạo ra mọi thứ có sẵn. Vậy cuối cùng, khái niệm về một vũ trụ đời đời bị loại trừ.

Nhà triết học J. S. Mill (không phải là Cơ Đốc nhân) kết luận bây giờ chúng ta đã đến đâu: “Rõ ràng là chỉ có Tâm trí mới có thể tạo nên tâm trí”. Kết luận có lý và hợp lý duy nhất là một Đấng sáng tạo đời đời là Đấng chịu trách nhiệm về thực tại như chúng ta biết. Hoặc đặt nó vào trong một loạt phát biểu hợp lý:

* Một điều gì đó tồn tại.
* Bạn không nhận được một điều gì đó từ không có gì.
* Vậy “một điều gì đó” cần thiết và đời đời tồn tại.
* Hai lựa chọn duy nhất là một vũ trụ đời đời và một Đấng sáng tạo đời đời.
* Khoa học và triết học đã bác bỏ khái niệm về một vũ trụ đời đời.
* Vậy một Đấng sáng tạo đời đời tồn tại.

Người vô thần trước đây Lee Strobel, người đã đi đến kết luận cuối cùng này cách đây nhiều năm, đã nhận xét, “Về cơ bản, tôi đã nhận ra rằng để vẫn là một người vô thần, tôi phải tin rằng không có gì tạo ra mọi thứ, không có sự sống tạo ra sự sống, sự ngẫu nhiên tạo ra sự sắp đặt hoàn chỉnh, sự hỗn loạn tạo ra thông tin, sự vô thức tạo ra ý thức, và không có lý do tạo ra lý do. Những sự tin tưởng liều lĩnh đó đơn giản đến nỗi quá lớn cho tôi nắm giữ, đặc biệt trong phương diện khẳng định về sự tồn tại của Chúa … Nói cách khác, theo đánh giá của tôi thế giới quan của Cơ Đốc nhân lý giải cho toàn bộ bằng chứng tốt hơn thế giới quan của thuyết vô thần.”

Nhưng câu hỏi kế tiếp chúng ta phải giải quyết là: nếu một Đấng sáng tạo đời đời tồn tại (và chúng ta đã chứng minh rằng Ngài tồn tại) thì Ngài thuộc loại Đấng sáng tạo cái gì? Chúng ta có thể suy luận ra những điều về Ngài từ điều mà Ngài đã tạo nên không? Nói cách khác, chúng ta có thể hiểu nguyên nhân bằng kết quả của nó không? Câu trả lời cho câu hỏi này là có, chúng ta có thể, với những đặc điểm được ước đoán như sau:

* Ngài chắc là siêu nhiên trong tự nhiên (vì Ngài tạo nên thời gian và không gian)
* Ngài chắc là có quyền năng (cực kỳ)
* Ngài chắc là đời đời (tự tồn tại)
* Ngài chắc là có mặt ở khắp nơi (Ngài tạo nên không gian và không bị giới hạn bởi nó)
* Ngài chắc là không bị ảnh hưởng bởi thời gian và bất biến (Ngài tạo nên thời gian)
* Ngài chắc là vô hình vì Ngài vượt quá không gian/tự nhiên.
* Ngài chắc là cá nhân (không phải là cá nhân thì không thể nào tạo nên nhân cách).
* Ngài chắc là Đấng vô hạn duy nhất vì bạn không thể có hai Đấng vô hạn.
* Ngài chắc là đa dạng nhưng đồng nhất vì sự đồng nhất và đa dạng có trong thiên nhiên.
* Ngài chắc là thông minh (vô cùng). Chỉ có Đấng hiểu biết mới có thể tạo ra người hiểu biết.
* Ngài chắc là có mục đích vì Ngài thận trọng tạo ra mọi vật.
* Ngài chắc là đạo đức (không có luật đạo đức nào có thể có nếu không có người ban ra)
* Ngài chắc là chu đáo (hoặc không có luật đạo đức nào sẽ được ban ra).

Những điều trên là đúng, bây giờ chúng ta hãy tự hỏi liệu rằng có bất kì tôn giáo nào trên thế giới miêu tả một Đấng sáng tạo như vậy không. Câu trả lời cho câu hỏi này là có: Đức Chúa Trời của Kinh thánh hoàn toàn phù hợp với mô tả sơ lược này. Ngài siêu nhiên (Sáng thế ký 1:1), quyền năng (Giê-rê-mi 32:17), đời đời (Thi thiên 90:2), có mặt ở khắp nơi (Thi thiên 139:7), không bị chi phối bởi thời gian/bất biến (Ma-la-chi 3:6), vô hình (Giăng 5:24), cá nhân (Sáng thế ký 3:9), cần thiết (Cô-lô-se 1:17), vô hạn/phi thường (Giê-rê-mi 23:24, Phục truyền 6:4), đa dạng nhưng đồng nhất (Ma-thi-ơ 28:19), thông minh (Thi thiên 147:4-5), có mục đích (Giê-rê-mi 29:11), đạo đức (Đa-ni-ên 9:14) và chu đáo (I Phi-e-rơ 5:6-7).

Một vấn đề cuối cùng cho thấy vấn đề về sự tồn tại của Chúa là một vấn đề về quan điểm của người vô thần thật sự hợp lý như thế nào. Dù người vô thần khẳng định quan điểm của tín đồ là sai lầm (không có căn cứ), nhưng nó chỉ có lý để xoay quanh câu hỏi và nhắm trực tiếp vào anh ta. Điều đầu tiên phải hiểu là sự khẳng định mà người vô thần đưa ra là “không có Chúa”, là điều mà “người vô thần” muốn nói là một quan điểm không thể bảo vệ được để nắm giữ từ quan điểm triết học. Là một học giả luật pháp và triết gia Mortimer Adler nói rằng, “một lời xác nhận khẳng định có liên quan đến sự tồn tại của con người có thể được chứng minh, nhưng một lời xác nhận phủ định có liên quan đến sự tồn tại của con người là một lời từ chối sự tồn tại của một điều gì đó mà không thể được chứng minh”. Ví dụ, một người nào đó có thể khẳng định rằng một con đại bàng đỏ tồn tại và một người khác có thể khẳng định rằng những con đại bàng đỏ không tồn tại.

Người trước chỉ cần tìm thấy một con đại bang đỏ để chứng minh cho sự khẳng định của anh ta. Nhưng người sau phải lùng sục toàn bộ vũ trụ và theo nghĩa đen là phải lùng sục mọi nơi mọi lúc để đảm bảo rằng anh ta không bỏ sót một con đại bàng đỏ ở một nơi nào đó hay trong một lúc nào đó, là điều không thể làm được. Đây là lý do tại sao những người vô thần với trí thức thành thật sẽ thừa nhận họ không thể chứng minh Chúa không tồn tại.

Tiếp theo, thật quan trọng để hiểu vấn đề xoay quanh tính chất nghiêm trọng của lẽ thật và số lượng bằng chứng đòi hỏi phải đảm bảo những kết luận chắc chắn. Ví dụ, nếu một người nào đó đặt hai lon nước chanh trước mặt bạn và nói rằng lon này có thể chua hơn lon kia, vì kết quả của việc uống chua hơn không nghiêm trọng nên bạn sẽ không đòi hỏi một số lượng lớn bằng chứng để đưa ra lựa chọn. Tuy nhiên, nếu với một tách mà chủ nhà đã thêm vào chất làm ngọt nhưng tách kia anh ta giới thiệu về thuốc diệt chuột, thì khi đó bạn sẽ muốn có thêm một chút bằng chứng trước khi bạn đưa ra lựa chọn.

Đây là nơi mà một người ngồi xuống khi quyết định giữa thuyết vô thần hay tin Chúa. Vì tin vào thuyết vô thần có thể có khả năng dẫn đến những hậu quả đời đời và không thể sửa lại được, nên dường như người vô thần được lệnh phải tạo ra vẻ quan trọng và gạt bằng chứng ra một bên để củng cố quan điểm của anh ta, nhưng anh ta không thể làm được. Thuyết vô thần đơn giản không thể đáp ứng được sự kiểm tra bằng chứng vì tính nghiêm trọng của lời cáo buộc mà nó đưa ra.

Thay vì vậy, người vô thần và những người anh ta thuyết phục theo quan điểm của anh ta đi vào cõi đời đời với hy vọng sự may mắn và hy vọng họ không nhận thấy được lẽ thật khó chịu rằng cõi đời đời thật sự tồn tại. Như Mortimer Adler nói, “Những hậu quả cho cuộc sống và hành động xảy ra từ sự khẳng định hay từ chối Chúa nhiều hơn là từ bất kỳ câu hỏi cơ bản nào khác.”

Vậy có phải tin Chúa thì có sự chứng nhận trí tuệ không? Có sự tranh luận có lý, hợp lý, và có cơ sở về sự tồn tại của Chúa không? Chắc chắn là có. Mặc dù những người vô thần như là Freud khẳng định rằng những ai tin Chúa thì có một mong muốn thực hiện lời hứa, có lẽ Freud và những người theo ông thật sự đau khổ từ việc thực hiện lời hứa: niềm hy vọng và mơ ước rằng không có Chúa, không có trách nhiệm giải trình, và vì vậy không có sự phán xét. Nhưng sự bác bỏ Freud là Chúa của Kinh thánh khẳng định sự tồn tại của Ngài và sự thật rằng sự phán xét thật sự sẽ đến với những ai trong lòng biết lẽ thật rằng Chúa tồn tại nhưng lại giữ kín lẽ thật đó (Rô-ma 1:18-20). Nhưng với những ai đáp ứng lại bằng chứng rằng có một Đấng sáng tạo thật sự tồn tại, thì Ngài ban cho đường lối cứu rỗi đã được hoàn thành thông qua Con trai của Ngài, Chúa Giê-xu Christ: “Nhưng những ai tiếp nhận Ngài,nghĩa là tin danh Ngài, thì Ngài ban cho quyền trở nên con Đức Chúa Trời. Đây là những người không sinh ra theo huyết thống, ý phàm hay ý người, nhưng do chính Đức Chúa Trời sinh thành (Giăng 1:12-13). English



Trở lại trang chủ tiếng Việt

Có sự tranh luận về sự tồn tại của Chúa không?
Chia sẻ trang này: Facebook icon Twitter icon YouTube icon Pinterest icon Email icon
© Copyright Got Questions Ministries