settings icon
share icon
Câu hỏi

Thờ phượng Chúa bằng tâm thần và lẽ thật có nghĩa là gì?

Trả lời


Khái niệm về sự thờ phường Chúa "bằng tâm thần và lẽ thật" đến từ cuộc đối thoại của Đức Chúa Giê-xu với người đàn bà bên giếng nước trong Giăng 4:6-30. Trong cuộc đối thoại này, người phụ nữ bàn cãi về những nơi để thờ phượng với Đức Chúa Giê-xu, bà nói rằng người Giu-đa thờ phượng tại Giê-ru-sa-lem, trong khi đó người Sa-ma-ri thờ phượng tại núi Ghê-ri-xim (câu 9-12, 20). Đức Chúa Giê-xu mới chỉ tiết lộ rằng Ngài biết về những người chồng của bà, cũng như sự thật rằng người đàn ông đang sống với bà cũng không phải là chồng của bà (câu 17-18). Việc này khiến cho bà không cảm thấy thoải mái, vì thế bà đã cố hướng sự chú ý của Chúa từ đời sống cá nhân qua những vấn đề tôn giáo. Đức Chúa Giê-xu không để bị xao nhãng khỏi bài học của Ngài về sự thờ phượng thật và đi vào trọng tâm của vấn đề: "Nhưng giờ hầu đến, và đã đến rồi, khi những kẻ thờ phượng thật lấy tâm thần và lẽ thật mà thờ phượng Cha. Vì Cha tìm kiếm sự thờ phượng Ngài như vậy." (Giăng 4:23)

Bài học tổng thể về sự thờ phượng Chúa bằng tâm thần và lẽ thật đó là sự thờ phượng Đức Chúa Trời không bị giới hạn bởi một vị trí địa lý nào, hoặc nhất thiết phải được điều chỉnh bởi các quy định tạm thời của luật pháp Cựu Ước. Với sự đến của Đấng Christ, sự chia rẽ giữa người Giu-đa và Dân Ngoại đã không còn thích hợp, hoặc cũng không phải là tính trung tâm của đền thờ trong sự thờ phượng. Với sự đến của Đấng Christ, thông qua Ngài tất cả mọi con cái của Đức Chúa Trời đều được bình đẳng đến với Đức Chúa Trời. Việc thờ phượng là vấn đề của tấm lòng, không phải là những hành động bên ngoài, và được hướng dẫn bởi lẽ thật hơn là những nghi thức.

Trong Phục Truyền Luật Lệ Ký 6:5, Môi-se đã dạy cho người Y-sơ-ra-ên phải làm thế nào để yêu kính Đức Chúa Trời của mình: "Ngươi phải hết lòng, hết ý, hết sức kính mến Giê-hô-va Đức Chúa Trời các ngươi." Sự thờ phượng Đức Chúa Trời của chúng ta được hướng dẫn bởi tình yêu của chúng ta với Ngài; vì chúng ta yêu, nên chúng ta thờ phượng. Bởi đó khái niệm về "hết lòng" trong tiếng Hê-bơ-rơ nói về tính hoàn toàn, Đức Chúa Giê-xu đã triển khai sự biểu cảm này thành "hết trí" và "hết sức" (Mác 12:30; Lu-ca 10:27). Để thờ phượng Đức Chúa Trời bằng tâm thần và lẽ thật thiết yếu phải bao hàm lòng yêu kính Ngài với tất cả tấm lòng, linh hồn, tâm trí và sức lực.

Thờ phượng thật phải "bằng tâm thần" đó là, tham gia với tất cả tấm lòng. Nếu không có một niềm đam mê thật sự với Đức Chúa Trời, thì không thể có sự thờ phượng bằng tâm thần. Cùng một lúc, thờ phượng là là "bằng lẽ thật" đó là, hiểu biết một cách thích hợp. Nếu chúng ta không có sự hiểu biết về Đức Chúa Trời mà chúng ta đang thờ phượng, thì không thể có sự thờ phượng trong lẽ thật. Cả hai đều cần thiết để đáp ứng sự thờ phượng tôn vinh Đức Chúa Trời. Tâm thần mà không có lẽ thật dẫn đến sự hời hợt, trải nghiệm cảm xúc quá mức có thể được so sánh (với sự cuồng nhiệt quá mức dẫn đến sự nguy hiểm. Ngay lúc cảm xúc qua đi, lòng nhiệt thành nguội lạnh, thì sự thờ phượng cũng như vậy. Lẽ thật mà không có tâm thần có thể dẫn đến sự khô hạn, cuộc gặp gỡ mà thiếu cảm xúc dễ dàng dẫn đến hình thức chủ nghĩa luật pháp không có niềm vui. Sự kết hợp tốt nhứt của hai phương diện của dự thờ phượng kết quả trong sự vui mừng đánh giá cao về Đức Chúa Trời đã hình thành trong Kinh Thánh. Chúng ta biết về Đức Chúa Trời nhiều chừng nào, chúng ta càng cảm kích Ngài chừng nấy. Chúng cảm kích nhiều chừng nào, sự thờ phượng của chúng ta càng sâu nhiệm hơn. Sự thờ phượng của chúng ta càng sâu nhiệm, Đức Chúa Trời càng được tôn cao hơn.

Sự pha trộn giữa tâm thần và lẽ thật trong việc thờ phượng được Jonathan Edwards, một Mục sư người Mỹ thuộc thế kỷ thứ 18 tóm tắt một cách tốt nhất. Ông nói, "Tôi nên suy nghĩ về chính mình trong cách mà tôi có bổn phận để nâng cao cảm xúc của những người nghe tôi lên cao nhất mà tôi có thể, cung ứng điều để họ không bị tác động bởi bất kỳ điều gì khác ngoại trừ lẽ thật." Edwards nhận biết rằng lẽ thật và chỉ có lẽ thật mới có thể tạo ảnh hưởng thích hợp với những cảm xúc theo đó đem lại sự tôn vinh Đức Chúa Trời. Lẽ thật của Đức Chúa Trời có giá trị vô hạn, xứng đáng với niềm đam mê vô hạn.

English



Trở lại trang chủ tiếng Việt

Thờ phượng Chúa bằng tâm thần và lẽ thật có nghĩa là gì?
Chia sẻ trang này: Facebook icon Twitter icon YouTube icon Pinterest icon Email icon
© Copyright Got Questions Ministries