settings icon
share icon
Câu hỏi

Có phải Kinh Thánh hướng dẫn chúng ta tha thứ và quên đi?

Trả lời


Cụm từ "tha thứ và quên đi" không được tìm thấy trong Kinh Thánh. Tuy nhiên, có rất nhiều câu Kinh Thánh yêu cầu chúng ta phải "tha thứ cho người khác" (ví dụ, Ma-thi-ơ 6:14; 18:21-35 và Ê-phê-sô 4:32). Một Cơ Đốc nhân không sẵn lòng tha thứ cho người khác sẽ nhận thấy mối tương giao với Chúa bị cản trở (Ma-thi-ơ 6:15) và có thể gặt hái sự cay đắng và mất phần thưởng (Hê-bơ-rơ 12:14-15; II Giăng 1:8).

Tha thứ là một quyết định của ý chí. Vì Chúa ra lệnh cho chúng ta tha thứ, nên chúng ta phải đưa ra một lựa chọn có ý thức để vâng lời Chúa và tha thứ. Người phạm tội có thể không mong sự tha thứ và có thể không bao giờ thay đổi, nhưng điều đó không phủ nhận mong muốn của Chúa là chúng ta có một tinh thần tha thứ (Ma-thi-ơ 5:44). Theo lý tưởng, người có lỗi sẽ tìm cách hòa giải, nhưng nếu không thì người bị làm sai vẫn có thể đưa ra quyết định tha thứ.

Tất nhiên, không thể thực sự quên đi những tội lỗi đã gây ra cho chúng ta. Chúng ta không thể chọn lọc "xóa" các sự kiện khỏi bộ nhớ của chúng ta. Kinh Thánh nói rằng Đức Chúa Trời không "nhớ" đến sự gian ác của chúng ta (Hê-bơ-rơ 8:12). Nhưng Chúa vẫn biết tất cả. Chúa nhớ rằng chúng ta "đã phạm tội, thiếu mất vinh quang của Đức Chúa Trời" (Rô-ma 3:23). Nhưng, đã được tha thứ, chúng ta có vị trí (hoặc pháp lý) được xưng công chính. Thiên đàng là của chúng ta, như thể tội lỗi của chúng ta chưa bao giờ xảy ra. Nếu chúng ta thuộc về Ngài qua đức tin nơi Đấng Christ, thì Chúa không kết án chúng ta vì tội lỗi của chúng ta (Rô-ma 8:1). Theo nghĩa đó, Đức Chúa Trời "tha thứ và quên đi".

Nếu "tha thứ và quên đi" có nghĩa là, "Tôi chọn cách tha thứ cho kẻ phạm tội vì Đấng Christ và tiếp tục cuộc sống của mình", thì đây là một hành động khôn ngoan và tin kính. Chúng ta nên quên đi những gì phía sau và cố gắng hướng tới những gì phía trước càng nhiều càng tốt (Phi-líp 3:13). Chúng ta nên tha thứ cho nhau, "như Chúa đã tha thứ anh em trong Đấng Christ vậy" (Ê-phê-sô 4:32). Chúng ta không được để cho một gốc rễ cay đắng nào mọc lên trong lòng mình (Hê-bơ-rơ 12:15).

Tuy nhiên, nếu "tha thứ và quên đi" có nghĩa là, "Tôi sẽ hành động như thể tội lỗi chưa bao giờ xảy ra và sống như thể tôi không nhớ đến nó nữa", thì chúng ta có thể gặp rắc rối. Ví dụ, một nạn nhân bị hiếp dâm có thể chọn tha thứ cho kẻ hiếp dâm, nhưng điều đó không có nghĩa là cô ta nên hành động như thể tội lỗi đó chưa bao giờ xảy ra. Dành thời gian một mình với kẻ hiếp dâm, đặc biệt là nếu anh ta không có ăn năn thì không phải là những gì Kinh Thánh dạy. Tha thứ liên quan đến việc không giữ tội lỗi với một người nữa, nhưng tha thứ khác với tin tưởng. Sẽ là khôn ngoan để đề phòng, và đôi khi động lực của một mối quan hệ sẽ phải thay đổi. "Người khôn khéo thấy trước tai họa và ẩn mình. Nhưng kẻ khờ dại cứ lao tới và mang họa" (Châm ngôn 22:3). Chúa Giê-xu bảo những người theo Ngài "khôn khéo như rắn, đơn sơ như chim bồ câu" (Ma-thi-ơ 10:16). Trong bối cảnh kết bạn với những kẻ phạm tội không ăn năn, thì chúng ta phải "vô tội" (sẵn sàng tha thứ), nhưng đồng thời, cũng phải "khôn ngoan" (thận trọng).

Lý tưởng là tha thứ và quên đi. Tình yêu không có ghi chép về những sai trái (I Cô-rinh-tô 13:5) và che đậy vô số tội lỗi (I Phi-e-rơ 4:8). Tuy nhiên, thay đổi tấm lòng là việc làm của Chúa, và, cho đến khi một kẻ phạm tội có một sự thay đổi tấm lòng siêu nhiên thực sự, thì chỉ khôn ngoan hạn chế mức độ tin tưởng điều gì nơi người đó. Thận trọng không có nghĩa là chúng ta chưa tha thứ. Điều đó đơn giản có nghĩa là chúng ta không phải là Chúa và chúng ta không thể nhìn thấy tấm lòng người đó.

English



Trở lại trang chủ tiếng Việt

Có phải Kinh Thánh hướng dẫn chúng ta tha thứ và quên đi?
Chia sẻ trang này: Facebook icon Twitter icon YouTube icon Pinterest icon Email icon
© Copyright Got Questions Ministries