settings icon
share icon
Câu hỏi

Sức ảnh hưởng của Kinh Thánh đến xã hội là bao nhiêu?

Trả lời


Lời Chúa đã tạo ra một sự khác biệt trong những nền văn hóa nơi mà lần đầu tiên Phúc Âm được truyền đến với họ. Như trong thế kỷ đầu tiên ở thành Tê-sa-lô-ni-ca, một đám đông khi không tìm bắt được Phao lô và Sila liền kéo những anh em tín hữu đến trước mặt các quan án trong thành mà la lên rằng, "Kìa những tên nầy đã gây rối loạn trong thiên hạ, bầy giờ chúng cũng đến đây"(Công Vụ 17:6). Đúng như vậy, Kinh Thánh nên có tầm ảnh hưởng đến xã hội, bởi vì Kinh Thánh có ảnh hưởng đến mỗi cá nhân.

Đức Chúa Trời là Đấng Tạo dựng nên thế giới và con người là tạo vật sống trong đó (Sáng thế ký 1:26-27). Ngay từ buổi sáng thế, Ngài đã thiết kế nên thế gian và con người với chức vụ nhất định theo ý muốn Ngài. Và khi mà loài người phản nghịch, không vâng theo những lời dạy mà Chúa đã phán, thì cuộc sống không hoạt động tốt như nó đáng phải có, trở nên khó khăn và phức tạp hơn. Nhưng chỉ có Chúa – Đấng duy nhất biết rõ chúng ta, Ngài biết được điều gì tốt nhất mà cuộc sống mang lại cho chúng ta, và chính Ngài đã ban cho chúng ta sự khôn ngoan bởi Lời Chúa. Trong Hê-bơ-rơ 4:12 Kinh thánh được mô tả là: "lời sống và linh nghiệm". Điều đó có nghĩa là, Kinh Thánh được áp dụng và thích đáng với cuộc sống ngày nay, trả lời cho những băn khoăn trăn trở của con người đúng như tác dụng khi nó được viết ra lần đầu tiên.

Khi mà một đất nước tôn thờ Đức Chúa Trời, đất nước ấy sẽ bày tỏ sự kính trọng đối với những tạo vật của Ngài và chắc chắn nó sẽ phát triển và hưng thịnh. Còn nơi nào không có danh Chúa, nơi đó sẽ không quý trọng những gì Chúa tạo ra, và chắc hẳn họ sẽ phải gánh chịu hậu quả.

Ngay từ lúc ban đầu, con người đã có quyền lựa chọn có đi theo ý muốn Chúa hay không. Nhưng những sự lựa chọn bao giờ cũng đem đến những hậu quả. Trong thời Cựu ước, tuyển dân của Đức Chúa Trời là dân Y-sơ-ra-ên đã ghi chép lại luật pháp của Chúa, những điều răn và lời phán dạy của Chúa. Khi dân Y-sơ-ra-ên sống đúng theo luật pháp Đức Chúa Trời, họ sống rất bình an và phước hạnh. Cho đến khi họ đi sai ý muốn Chúa, dân Chúa đã sa sút. Ngày nay những nỗ lực nhằm loại bỏ tầm ảnh hưởng của Lời Chúa ra khỏi xã hội hay có thể là chối bỏ những quan niệm về Kinh Thánh, tất cả đều vì muốn chứng tỏ sự kiêu hãnh của con người là: "Chúng ta biết nhiều hơn những gì mà Thượng Đế biết".

Không ai trong số họ cho rằng chúng ta nên lập ra một chế độ chính trị thần quyền như cách mà dân Y-sơ-ra-ên ngày xưa đã làm. Mục đích của Đức Chúa Trời khi thành lập nên chế độ này là vì thời gian và địa điểm lúc ấy mà Chúa đã định sẵn. Tuy nhiên, khi Kinh Thánh được giãi bày, xã hội sẽ bớt đi tội phạm, ít sự ly dị, sẽ không còn nhiều sự lười biếng nữa và thay vào đó là sự gia tăng lòng khoan dung, nhân ái. Như vị tổng thống thứ hai của nước Mỹ – John Adams, đã viết: ""Giả sử một quốc gia ở một vùng xa xôi nào đó lấy Kinh thánh cho cuốn sách luật duy nhất của họ, và mọi thành viên phải điều chỉnh hành vi của mình theo các giới luật đã đề ra! Mỗi thành viên sẽ phải thành thật, sống ôn hòa, tiết kiệm và siêng năng; luôn công bằng, tử tế và nhân ái đối với mọi người; và bày tỏ lòng trung thành, yêu thương và sự kính sợ đối với Đức Chúa Trời toàn năng. . .Thật là một đất nước lý tưởng, vậy Thiên đàng sẽ là nơi nào nữa" (Nhật ký và Tự truyện John Adams, Tập III, trang 9). Đúng như Lời Chúa phán trong Thi thiên 33: 12 : "Nước nào có Giê-hô-va làm Đức Chúa Trời mình, Dân tộc nào được Ngài chọn làm cơ nghiệp mình có phước thay!"

English



Trở lại trang chủ tiếng Việt

Sức ảnh hưởng của Kinh Thánh đến xã hội là bao nhiêu?
Chia sẻ trang này: Facebook icon Twitter icon YouTube icon Pinterest icon Email icon
© Copyright Got Questions Ministries