settings icon
share icon
Câu hỏi

Tại sao sự hoài nghi tôn giáo ngày nay rất phổ biến?

Trả lời


Sự hoài nghi tôn giáo không nên bị nhầm lẫn với chủ nghĩa vô thần hoàn toàn hoặc không tín ngưỡng, mặc dù những người vô thần có thể được coi là một kiểu hoài nghi tôn giáo. Người hoài nghi tôn giáo có thể chỉ đơn giản là một người có những nghi ngờ nghiêm trọng hoặc là người không tin theo tôn giáo. Thật ra, sự hoài nghi tôn giáo không có gì mới. Những người hoài nghi nổi tiếng Nathaniel (Giăng 1: 45-47) và Thomas (Giăng 20:25, so sanh câu 28) là những môn đệ của Chúa Giê-su đã có những nghi ngờ. Tuy nhiên, dường như ngày nay sự hoài nghi tôn giáo đang ngày càng phổ biến.

Nhiều điều đã góp phần vào sự gia tăng của sự hoài nghi tôn giáo. Một là văn hóa nói chung. Trong hơn một thiên niên kỷ, đạo đức của văn hóa phương Tây là kiểu "Cơ Đốc Nhân — Christian"; đó là, thế giới quan của Cơ Đốc giáo và Do Thái giáo (Judeo-Christian) được tôn trọng và dạy dỗ, ngay cả khi nó không phải lúc nào cũng được sống động. Điều đó bắt đầu thay đổi trong Thời kỳ Khai sáng (còn được gọi là Thời đại của Lý trí) vào đầu những năm 1700 và tiếp tục trong Thời đại Công nghiệp, thời điểm mà không thấy còn trở ngại nào cho con người. Sự thay đổi văn hóa tăng tốc trong thời đại hiện đại và hậu hiện đại hiện nay, một phần, do sự đổ bộ của nhiều nền văn hóa và cách suy nghĩ khác nhau.

David Kinnaman, chủ tịch của Tập đoàn Barna, viết trong cuốn sách của ông unChristian: What a new generation Really Thinks About Christianity… and Why It Matters, (Người không tin đạo Cơ Đốc: Một thế hệ mới thực sự nghĩ gì về Cơ Đốc Giáo. . . và Tại sao điều đó lại là quan trọng). Nhiều người Mỹ trẻ tuổi nói rằng cuộc sống có vẻ phức tạp – đến nỗi thật rất khó để biết cách sống trước sự tấn công dữ dội của thông tin, các thế giới quan và các lựa chọn mà họ phải đối mặt hàng ngày. Một trong những lời chỉ trích cụ thể mà những người trẻ tuổi thường đưa ra về Cơ đốc giáo là nó không đưa ra những câu trả lời sâu sắc, chu đáo hay thách thức cho cuộc sống trong một nền văn hóa phức tạp. Nói cách khác, họ thấy những câu trả lời của Kinh Thánh cho các vấn đề văn hóa là quá đơn giản. Xã hội quá "tinh vi" để chú ý đến các tập tục "cổ hủ lạc hậu" của Kinh Thánh. Họ từ chối những câu trả lời cơ bản như "vì Kinh thánh đã nói như vậy," và họ thất bại trong việc nhận thấy rằng có lẽ họ đã không bao giờ được dạy rằng có những lý do sâu xa hơn trong các mạng lệnh của Kinh Thánh.

Một lý do khác cho sự hoài nghi tôn giáo ngày hôm nay là có liên quan đến những người thực hành tôn giáo. Đáng buồn thay, một số người theo tôn giáo lại vô đạo đức, không trung thực, hoặc chỉ mang danh tôn giáo. Một số người hoài nghi đã có kinh nghiệm xấu với tôn giáo trong quá khứ. Theo Tập đoàn Barna, lý do lớn nhất khiến sự hoài nghi tôn giáo tăng lên trong thế hệ Y (những người sinh từ năm 1985 đến 2002) ở Hoa Kỳ là do các tương tác cá nhân của họ với những người theo đạo Cơ đốc nhưng thực sự không phải là Cơ Đốc Nhân. Sự giả hình trong tôn giáo đã khiến nhiều người vỡ mộng và xa rời với đức tin mà đã từng rất vững vàng kiên cố trong thế giới phương Tây.

Bất kỳ sự thiếu kém của những thái độ và hành động giống như Đấng Christ trong đời sống của những người tuyên xưng là tín hữu đều chỉ ra sự thiếu biến đổi cá nhân. Chúng ta được kêu gọi trở nên giống như Đấng Christ. Nhưng nhiều Cơ Đốc Nhân tập trung nhiều vào sự bất chính trong nền văn hóa hơn là công chính riêng trong tấm lòng của họ. Họ bỏ lỡ quan điểm của Ga-la-ti 2:20: "Tôi đã bị đóng đinh vào thập tự giá với Đấng Christ, mà tôi sống, không phải là tôi sống nữa, nhưng Đấng Christ sống trong tôi…"

Một đời sống bị đóng đinh với Đấng Christ thì chống lại sự giả hình.

Một yếu tố khác góp phần cho sự hoài nghi tôn giáo ngày nay là sự phụ thuộc quá mức vào chủ nghĩa kinh nghiệm. Những người muốn tất cả mọi thứ đều phải được "chứng minh" là vượt qua mọi nghi ngờ, đương nhiên sẽ hoài nghi về những lẻ thật tâm linh, là những điều không thể định lượng, mổ xẻ hoặc thử nghiệm trong phòng thí nghiệm. Trớ trêu thay, nhiều người hoài nghi tôn giáo chấp nhận thuyết tiến hóa tự nhiên, là điều chưa từng được chứng minh, trong khi bác bỏ các lời chứng của những nhân chứng tận mắt chứng kiến các phép lạ của Chúa Giêsu trong các sách Phúc Âm.

Sự hoài nghi tôn giáo cũng có thể bị gây ra bởi mong muốn đề xuất một sự cân nhắc đúng đắn đối với tất cả các niềm tin tôn giáo, và bị bối rối bởi những niềm tin mâu thuẫn giữa các hệ thống tôn giáo khác nhau. Nhóm này nói một điều về Chúa Giêsu, và một nhóm khác nói ngược lại. Các nhóm khác pha trộn tất cả với Jesus như là một bậc thầy thôi miên hay một triết gia lỗi lạc hay là một hồn đá hình thù kì lạ. Nó đủ để làm cho bất cứ ai đều có một chút hoài nghi. Thêm vào sự nhầm lẫn này, sự chấp nhận rộng rãi của thuyết tương đối hậu hiện đại, và nó không có gì ngạc nhiên khi có rất nhiều người hoài nghi tôn giáo ngày nay.

Sự hoài nghi tôn giáo dựa trên trí tuệ, bản thân nó, không phải là xấu. Trên thực tế, sự hoài nghi lành mạnh là một điều tốt, chúng ta nên cảnh giác với sự dạy dỗ sai trật, và chúng ta được dạy phải "… thử xem các thần linh đó có đến từ Đức Chúa Trời không…" (1 John 4: 1). Một đức tin lành mạnh, bền bỉ kết hợp với việc cho phép đặt câu hỏi và tìm kiếm câu trả lời. Chúa có thể chịu đựng được sự xem xét kỹ lưỡng của chúng ta, và nghi ngờ không phải đánh đồng với việc không tin. Chúa gọi chúng ta "hãy đến. . . biện luận" với Ngài (Ê-sai 1:18).

Chúng ta cần phải "khôn ngoan trong cách [chúng ta] đối xử với người ngoài" (Cô-lô-se 4: 5; xem thêm 1 Tê-sa-lô-ni-ca 4:12 và 1 Ti-mô-thê 3: 7), và chúng ta có thể kết nối những người hoài nghi vào những cuộc đối thoại dẫn họ đến với lẻ thật. Sứ đồ Phi-e-rơ nói, "Luôn luôn sẵn sàng để trả lời cho mọi kẻ hỏi lẻ về niềm hy vọng mà anh em có" (1 Phi-e-rơ 3:15). Ngay sau mệnh lệnh đó ông ngay lập tức hướng dẫn cách làm thế nào tương tác với người hỏi: "Làm điều này với sự ôn tồn và tôn trọng, giữ một lương tâm trong sáng, để những người nói xấu chống lại hành vi tốt của anh em trong Đấng Christ phải bị hổ thẹn về sự vu khống của họ (1 Peter 3:15-16). Khiêm tốn và tôn trọng là rất quan trọng trong việc đối phó với những người hoài nghi trong thời đại hậu hiện đại của chúng ta.

English

Trở lại trang chủ tiếng Việt
Tại sao sự hoài nghi tôn giáo ngày nay rất phổ biến?
Chia sẻ trang này: Facebook icon Twitter icon YouTube icon Pinterest icon Email icon
© Copyright Got Questions Ministries