settings icon
share icon
Câu hỏi

Tin đạo dễ như thế nào?

Trả lời


Chúng ta được cứu bởi ân điển qua đức tin, không phải bằng việc làm so (Ê-phê-sô 2:8-9, so sánh Sáng Thế Ký 15:6). Có một số người kết luận từ điều này rằng không có nhu cầu tương ứng về một cuộc sống có cam kết của một Cơ Đốc nhân được lấy làm bằng chứng về sự cứu rỗi. Những người khác có thể nói rằng một người được cứu bởi vì anh này đã dâng một lời cầu nguyện mà không có sự cáo trách thật sự về tội lỗi và không có đức tin thật trong Đấng Christ. Việc dâng lên một lời cầu nguyện thật dễ dàng, nhưng để được cứu rỗi cần nhiều hơn là chỉ nói vài lời.

Phần lớn các cuộc tranh luận là không cần thiết và dựa trên sự hiểu lầm về lời Kinh Thánh. Kinh Thánh chép rõ ràng là sự cứu rỗi chỉ nhờ vào ân sủng, chỉ qua đức tin mà thôi, chỉ trong Đấng Christ. Đức tin, được ban tặng như một món quà của Đức Chúa Trời, là điều cứu rỗi chúng ta. Nhưng Ê-phê-sô 2:10 nói về kết quả của sự cứu rỗi: "Vì chúng ta là việc Ngài làm ra, đã được dựng nên trong Đức Chúa Jêsus Christ để làm việc lành mà Đức Chúa Trời đã sắm sẵn trước cho chúng ta làm theo." Thay vì được cứu bởi một hành động dễ dàng nào đó bởi ý riêng của mình, chúng ta được cứu bởi bàn tay của Đức Chúa Trời Toàn Năng, bởi ý muốn của Ngài và cho sự sử dụng của Ngài (Ê-phê-sô 1:4-5). Chúng ta là những đầy tớ của Ngài, và từ lúc được cứu rỗi bởi đức tin, chúng ta bắt tay vào một cuộc hành trình gồm những việc lành đã được xác định từ trước để chứng minh sự cứu rỗi đó (1 Ti-mô-thê 2:10; 5:10, 25; 6:18). Nếu không có bằng chứng về sự tăng trưởng và việc lành, chúng ta có lý do để nghi ngờ rằng liệu sự cứu rỗi đã thực sự xảy ra hay chưa. "Đức tin không có việc làm là vô ích" (Gia-cơ 2:14, 20), và một đức tin đã chết (2:17) không phải là đức tin cứu rỗi.

"Chỉ có đức tin" không có nghĩa là một số tín đồ theo Đấng Christ trong một đời sống môn đệ, trong khi những người khác thì không. Khái niệm về "Cơ-đốc nhân xác thịt", như một nhóm riêng dùng cho những tín đồ không thuộc linh, hoàn toàn không theo Kinh Thánh. Ý tưởng về Cơ-Đốc Nhân "xác thịt" nói rằng một người có thể tiếp nhận Đấng Christ là Đấng Cứu Rỗi trong một kinh nghiệm tôn giáo nhưng không bao giờ biểu hiện bằng chứng về một cuộc sống đã được thay đổi. Đây là một giáo lý giả mạo và nguy hiểm ở chỗ nó bào chữa cho nhiều lối sống không ngoan đạo khác nhau: một người có thể là một kẻ ngoại tình, kẻ nói dối, hay kẻ trộm không ăn năn, nhưng anh ta đã "được cứu" bởi vì anh ta đã cầu nguyện như một đứa trẻ; thực tế, anh ta chỉ là một "Cơ đốc nhân xác thịt".

Không nơi nào trong Kinh thánh ủng hộ ý tưởng rằng một Cơ đốc nhân thật sự có thể vẫn có ham muốn xác thịt trong suốt cả cuộc đời. Thay vào đó, Lời Chúa chỉ trình bày hai loại người: Cơ đốc nhân và người không phải Cơ đốc nhân, tín hữu và những người không tin, những người đã cúi đầu trước sự tể trị của Đấng Christ và những người chưa làm vậy (xem Giăng 3:36; Rô-ma 6: 17–18; Ga-la-ti 5:18–24; Ê-phê-sô 2:1–5; 1 Giăng 1:5–7; 2:3–4). Người được cứu thật sự là "tạo vật mới" và "những điều cũ đã qua đi và mọi sự trở nên mới" (2 Cô-rinh-tô 5:17-18).

Trong khi sự bảo đảm của sự cứu rỗi là một thực tế trong Kinh thánh dựa trên công việc cứu rỗi đã hoàn thành của Đấng Christ (Giăng 10:27-29), thì chắc chắn rằng một số người dường như đã "quyết định" hoặc "đã được Đấng Christ được chấp nhận" có thể không thực sự được cứu (Matthew 7:21-23). Như đã nói ở trên, sự cứu rỗi không phải là việc chấp nhận Đấng Christ của chúng ta, mà đúng hơn là việc Ngài có chấp nhận chúng ta hay không. Chúng ta được cứu bởi quyền năng của Đức Chúa Trời vì mục đích của Ngài (Rô-ma 8:28; Ê-phê-sô 1:5; 2 Ti-mô-thê 1:9), và mục đích đó bao gồm những việc đưa ra bằng chứng về sự biến đổi của chúng ta. Những người tiếp tục bước đi theo xác thịt không phải là tín hữu (Rôma 8:5–8). Đây là lý do tại sao Phao-lô khuyến khích chúng ta "tự xét để xem mình có đức tin không" (2 Cô-rinh-tô 13:5). Cơ đốc nhân "xác thịt" mà tự tra xét sẽ sớm thấy rằng mình không có đức tin.

Gia-cơ 2:19 nói, "Ngươi tin rằng chỉ có một Đức Chía Trời mà thôi, ngươi tin phải; ma quỉ cũng tin như vậy và run sợ!" Kiểu tin mà ma quỉ có, có thể được so sánh với sự đồng ý về mặt trí tuệ của những người "tin" vào Chúa Jesus, tức là, tin rằng Ngài tồn tại hoặc rằng Ngài là một người tốt. Nhiều người không tin nói, "Tôi tin vào Đức Chúa Trời" hoặc "Tôi tin vào Chúa Jesus"; những người khác nói, "Tôi đã dâng lời cầu nguyện, và vị thầy giảng đạo nói rằng tôi đã được cứu." Nhưng những lời cầu nguyện và niềm tin như vậy không nhất thiết là dấu hiệu của sự thay đổi trong tấm lòng. Vấn đề là một sự hiểu lầm về từ "niềm tin". Cùng với sự cứu rỗi chân chính là sự ăn năn thật và sự thay đổi cuộc sống thực sự (2 Cô-rinh-tô 5:17). Liệu có thể người mới mà Đấng Christ tạo ra là một trong những người tiếp tục bước đi trong sự ham muốn của xác thịt? Không.

Sự cứu rỗi chắc chắn là tự do, nhưng đồng thời, nó cũng đòi hỏi chúng ta hi sinh tất cả mọi thứ (1 Cor 6: 19-20). Chúng ta phải chết cho chính mình (1 Cô-rinh-tô 4:9-13;15:31; 2 Cô-rinh-tô 4: 10-11) cũng như chúng ta được biến đổi trở thành giống như Đấng Christ (Rô-ma 8:29-30; 2 Cô-rinh-tô 3:18; Ê-phê-sô 4:22-24). Chúng ta phải nhận ra rằng một người có đức tin nơi Chúa Jesus sẽ sống một cuộc đời thay đổi dần dần (Châm-ngôn 4:18). Sự cứu rỗi là một món quà miễn phí từ Đức Chúa Trời cho những người tin, nhưng đời sống môn đệ và sự vâng phục là sự đáp ứng chắc chắn sẽ xảy ra khi một người thật sự đến với Đấng Christ trong đức tin (Giăng 14:15, 21, 23).

English



Trở lại trang chủ tiếng Việt

Tin đạo dễ như thế nào?
Chia sẻ trang này: Facebook icon Twitter icon YouTube icon Pinterest icon Email icon
© Copyright Got Questions Ministries