settings icon
share icon
Câu hỏi

Tại sao sự cứu rỗi bởi việc làm là quan điểm chủ yếu được nắm giữ?

Trả lời


Câu trả lời đơn giản là sự cứu rỗi bởi việc làm có vẻ đúng trong mắt của con người. Một trong những mong muốn cơ bản của con người là kiểm soát vận mệnh của chính mình, và điều đó bao gồm cả số phận đời đời của con người. Sự cứu rỗi bởi việc làm thu hút niềm tự hào của con người và mong muốn được kiểm soát của họ. Được cứu bởi việc làm thu hút ham muốn đó nhiều hơn là quan niệm được cứu chỉ bởi đức tin. Ngoài ra, con người có một ý thức vốn có về sự công bình. Ngay cả những người vô thần nhiệt tình nhất cũng tin vào một số loại công bình và có ý thức đúng và sai, ngay cả khi họ không có nền tảng đạo đức để đưa ra những phán đoán như vậy. Ý thức vốn có của chúng ta về yêu cầu đúng và sai rằng nếu chúng ta được cứu thì "việc làm tốt" của chúng ta phải lớn hơn "những việc làm xấu" của chúng ta. Do đó, lẽ tất nhiên là khi con người tạo ra một tôn giáo thì nó sẽ liên quan đến một loại cứu rỗi nào đó bởi việc làm.

Bởi vì sự cứu rỗi bởi việc làm thu hút bản chất tội lỗi của con người nên nó hình thành nền tảng của hầu hết mọi tôn giáo ngoại trừ Cơ Đốc giáo trong Kinh Thánh. Châm Ngôn 14:12 nói với chúng ta rằng "Có một con đường dường như chính đáng cho loài người. Nhưng cuối cùng nó thành ra nẻo sự chết". Sự cứu rỗi bởi việc làm dường như đúng với con người nên đó là lý do tại sao nó là quan điểm chủ yếu được nắm giữ. Đó là chính xác tại sao Cơ Đốc giáo Kinh Thánh lại quá khác biệt so với tất cả các tôn giáo khác — đó là tôn giáo duy nhất dạy rằng sự cứu rỗi là một món quà của Đức Chúa Trời chứ không phải của việc làm. "Vì nhờ ân điển, bởi đức tin mà anh em được cứu, điều nầy không đến từ anh em mà là tặng phẩm của Đức Chúa Trời; cũng không do việc làm của anh em để không ai có thể tự hào" (Ê-phê-sô 2:8–9).

Một lý do khác tại sao sự cứu rỗi bởi việc làm là quan điểm chủ yếu được nắm giữ là con người tự nhiên hoặc chưa tái sinh không hoàn toàn hiểu được mức độ tội lỗi của chính mình hay sự thánh khiết của Đức Chúa Trời. Lòng của con người là "dối trá hơn muôn vật và rất là xấu xa" (Giê-rê-mi 17:9), nhưng Đức Chúa Trời thì lại vô cùng thánh khiết (Ê-sai 6:3). Sự lừa dối của tấm lòng chúng ta là điều thật sự xuyên tạc nhận thức của chúng ta về mức độ lừa dối đó và là điều ngăn trở chúng ta nhìn thấy thực trạng của mình trước một Đức Chúa Trời thánh khiết mà chúng ta cũng không thể hiểu trọn vẹn. Nhưng sự thật vẫn là tội lỗi của chúng ta và sự thánh khiết của Đức Chúa Trời kết hợp để tạo nên những nỗ lực tốt nhất của chúng ta là "miếng giẻ rách bẩn thỉu" trước một Đức Chúa Trời thánh khiết (Ê-sai 64:6; xem 6:1–5).

Ý nghĩ rằng những việc làm tốt của con người bao giờ cũng có thể bù lại những việc làm xấu của họ là một khái niệm hoàn toàn trái với Kinh Thánh. Không chỉ vậy, mà Kinh Thánh còn dạy rằng tiêu chuẩn của Đức Chúa Trời dù hoàn hảo 99,9% cũng không được. Chúng ta phải hoàn hảo giống như Đức Chúa Trời. Nếu chúng ta chỉ phạm một phần trong luật pháp công bình của Đức Chúa Trời thì chúng ta cũng có tội như thể chúng ta đã phạm tất cả điều đó (Gia-cơ 2:10). Vì vậy, không có cách nào mà chúng ta có thể được cứu nếu sự cứu rỗi thực sự phụ thuộc vào việc làm.

Một lý do khác mà sự cứu rỗi bởi việc làm có thể lẻn vào các giáo phái tuyên bố là Cơ Đốc hay nói rằng họ tin vào Kinh Thánh là họ hiểu lầm những đoạn Kinh Thánh như Gia-cơ 2:24: "Anh em thấy đó, người ta được xưng công chính bởi hành động chứ không chỉ bởi đức tin mà thôi". Trong bối cảnh của toàn bộ đoạn văn (Gia-cơ 2:14–26), rõ ràng là Gia-cơ đang không nói rằng việc làm của chúng ta làm cho chúng ta công bình trước mặt Đức Chúa Trời; thay vì vậy ông đang nói rõ rằng đức tin cứu rỗi thực sự được thể hiện bằng những việc làm tốt. Người tự xưng mình là một Cơ Đốc nhân nhưng sống trong sự không vâng lời cố ý với Đấng Christ thì có một đức tin giả dối hoặc "chết" (Gia-cơ 2:17) và không được cứu. Gia-cơ đang chỉ ra sự tương phản giữa hai loại đức tin khác nhau — đức tin thật thì được cứu và đức tin giả dối thì chết.

Có quá nhiều câu Kinh Thánh dạy rằng một người không được cứu bởi việc làm cho bất kỳ Cơ Đốc nhân nào tin theo cách khác. Tít 3:4–5 là một trong nhiều đoạn như vậy: "Nhưng khi lòng khoan dung và nhân ái của Đức Chúa Trời, Cứu Chúa chúng ta, được bày tỏ thì Ngài cứu chúng ta, không phải bởi việc công chính chúng ta đã làm, nhưng bởi lòng thương xót của Ngài, qua việc thanh tẩy của sự tái sinh và đổi mới của Đức Thánh Linh". Những việc làm tốt không đóng góp cho sự cứu rỗi, nhưng chúng sẽ luôn là đặc tính của một người đã được tái sinh. Các việc làm tốt không phải là nguyên nhân của sự cứu rỗi, chúng là bằng chứng của nó.

Mặc dù sự cứu rỗi bởi việc làm có thể là một quan điểm chủ yếu được nắm giữ, nhưng nó không phải là một quan điểm chính xác theo Kinh Thánh. Kinh Thánh chứa đựng nhiều bằng chứng về sự cứu rỗi chỉ bởi ân điển, qua đức tin duy nhất nơi Đấng Christ (Ê-phê-sô 2:8–9).

English



Trở lại trang chủ tiếng Việt

Tại sao sự cứu rỗi bởi việc làm là quan điểm chủ yếu được nắm giữ?
Chia sẻ trang này: Facebook icon Twitter icon YouTube icon Pinterest icon Email icon
© Copyright Got Questions Ministries